Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/2): Căng thẳng Nga-Ukraine 'thổi' giá khí đốt, Tây Âu không được bổ sung nguồn cung, Dòng chảy phương Bắc 2 'lĩnh đòn'

Căng thẳng Nga-Ukraine tác động mạnh tới thị trường khí đốt, các nước xuất khẩu khí đốt chủ chốt nỗ lực đảm bảo nguồn cung, Mỹ trừng phạt công ty điều hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2, Anh sẽ chặn Nga nếu bán nợ chính phủ tại London… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/2): Căng thẳng Nga-Ukraine thổi giá khí đốt, Tây Âu không được bổ sung nguồn cung, Dòng chảy phương Bắc-2 lĩnh đòn Mỹ
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. (Nguồn: Bloomberg)

Các nước xuất khẩu khí đốt không cam kết bổ sung nguồn cung cho Tây Âu

Phát biểu khi chủ trì Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt ngày 22/2, Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani cho biết các nước xuất khẩu khí đốt chủ chốt đang tìm cách đảm bảo nguồn cung "đáng tin cậy và chắc chắn".

Theo Quốc vương Al-Thani, diễn đàn này đang nỗ lực duy trì sự ổn định trên các thị trường thế giới, vốn đang bị chao đảo do lo ngại ngày càng tăng về khả năng xảy ra một cuộc xung đột.

Tuy nhiên, nhóm các nước xuất khẩu khí đốt chủ chốt gồm 11 nước, trong đó có Nga, hiện không đưa ra cam kết gì về việc bổ sung nguồn cung cho khu vực Tây Âu, nơi đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn khí đốt của Nga giữa lúc cuộc khủng hoảng Ukraine làm tăng giá khí đốt và đe dọa các nguồn cung.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov đã không đề cập căng thẳng nêu trên, nhưng ông nhấn mạnh tại diễn đàn này rằng "các công ty Nga hoàn toàn cam kết thực hiện các hợp đồng hiện có" về nguồn cung cấp khí đốt.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây dự báo nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ giảm mạnh ở châu Âu và chậm lại ở châu Á năm nay do giá khí đốt đã tăng tới mức cao kỷ lục. Ngoài ra, căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể tiếp tục đẩy giá năng lượng lên cao ở châu Âu. (TTXVN)

Doanh số bán chip toàn cầu lần đầu tiên vượt 500 tỷ USD

Hiệp hội Ngành công nghiệp bán dẫn (SIA) mới đây cho biết, doanh số bán dẫn toàn cầu năm 2021 lần đầu tiên đạt mức kỷ lục hơn 500 tỷ USD, giữa bối cảnh các hãng sản xuất chip bán dẫn tăng cường sản xuất để ứng phó với tình trạng đứt gãy nguồn cung toàn cầu khi kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch.

Theo SIA, doanh số bán chip toàn cầu năm ngoái tăng 26,2% so với năm trước đó, đạt 555,9 tỷ USD, với lượng xuất xưởng chip bán dẫn cao nhất từ trước tới nay là 1,15 tỷ chiếc.

Nhu cầu chip bán dẫn dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các lĩnh vực như ô tô, máy chơi game (trò chơi điện tử), thiết bị mạng và điện thoại di động cũng như các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp khác.

Tính theo khu vực, doanh số bán chip bán dẫn tại thị trường chip bán dẫn lớn nhất thế giới Trung Quốc trong năm ngoái tăng 27,1%, trong khi thị trường châu Mỹ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất 27,4%.

Tiếp đến châu Âu và Nhật Bản lần lượt tăng trưởng 27,3% và 19,8%, trong khi châu Á-Thái Bình Dương và các thị trường khác tăng 25,9%.

Nhu cầu thế giới đối với chip bán dẫn dự kiến sẽ ít có khả năng sớm được khắc phục trong thời gian tới. (Kyodo)

Kinh tế Mỹ

* Ngày 23/2, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty Nord Stream 2 AG - nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc-2 của Nga và ông Matthias Warnig, Giám đốc điều hành công ty .

Ngoài ra, Bộ trên còn công bố giấy phép chung quy định phải kết thúc mọi giao dịch với công ty Nord Stream 2 AG trước ngày 2/3 tới. Các quy định hạn chế được áp đặt thông qua Bộ Tài chính Mỹ thường đồng nghĩa với việc phong tỏa tài sản trong quyền tài phán của Mỹ và cấm giao dịch với các cá nhân và pháp nhân Mỹ. (Sputnik)

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 24/2, Giá vàng tăng, thị trường chưa vượt nỗi sợ hãi tồi tệ nhất, nên rót tiền? SJC như diều gặp gió Giá vàng hôm nay 24/2, Giá vàng tăng, thị trường chưa vượt nỗi sợ hãi tồi tệ nhất, nên rót tiền? SJC như diều gặp gió

* Căng thẳng giữa Nga và Ukraine được cho là sẽ làm giá xăng dầu tại Mỹ tăng cao. Trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Biden đã đề cập giá năng lượng và thừa nhận khả năng xảy ra tác động tiêu cực.

Chuyên gia Claudio Galimberti, Phó Chủ tịch cấp cao về phân tích của công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy, dự báo giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng trong vài ngày tới.

Chuyên gia này cũng dự báo rằng, rủi ro địa chính trị sẽ còn cao hơn hiện tại, ảnh hưởng tới người tiêu dùng vào mùa Hè này, khi giá xăng dầu sẽ cao hơn 4 USD/gallon (1 gallon = 3,79 lít). (TTXVN)

Kinh tế Trung Quốc

* Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn cho biết trong nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế đang giảm tốc, nước này sẽ công bố kế hoạch cắt giảm thuế và phí nhiều hơn trong năm nay và đẩy mạnh thanh toán các cho chính quyền địa phương để bù đắp nguồn doanh thu bị ảnh hưởng.

Tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Lưu Côn không nêu rõ quy mô của các đợt cắt giảm theo kế hoạch, nhưng cho biết mức thuế phí được cắt giảm trong năm 2022 sẽ lớn hơn so với mức 1.100 tỷ NDT (173,56 tỷ USD) của năm 2021.

Quy mô của việc cắt giảm thuế và phí, và phát hành trái phiếu đặc biệt cho năm 2022 sẽ được công bố tại Kỳ họp thứ 5 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) khóa XIII khai mạc vào ngày 5/3 tới. (Reuters)

* Ngày 23/2, chi nhánh Airbus ở Trung Quốc ngày 23/2 cho biết, hãng này đã bàn giao tổng cộng 142 máy bay thương mại cho thị trường Trung Quốc trong năm 2021.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Airbus trên toàn thế giới. Theo số liệu của Airbus Trung Quốc, việc giao máy bay thương mại cho nước này chiếm hơn 23% tổng lượng giao hàng toàn cầu của Airbus trong năm qua.

Số lượng máy bay được giao hàng trong năm 2021 cũng ghi dấu mức tăng 40% so với năm 2020. (THX)

Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/2): Căng thẳng Nga-Ukraine thổi giá khí đốt, Tây Âu không được bổ sung nguồn cung, Dòng chảy phương Bắc-2 lĩnh đòn Mỹ
Ngày 23/2, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty Nord Stream 2 AG - nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc-2 của Nga. (Nguồn: Cepa)

Kinh tế châu Âu

* Ngày 22/2, Phát biểu với báo giới bên lề Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi nêu rõ: "Nga chiếm 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Không quốc gia nào có thể thay thế Nga làm được điều này...

Hầu hết nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đều được gắn với các hợp đồng dài hạn và điểm đến rất rõ ràng. Do đó, để thay thế khối lượng khổng lồ này một cách nhanh chóng là điều gần như không thể". (AFP)

* Ngoại trưởng Anh Liz Truss ngày 23/2 cho biết, nước này sẽ ngăn chặn Nga phát hành nợ chính phủ ở London sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai lực lượng quân sự vào hai khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine.

Cũng theo bà Truss, sẽ có những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với các nhà tài phiệt chủ chốt, các tổ chức quan trọng ở Nga, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường tài chính của Nga nếu Ukraine bị tấn công. (Reuters)

* Trong phiên giao dịch chiều 23/2, đồng Ruble của Nga vẫn vững, khi các nhà đầu tư xem xét các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Nga.

Vào lúc 14h7’ (giờ Việt Nam), đồng Ruble vẫn giữ ở mức 78,81 Ruble/USD, nhưng tăng 0,3% lên 89,21 Ruble/Euro.

Các quốc gia phương Tây ngày 22/2 thông báo một loạt biện pháp trừng phạt Nga. Song, các biện pháp ban đầu chỉ nhắm vào các tổ chức tài chính lớn, điều này đồng nghĩa với việc tác động có thể ở mức tối thiểu.

27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua gói biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sau khi nước này công nhận nền độc lập của 2 khu vực ly khai Donetsk và Luhansk tự xưng ở Donbass, miền Đông Ukraine.

Mỹ cũng thông báo "đợt trừng phạt đầu tiên” nhằm vào các thể chế tài chính của Nga và "giới tinh hoa" trong lĩnh vực này. Trong số những thể chế tài chính lớn bị áp đặt trừng phạt có 5 ngân hàng Nga.

Ngày 22/2, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết diễn biến của thị trường tài chính trong tầm kiểm soát và sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định. (TTXVN)

* Ngay từ đầu năm 2022, nền kinh tế Đức cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc khi kim ngạch xuất khẩu của nước này sang các nước ngoài EU tăng gần 20%, vượt xa mức trước đại dịch.

Theo Cơ quan thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng 1/2022, các doanh nghiệp nước này đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 56,3 tỷ Euro (63,9 tỷ USD) sang các nước ngoài EU.

Như vậy, so với mức xuất khẩu của tháng 2/2020, giá trị hàng hóa xuất khẩu của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sang các nước ngoài EU đã tăng mạnh ở mức 19,3%. (TTXVN)

* Theo Cơ quan Thống kê Pháp (INSEE) ngày 18/2, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này vào cuối năm 2021 đã giảm xuống dưới mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trong bối cảnh nền kinh tế ghi nhận đà phục hồi ấn tượng sau tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp trong quý IV/2021 ở mức 7,4%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với quý trước. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2008, trừ giai đoạn mùa Xuân năm 2020, khi nhiều người ngừng tìm việc do các biện pháp hạn chế Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế.

Tỷ lệ này thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với mức thất nghiệp vào cuối năm 2019, trước khi nền kinh chịu tác động của dịch bệnh. (TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp khoản hỗ trợ 300 triệu USD cho hoạt động phát triển phát triển vaccine phòng ngừa Covid-19 mang tính quốc tế thông qua Liên minh Đổi mới sẵn sàng vì dịch bệnh (CEPI).

Mục tiêu của Nhật Bản trong việc này là đóng góp cho công tác phòng ngừa dịch bệnh và nâng cao uy tín và ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế. Dự kiến quyết định chính thức sẽ được Thủ tướng Kishida công bố trong cuộc hội đàm với đại diện CEPI vào ngày 25/2. (TTXVN)

* Ngày 22/2, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách 107.600 tỷ Yen (khoảng 940 tỷ USD) cho tài khóa 2022, cao nhất từ trước đến nay. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân sách thường niên của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục.

Theo dự kiến, Thượng viện Nhật Bản sẽ thảo luận và thông qua dự thảo này trước cuối tháng 3. Ngay cả khi Thượng viện không thông qua, dự thảo này vẫn tự động có hiệu lực trong vòng 30 ngày kể từ khi được gửi tới Thượng viện.

Trong tổng kinh phí dự toán cho tài khóa 2022, khoản chi chính sách lớn nhất là an sinh xã hội, tăng khoảng 440 tỷ Yen lên mức kỷ lục 36.270 tỷ Yen, chiếm hơn một phần ba tổng ngân sách, chủ yếu do tình trạng già hóa dân số tiếp tục đẩy chi phí y tế lên cao. (TTXVN)

* Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 24/2 đã nâng dự báo lạm phát của nước này năm 2022 từ mức 2% được đưa ra hồi tháng 11/2021 lên 3,1%, trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao.

Đây là lần đầu tiên dự báo lạm phát của Hàn Quốc được nâng lên trên ngưỡng 3% kể từ tháng 4/2012. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc trong năm 2022 vẫn được giữ ở mức 3%. (TTXVN)

* Ngày 23/2, BoK thông báo nợ nước ngoài của Hàn Quốc đạt mức kỷ lục trong năm 2021 khi giới đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào trái phiếu của các công ty trong nước.

Theo BoK, tính đến hết tháng 12/2021, nợ nước ngoài của Hàn Quốc đạt mức 628,5 tỷ USD, tăng 83,6 tỷ USD so với năm trước đó. Nợ nước ngoài tăng cao kỷ lục là do nợ dài hạn bên ngoài tăng khi các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường vào trái phiếu trong nước và các tổ chức tài chính phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. (THX)

Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/2): Căng thẳng Nga-Ukraine thổi giá khí đốt, Tây Âu không được bổ sung nguồn cung, Dòng chảy phương Bắc-2 lĩnh đòn Mỹ
Dự báo lạm phát năm 2022 của Hàn Quốc bị nâng từ mức 2% lên 3,1%. (Nguồn: NYT)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 22/2, chính phủ Australia cam kết sẽ đầu tư 800 triệu AUD (575,6 triệu USD) để phát triển các hoạt động khám phá và thăm dò Nam Cực, nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này ở khu vực đang xuất hiện một sự cạnh tranh địa chính trị mới.

Khoản kinh phí trên sẽ được giải ngân trong vòng một thập niên tới. Trước mắt, Australia dự tính sẽ sớm điều một đội máy bay không người lái giám sát toàn bộ Nam Cực và thiết lập các cơ sở nghiên cứu tạm thời, tập trung vào mục tiêu chiến lược, thăm dò cũng như phân tích khí hậu và quản lý môi trường. (TTXVN)

* Chủ tịch Ngân hàng trung ương Brazil Roberto Campos Neto ngày 21/2 cho biết giá tiêu dùng tiếp tục có xu hướng tăng cao hơn khi lạm phát lõi tăng nhanh bất chấp các nhà hoạch định chính sách siết chặt chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung ương Brazil đã tăng lãi suất từ mức thấp nhất 2% trong tháng 3/2021 lên 10,75%, và ngân hàng cho thấy những điều chỉnh tiếp theo để kiềm chế lạm phát đã chạm mức 10,4% trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 1/2022. (Reuters)

* Số liệu chính thức ngày 21/2 cho thấy nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng trở lại trong quý cuối cùng của năm 2021 do xuất khẩu tăng, hoạt động trong nước cũng cải thiện sau khi các biện pháp hạn chế dịch bệnh lây lan được nới lỏng và mở cửa trở lại cho du lịch.

Nền kinh tế Thái Lan ghi nhận mức tăng trưởng 1,8% trong quý kết thúc tháng 12/2021 so với ba tháng trước đó, cao hơn so với dự báo tăng 1,4% mà các nhà phân tích của hãng tin Reuters đưa ra.

So với cùng kỳ năm trước đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan đã tăng 1,9% trong thời gian từ tháng 10-12/2021, vượt dự báo tăng 0,7% và so với mức giảm 0,2% được điều chỉnh trong ba tháng trước đó.

Kinh tế Thái Lan đã tăng 1,6% trong năm 2021. Cơ quan trên vẫn giữ triển vọng tăng trưởng GDP của nước này trong khoảng 3,5%-4,5% cho năm 2022. (Reuters)

* Tổng công ty xăng dầu Pertamina thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia đặt mục tiêu xây dựng hệ thống điện Mặt trời áp mái (PLTS) tại 1.000 trạm nhiên liệu nhằm hỗ trợ chương trình chuyển đổi năng lượng quốc gia.

Pertamina đặt mục tiêu cắt giảm 34.000 tấn khí phát thải carbon mỗi năm thông qua việc xây dựng PLTS tại tất cả các trạm xăng của mình. (TTXVN)

* Trong thông cáo báo chí ngày 18/2, Cục Thống kê Malayia (DOSM) cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 1/2022 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 23,5% và 110,7 tỷ Ringgit (26,44 tỷ USD), tháng thứ 5 liên tiếp vượt mốc 100 tỷ Ringgit.

Cùng với sự tăng trưởng về xuất khẩu, giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Malaysia trong tháng 1/2022 cũng ghi nhận mức tăng trưởng hai con số (26,4%) lên 92,3 tỷ Ringgit (22,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất nhập khẩu tăng khiến tổng kim ngạch thương mại của quốc gia Đông Nam Á này trong tháng đầu năm 2022 tăng 24,8%, đạt 203 tỷ Ringgit (48,48 tỷ USD) so với con số 162,6 tỷ Ringgit (38,93 tỷ USD) vào cùng kỳ năm trước. (TTXVN)

Giá vàng hôm nay 24/2, Giá vàng tăng, thị trường chưa vượt nỗi sợ hãi tồi tệ nhất, nên rót tiền? SJC như diều gặp gió

Giá vàng hôm nay 24/2, Giá vàng tăng, thị trường chưa vượt nỗi sợ hãi tồi tệ nhất, nên rót tiền? SJC như diều gặp gió

Giá vàng hôm nay 24/2 điều chỉnh tăng, các lệnh trừng phạt Nga của Mỹ và phương Tây không phải là nỗi sợ hãi tồi ...

Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/2): Nga 8 lần tăng lãi suất, lo sợ lạm phát; Moscow sẵn sàng bán khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, tin vui ở Trung Quốc

Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/2): Nga 8 lần tăng lãi suất, lo sợ lạm phát; Moscow sẵn sàng bán khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, tin vui ở Trung Quốc

Căng thẳng Nga-Ukraine tác động mạnh tới giá xăng dầu, Moscow sẵn sàng bán khí đốt cho châu Âu, Trung Quốc giảm đà tăng lạm ...

Tin cũ hơn

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc
Bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại 'xuống tiền', có lý do để tạm gác âu lo Bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại 'xuống tiền', có lý do để tạm gác âu lo
Giá vàng hôm nay 4/11/2024: Giá vàng 'bớt nóng' chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá Giá vàng hôm nay 4/11/2024: Giá vàng 'bớt nóng' chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá
Trung Quốc 'cậy nhờ' Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng Trung Quốc 'cậy nhờ' Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng
Australia 'thở phào' vượt qua lạm phát Australia 'thở phào' vượt qua lạm phát
Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay
'Kho tiền' tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào? 'Kho tiền' tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào?
Bầu cử Mỹ 2024: Thị trường 'căng thẳng cực độ', phát hiện đồng tiền 'chiến thắng', lịch sử đã chứng minh Bầu cử Mỹ 2024: Thị trường 'căng thẳng cực độ', phát hiện đồng tiền 'chiến thắng', lịch sử đã chứng minh
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng chao đảo giữa 'sóng' bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng chao đảo giữa 'sóng' bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước
Nhật Bản triển khai kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản triển khai kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn