Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/12): Khủng hoảng năng lượng, ông Putin nêu nguyên nhân, Trung Quốc mua kỷ lục từ Nga, Mỹ và Nhật ra tay 'hạ nhiệt'

Hải An
Triển vọng của ngành hàng không toàn cầu, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, Trung Quốc mua lượng khí đốt kỷ lục từ Nga, Nhật nỗ lực hạ nhiệt giá dầu,… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

Biến thể Omicron xuất hiện khiến toàn cầu một lần nữa bị bao trùm một  “màu xám” với lo âu lẫn lộn hy vọng.  (Nguồn: AFP)
Hàng nghìn chuyến bay đã bị hủy trong vài ngày qua do nhân viên xét nghiệm dương tính với Covid-19 và thời tiết xấu ở các khu vực của Mỹ. (Nguồn: AFP)

Triển vọng của ngành hàng không toàn cầu trong năm 2022 vẫn mong manh

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đồng nghĩa với việc triển vọng của ngành hàng không toàn cầu trong năm 2022 vẫn còn rất mong manh.

Công ty phân tích ngành hàng không Cirium cho biết, chỉ có hơn 406.000 chuyến bay quốc tế khai thác từ nước Anh tính từ đầu năm nay đến ngày 22/12, so với mức ương ứng gần 1,4 triệu chuyến bay vào cùng kỳ năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát và các hạn chế đi lại chưa được áp dụng. Trong khi đó, các chuyến bay nội địa của Anh cũng đã giảm gần 60%.

Hàng nghìn chuyến bay đã bị hủy trong vài ngày qua do nhân viên xét nghiệm dương tính với Covid-19 và thời tiết xấu ở các khu vực của Mỹ. Chỉ riêng trong sáng ngày 29/12, hơn 2.100 chuyến bay đã bị hủy trên toàn cầu, sau 3.000 chuyến bay vào ngày 28/12, bao gồm 1.300 chuyến bay đến hoặc rời nước Mỹ.

Theo một cuộc kiểm đếm đang diễn ra trên trang web theo dõi chuyến bay FlightAware.com, các hãng hàng không trên toàn cầu đã phải hủy ít nhất 2.401 chuyến bay vào thứ Sáu (24/12) cũng là đêm Giáng sinh. Đây thường là một ngày ghi nhận tần suất di chuyển bằng đường hàng không dày đặc nhất. Ngoài ra, khoảng gần 10.000 chuyến bay bị hoãn hoặc lùi lịch bay. (The Guardian)

CEBR: Nền kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỷ USD vào năm 2022

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại London (Anh) dự báo kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100.000 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2022, sớm hơn hai năm so với dự báo trước đó.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng lên nhờ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch tiếp tục được duy trì. Hồi năm 2020, CEBR đã dự báo kinh tế thế giới sẽ đạt mốc này vào năm 2024.

Theo các nhà phân tích, bất chấp sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11/2021, các biện pháp phòng chống dịch bệnh sẽ không quá chặt chẽ so với trước đây, do khả năng miễn dịch trong cộng đồng đã được cải thiện. Trong khi đó, khả năng thích ứng với đại dịch của nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc các biện pháp hạn chế được áp đặt trở lại sẽ gây ít thiệt hại hơn.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu của CEBR cho rằng, nếu tình trạng lạm phát vẫn tiếp diễn, các nhà hoạch định chính sách có thể gặp khó khăn trong việc tránh để nền kinh tế quay trở lại suy thoái.

Douglas McWilliams, Phó Chủ tịch CEBR, nhận định rằng vấn đề quan trọng là cách các nền kinh tế thế giới đối phó với lạm phát. Nếu các vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế không được kiểm soát, thế giới có thể sẽ phải gồng mình chống chọi với suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024.

Dự báo của CEBR cũng tương tự với ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); tổ chức tài chính quốc tế này dự đoán GDP toàn cầu sẽ vượt mức 100.000 tỷ USD vào năm 2022. (Bloomberg)

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (17-23/12): 4 rủi ro của Nga, châu Âu bấn loạn vì giá khí đốt cao ngất, Ukraine tố Gazprom dùng ‘chiêu trò’ Kinh tế thế giới nổi bật tuần (17-23/12): 4 rủi ro của Nga, châu Âu bấn loạn vì giá khí đốt cao ngất, Ukraine tố Gazprom dùng ‘chiêu trò’

Kinh tế Mỹ

* Viện Nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 25/12 công bố báo cáo cho thấy trong năm 2021, số công ty khởi nghiệp có giá trị trên 1 tỷ USD toàn thế giới là 1.058 công ty, tăng 80% so với năm trước đó.

Theo báo cáo trên, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là ba nước dẫn đầu thế giới về số lượng các công ty khởi nghiệp có giá trị trên 1 tỷ USD. Trong đó, Mỹ có 487 công ty, Trung Quốc có 301 công ty và Ấn Độ có 54 công ty. Năm nay, Ấn Độ vượt Anh vươn lên vị trí thứ 3. (TTXVN)

* Theo Bloomberg, mới đây, số tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đến châu Âu đã tăng 1,5 lần chỉ trong 24 giờ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực này chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Cụ thể, số lượng tàu chở dầu hiện là 15 tàu sau khi ghi nhận 10 chuyến tàu vào ngày 22/12. Ngoài ra, có thêm 11 tàu chở LNG từ Mỹ chưa công bố điểm đến, nhưng lộ trình cho thấy chúng cũng đang hướng đến châu Âu. (Bloomberg)

Kinh tế Trung Quốc

* Fitch Ratings mới đây đã cảnh báo tới 1/3 trong số 40 nhà phát triển bất động sản Trung Quốc do cơ quan xếp hạng tín dụng này đánh giá có thể thiếu hụt tiền mặt nghiêm trọng trong kịch bản doanh thu bán nhà giảm 30% trong năm tới.

Fitch cho biết, căng thẳng đối với lĩnh vực bất động sản Trung Quốc càng kéo dài thì nguy cơ mất niềm tin của người tiêu dùng càng lớn. Về triển vọng năm tới, các nhà phân tích không hy vọng tình hình sẽ sớm dịu bớt.

* Trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, ông Jerome Haegeli, nhà kinh tế trưởng của công ty tái bảo hiểm Thụy Sỹ Swiss Re Group bày tỏ sự tin tưởng về triển vọng của thị trường Trung Quốc và dự báo nước này sẽ trở thành thị trường bảo hiểm hàng đầu thế giới vào giữa những năm 2030.

Theo ông Haegeli, dự báo ngành này sẽ đạt kỷ lục mới về phí bảo hiểm toàn cầu vào giữa năm 2022, vượt 7.000 tỷ USD trong bối cảnh sự phục hồi theo chu kỳ mạnh từ cú sốc Covid-19 sẽ hỗ trợ triển vọng của ngành bảo hiểm toàn cầu. Doanh thu phí bảo hiểm toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% vào năm 2022 và 3,1% vào năm 2023. (THX)

Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. (Nguồn: Bloomberg)
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. (Nguồn: Bloomberg)

Kinh tế châu Âu

* Theo dữ liệu của nhà khai thác Gascade (Đức), đường ống dẫn khí Yamal – châu Âu (vốn dẫn khí đốt từ Nga đến Tây Âu) tiếp tục bơm nhiên liệu lại từ Đức sang Ba Lan ngày thứ 9 liên tục tính đến ngày 29/12.

Nhà xuất khẩu khí đốt của Nga Gazprom không đăng ký vận chuyển khí đốt xuất khẩu qua đường ống Yamal-châu Âu ngày 29/12. (Reuters)

* Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/12 cho biết, Đức đang bán lại khí đốt của Nga cho Ba Lan và Ukraine thay vì giải tỏa cho thị trường khí đốt đang quá nóng, đồng thời nêu rõ Nga không phải là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng giá khí đốt ở châu Âu.

Đức nhận khí đốt của Nga thông qua một số tuyến đường dẫn như Yamal và Dòng chảy phương Bắc 1. Ngoài ra, hai khách hàng lớn của Đức trong tuần này cho hay nhà cung cấp Gazprom của Nga đang đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Theo Tổng thống Nga, giá khí đốt cung cấp cho Đức theo hợp đồng dài hạn và giá rẻ hơn 3-4 lần, (thậm chí) 6-7 lần so với giá giao ngay.

Xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang châu Âu tăng đến 7% trong giai đoạn tháng 1-11 năm nay. Trong đó, Đức mua thêm 5,6 tỷ m3 so với cùng kỳ năm trước, khối lượng mà Đức bán lại cho Ba Lan và hơn 3 triệu m3 mỗi ngày cho Ukraine.

Tổng thống Nga đặt câu hỏi rằng liệu thay vì chuyển khí đốt đến Ba Lan và sau đó đến Ukraine, khí đốt chuyển đến châu Âu có thể sẽ tốt hơn và tác động đến giá khí đốt giao ngay đang rất cao ở đây. (Reuters)

* Ngày 27/12, tập đoàn độc quyền khí đốt của Nga Gazprom ra tuyên bố cho biết, doanh nghiệp này đã lập kỷ lục về lượng khí đốt cung cấp trong 1 ngày cho Trung Quốc thông qua tuyến đường ống Sức mạnh Siberia.

Trước đó, Tổng Giám đốc Gazprom Alexei Miller lưu ý rằng, kể từ tháng 11, lượng khí đốt công ty cung cấp cho Trung Quốc thông qua tuyến đường ống Sức mạnh Siberia đã vượt hơn 1/3 nghĩa vụ hợp đồng hằng ngày với các đối tác Trung Quốc.

* Các công ty gặp khó khăn về tài chính tại Anh dự kiến sẽ tăng trong năm 2022 trong bối cảnh các doanh nghiệp đang vật lộn với chi phí gia tăng, tình trạng thiếu hụt nguồn cung và nhân lực, và khả năng chính phủ áp dụng thêm các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19.

Tỷ lệ các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ở vùng England và Wales đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2019. Giới chuyên gia nhận định, tất cả các ngành đều đối mặt với những khó khăn mang tính vĩ mô. (Reuters)

* Ngày 28/12, Bộ Môi trường và bảo vệ người tiêu dùng cùng Bộ Kinh tế và bảo vệ khí hậu Đức thông báo ba nhà máy điện hạt nhân của nước này sẽ chính thức chấm dứt hoạt động.

Theo đó, ba máy điện hạt nhân gồm Brokdorf ở bang Schleswig-Holstein, Grohnde ở bang Niedersachsen và Gundremmingen C ở bang Bayern sẽ ngừng hoạt động muộn nhất vào ngày 31/12/2021 tới. Bước đi này góp phần từng bước hoàn thành quy định loại bỏ điện hạt nhân đã được quyết định từ năm 2011; đồng thời nâng cao mức độ an toàn hạt nhân ở nước này. (TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ngày 27/12 cho biết, họ sẽ tổ chức một cuộc đấu giá vào ngày 9/2 để bán khoảng 100.000 kilô lít (tương đương 628.980 thùng) dầu thô từ kho dự trữ quốc gia của nước này như một phần của nỗ lực phối hợp do Mỹ dẫn đầu nhằm làm thị trường "hạ nhiệt" khi giá dầu tăng.

Số dầu trên được lấy từ kho chứa dầu Shibushi ở phía Tây Nam Nhật Bản, và sẽ được chuyển cho người mua vào ngày 20/3 hoặc sau đó. (Reuters)

* Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2022 sẽ là năm thứ ba liên tiếp Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu về GDP. Kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm 2021 và 3,3% năm 2022.

Cụ thể, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước tính đạt 1.820 tỷ USD trong năm 2021 và 1.910 tỷ USD trong năm 2022. Kinh tế Hàn Quốc đã giữ vị trí thứ 10 thế giới trong năm 2018, sau đó tụt xuống thứ 12 vào năm 2019 và quay trở lại vị trí thứ 10 vào năm 2020. (Yonhap)

* Nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc ngày 27/12 thông báo sẽ thúc đẩy việc nộp đơn chính thức để gia nhập một hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 4/2022, bằng cách đẩy nhanh quá trình thu thập ý kiến công chúng và xây tạo sự đồng thuận xã hội.

Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc cho biết đã bắt đầu quá trình tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có sự tham gia của 11 nước, như một phần trong nỗ lực đa dạng hóa danh mục xuất khẩu của mình. (Yonhap)

Kinh tế toàn cầu 2022: Kịch bản tốt nhất và xấu nhất dưới sức ép của ‘bom tấn’ Omicron

Kinh tế toàn cầu 2022: Kịch bản tốt nhất và xấu nhất dưới sức ép của ‘bom tấn’ Omicron

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 28/12, Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) của Indonesia cho biết, 2021 là năm thứ ba liên tiếp quốc gia này không nhập khẩu gạo từ nước ngoài để cung ứng cho kho gạo dự trữ của chính phủ (CBP).

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bulog Budi Waseso cho hay trong năm nay, Bulog đã thu mua 1,2 triệu tấn gạo của các nông dân địa phương, do đó việc mua gạo dự trữ từ nước ngoài là không cần thiết.

Dẫn số liệu của Thống kê Indonesia (BPS), ông Budi dự báo sản lượng gạo sẽ đạt 11,61 triệu tấn trong quý I/2022, đồng thời khẳng định Bulog luôn sẵn sàng thu mua gạo nội địa nhằm ổn định thị trường. (TTXVN)

* Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu chỉ ở mức 3-4% cho năm 2022, thấp hơn một chút so với dự báo của các tổ chức tư nhân, với lý do một loạt các yếu tố rủi ro dai dẳng như đại dịch Covid-19 kéo dài, các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường cũng như sự thiếu hụt lao động và chất bán dẫn.

* Số liệu mới nhất do Cục Phát triển đầu tư Malaysia (MIDA) công bố cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1-9/2021, Malaysia đã phê duyệt 3.037 dự án với tổng giá trị đầu tư là 177,8 tỷ RM (42,3 tỷ USD), tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là khoảng thời gian dịch bệnh gia tăng mạnh ở Malaysia, đỉnh điểm vào ngày 26/8 phát hiện 24.599 ca nhiễm Covid-19 mới. (TTXVN)

Giá vàng hôm nay 30/12, Giá vàng lao dốc không phanh, bắt đầu tháo chạy? SJC đi hướng nào?

Giá vàng hôm nay 30/12, Giá vàng lao dốc không phanh, bắt đầu tháo chạy? SJC đi hướng nào?

Giá vàng hôm nay 30/12 bất ngờ giảm mạnh, mất mốc cao nhất 1 tháng đạt được trong phiên trước đó do đồng USD mạnh ...

Năm 2022, kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỷ USD

Năm 2022, kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỷ USD

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại London (Anh) dự báo kinh tế thế giới sẽ vượt mốc ...

Đọc thêm

Tin khoa học: Cá thu chưa nhiều hàm lượng DHA như cá hồi, nhưng giá 'mềm' và dễ mua hơn

Tin khoa học: Cá thu chưa nhiều hàm lượng DHA như cá hồi, nhưng giá 'mềm' và dễ mua hơn

Cá thu chứa một lượng lớn DHA so với nhiều loại cá khác. Mỗi 100g thịt cá thu chứa khoảng 1,3-1,8g DHA, tùy thuộc vào loài cá thu cụ thể.
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển của thị trường du ...
Australia bị quốc gia này soán ngôi đầu trong bảng xếp hạng điểm đến du học trên thế giới

Australia bị quốc gia này soán ngôi đầu trong bảng xếp hạng điểm đến du học trên thế giới

Australia bị quốc gia này soán ngôi đầu trong bảng xếp hạng du học trên thế giới, bởi những lý do này...
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 2/5/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 2/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 2/5/2024.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/4, giá dầu giảm thêm gần 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, cùng kỳ vọng về lệnh ngừng bắn.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Phiên bản di động