Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Nga nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Moscow, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ

Hải An
Nga yêu cầu phương Tây dỡ bỏ trừng phạt liên quan xung đột ở Ukraine, khẳng định không thể vỡ nợ, OECD hạ tăng trưởng toàn cầu, Mỹ giảm thâm hụt thương mại… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Moscow nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Nga, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ
Chính phủ Nga đã cố gắng thanh toán bằng nội tệ, nhưng nhiều trái phiếu không cho phép hoàn trả bằng đồng Ruble. (Nguồn: Reuters)

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề do xung đột tại Ukraine

Ngày 8/6, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, kinh tế thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Ukraine, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và nâng dự báo lạm phát.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu do tác động của xung đột khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh.

Theo đó, tổ chức này dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2022, giảm mạnh so với mức 4,5% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 12/2021. OECD còn nâng gấp đôi mức dự báo lạm phát trong nhóm 38 nước thành viên lên 8,5%, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 1988.

Bà Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng kiêm Phó Tổng thư ký OECD, nhận định, thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, đồng thời cảnh báo một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang manh nha.

Mức độ giảm tăng trưởng và tăng lạm phát đến đâu sẽ phụ thuộc vào diễn biến xung đột nhưng điều chắc chắn là những nước nghèo nhất sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bà cho rằng hậu quả của xung đột sẽ nặng nề và các nước cần cùng chung tay chia sẻ.

Trước khi xung đột nổ ra, triển vọng kinh tế nhìn chung khả quan trong năm 2022 và 2023, trong đó tăng trưởng GDP và lạm phát đều được dự báo trở về mức bình thường sau thời gian chịu tác động của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, xung đột kết hợp với các biện pháp phong tỏa phòng dịch tại những thành phố và cảng quan trọng ở Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, đã dẫn tới những cú sốc làm đảo ngược tình hình.

Kinh tế Mỹ

* Ngày 8/6, chính phủ Mỹ công bố sáng kiến trị giá 100 triệu USD nhằm hỗ trợ đào tạo 500.000 nhân viên y tế khu vực Mỹ Latinh. Đây là cam kết mới nhất của Washington dự kiến đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ (OAS) lần thứ 9 diễn ra trong tuần này ở Los Angeles.

Để triển khai sáng kiến này, Mỹ dự kiến đóng góp một phần kinh phí, số còn lại thông qua gây quỹ từ các nguồn tài trợ khác nhau, trong đó có Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO).

Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết đại dịch Covid-19 đã bộc lộ nhiều bất cập trong hệ thống y tế toàn cầu và nhấn mạnh tầm quan trọng phải có một hệ thống y tế vững mạnh cho tất cả mọi người. (TTXVN)

Tin liên quan
Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

* Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 7/6 cho thấy, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 4/2022 đã giảm tới 19,1% - mức giảm cao nhất kể từ tháng 12/2012, sau khi tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Ba.

Theo đó, thâm hụt hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong tháng 4 giảm 20,6 tỷ USD còn 87,1 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm lần đầu tiên trong nửa năm qua, với mức giảm 3,4%, xuống còn 339,7 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,5% lên 252,6 tỷ USD. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Trong báo cáo mới nhất ngày 8/6, Ngân hàng thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 còn 4,3%, tức giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 12/2021.

WB cho biết, cơ sở để hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là do biện pháp phong tỏa phòng dịch Covid-19 trong thời gian từ tháng 3-5/2022 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng nội địa.

Theo WB, hoạt động kinh tế của Trung Quốc sẽ dần phục hồi vào nửa cuối năm 2022 nhờ các các gói kích thích kinh tế của chính phủ cũng như các biện pháp phòng dịch được nới lỏng hơn. (AP)

* Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính bằng một quỹ cứu trợ mới có thể có nguồn vốn hàng chục tỷ USD, khi nền kinh tế trong nước hạ nhiệt và việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nước khác đang làm gia tăng rủi ro.

Quỹ mới nhằm đảm bảo sự ổn định của lĩnh vực tài chính sẽ hỗ trợ cho các tổ chức lớn như các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty cho thuê tài chính trong trường hợp phá sản hay thua lỗ đầu tư gia tăng do biến động của các thị trường nước ngoài làm suy yếu toàn bộ hệ thống tài chính.

Tổng cộng 64,6 tỷ NDT (9,7 tỷ USD) đã được huy động từ các ngân hàng lớn và chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu nâng tổng số vốn lên 100 tỷ USD vào tháng 9 tới. (THX)

Kinh tế châu Âu

* Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/6 đã thông qua lần cuối cùng về vòng trừng phạt thứ sáu của khối này đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Gói trừng phạt bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ một phần và loại ngân hàng hàng đầu của Nga là Sberbank khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT... Sự đồng thuận đạt được sau khi Hungary liên tiếp bác bỏ bằng việc đưa ra các yêu sách quốc gia của mình. (Reuters)

* Phát biểu trong một cuộc họp ngày 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu chính phủ đưa ra các quy định ngân sách mới vào cuối tháng Bảy tới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.

Tổng thống Putin nêu rõ, các cơ quan chức năng đã bắt đầu xem xét ngân sách liên bang cho 3 năm tiếp theo, nhấn mạnh, vấn đề cơ bản là phải xây dựng được quy định ngân sách, không những đảm bảo được sự ổn định của tài chính công, mà còn phải góp phần đưa kinh tế Nga tăng trưởng.

Nhà lãnh đạo Nga không nêu chi tiết về các quy định mới, song cho biết các quy định có thể được nới lỏng hơn để cho phép có thêm quỹ để khôi phục hoạt động kinh tế. (TTXVN)

* Ngày 8/6, Nga cho biết để ngũ cốc của nước này được chuyển đến thị trường quốc tế, phương Tây phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt đối với nước này.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói "không có cuộc thảo luận thực chất nào" đang diễn ra về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Ông Peskov cũng bác bỏ khả năng Nga rơi vào vỡ nợ, cho rằng các biện pháp trừng phạt, vốn khiến gần 50% dự trữ ngoại tệ của nước này bị đóng băng - đã đẩy Nga vào tình trạng “vỡ nợ nhân tạo”. (TTXVN)

* Sau khi Mỹ cấp phép cho một số công ty dầu khí hoạt động tại Venezuela, các tập đoàn Eni của Italy và Repsol của Tây Ban Nha sẽ bắt đầu vận chuyển dầu của quốc gia Nam Mỹ này tới châu Âu trong tháng Bảy để bù đắp thiếu hụt dầu thô của Nga, nối lại các giao dịch đổi dầu lấy nợ đã bị tạm dừng hai năm.

Khối lượng dầu mà Eni và Repsol dự kiến nhận được sẽ không lớn và do đó tác động đến giá dầu thế giới sẽ ở mức khiêm tốn. Hai công ty nói trên đều có liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA), do đó, có thể tính các lô hàng dầu thô vào các khoản nợ tồn đọng và nợ cổ tức trễ hạn. (Reuters)

* Theo Bloomberg, lượng hàng xuất khẩu từ các nước đối tác sang Nga đã giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngay cả Trung Quốc, quốc gia không tham gia trừng phạt Nga cũng đang giảm xuất khẩu sang thị trường này. Trong tháng 1 năm nay, kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc ước đạt 7,4 tỷ USD, tháng 2 đạt 5,3 tỷ USD, tháng 3 là 3,8 tỷ USD và đến cuối tháng 4 chỉ đạt 3,7 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng giảm lượng hàng xuất khẩu sang Nga.

Các quốc gia phương Tây đang cắt giảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm đáp trả chiến dịch quân sự tại Ukraine. (Bloomberg)

* Tuần báo Welt am Sonntag mới đây đưa tin, các biện pháp trừng phạt của Nga đối với Gazprom chi nhánh Đức (Gazprom Germania) và các công ty con liên quan có thể khiến người nộp thuế và người sử dụng khí đốt ở Đức phải trả thêm 5 tỷ Euro (5,4 tỷ USD) mỗi năm cho nguồn khí đốt thay thế.

Vào tháng Năm, Nga đã quyết định ngừng cung cấp cho Gazprom Germania sau khi chính phủ Đức đặt công ty này dưới sự quản lý của bên được ủy thác là cơ quan quản lý năng lượng Bundesnetzagentur.

Từ đó, Bundesnetzagentur đã phải mua khí đốt thay thế trên thị trường để thực hiện các hợp đồng đã ký. (Reuters)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Số liệu của chính phủ Nhật Bản ngày 8/6 cho hay, niềm tin kinh doanh của những người lao động có công việc nhạy cảm với xu hướng kinh tế đã tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 5/2022, nhờ lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng vững chắc sau khi chính phủ dỡ bỏ các chính sách hạn chế để chống dịch Covid-19.

Trong tháng 5, chỉ số niềm tin vào các điều kiện hiện tại của những "nhà quan sát nền kinh tế" như tài xế taxi và nhân viên nhà hàng, đứng ở mức 54 điểm, tăng 3,6 điểm so với tháng 4. Chỉ số trên 50 cho thấy nhiều người được hỏi cho biết các điều kiện kinh tế cải thiện hơn so với ba tháng trước. (Kyodo)

Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Moscow nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Nga, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ
Chi tiêu hộ gia đình ở Nhật Bản trong tháng 4/2022 giảm thực tế 1,7% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: Kyodo)

* Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 7/6 thông báo, chi tiêu hộ gia đình ở nền kinh tế lớn thứ hai châu Á trong tháng 4/2022 giảm thực tế 1,7% so với cùng kỳ năm trước, tháng giảm thứ hai liên tiếp, giữa bối cảnh chi tiêu cho các mặt hàng thực phẩm nấu ăn tại nhà giảm và có nhiều người dân ra khỏi nhà sau khi tình hình Covid-19 lắng dịu.

Chi tiêu trung bình của các hộ gia đình với hai người trở lên trong tháng Tư ở mức 304.510 Yen (2.300 USD). Do điều chỉnh theo mùa, chi tiêu trong kỳ báo cáo tăng 1% so với tháng trước, khi chi tiêu cho du lịch nội địa tăng sau khi tình trạng gần như khẩn cấp do đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ vào cuối tháng 3. (Kyodo)

* Số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 8/6 cho thấy, nền kinh tế "xứ sở Kim chi" trong quý I/2022 đã tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với dự đoán trước đó do đầu tư và chi tiêu suy yếu trong bối cảnh lo lắng kéo dài về đại dịch Covid-19.

GDP của Hàn Quốc trong quý I/2022 đã tăng 0,6% so với quý IV/2021, giảm nhẹ so với mức tăng 0,7% được ước tính vào tháng 4/2022. Tăng trưởng theo quý của Hàn Quốc cũng đã chậm lại so với mức tăng 1,3% trong quý IV/2021 và 3% trong quý I/2021. (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 7/6, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) thông báo tăng lãi suất cơ bản từ mức 0,35% lên 0,85%, đánh dấu tháng tăng lãi suất thứ hai liên tiếp, sau hơn hai năm duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,1%.

Thông báo của RBA cho biết, quyết định tăng lãi suất là cần thiết nhằm kiểm soát đà tăng của lạm phát, hiện ở ngưỡng 5,1%, cao hơn nhiều so với mục tiêu an toàn 2-3%. (TTXVN)

* Dữ trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) tính đến ngày 31/5 đạt 112,8 tỷ USD, tăng nhẹ so với con số 111,4 tỷ USD vào ngày 13/5. Trong thông báo ngày 8/6, BNM cho hay, mức dữ trữ này đảm bảo đủ chi trả cho việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia Đông Nam Á trong 5,7 tháng cũng như cao gấp 1,1 lần tổng số nợ nước ngoài ngắn hạn.

Trong số 112,8 tỷ USD trên, dự trữ ngoại tệ của BNM ở mức 100,3 tỷ USD (tính đến ngày 31/5), dự trữ vàng đạt 2,4 tỷ USD cùng số tiền có trong Quỹ Tiền tệ quốc tế (1,4 tỷ USD), quyền rút vốn đặc biệt (6 tỷ USD) và các tài sản dự trữ khác (2,7 tỷ USD). (TTXVN)

*Bộ Tài chính Indonesia dự báo, tăng trưởng GDP của nước này trong quý II/2022 sẽ đạt 5% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng trưởng quý I/2022, trong bối cảnh tiêu dùng tăng cao và xuất khẩu ròng tiếp tục được duy trì bất chấp các thách thức kinh tế gần đây.

GDP quý I/2022 của Indonesia đã tăng 5,01% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tiêu dùng tăng 4,34%. Số liệu GDP quý II dự kiến sẽ được công bố vào đầu tháng 8 tới. (TTXVN)

* Lạm phát toàn phần của Thái Lan trong tháng 5/2022 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm qua, chủ yếu là do giá năng lượng và thực phẩm tăng.

Văn phòng Chính sách và chiến lược thương mại (TPSO) ngày 6/6 cho biết, lạm phát toàn phần đã tăng 7,1% trong tháng 5/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 4,7% trong tháng 4/2022.

Tổng giám đốc TPSO Ronnarong Phoolpipat nhận định, mức tăng trên phù hợp với tình trạng lạm phát gia tăng ở các nước khác, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ và các nước thành viên EU. (TTXVN)

Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó. Nếu không xử lý ...

Kinh tế thế giới nổi bật (27/5-2/6): Bị EU 'cấm cửa', dầu Nga chảy sang châu Á lớn chưa từng có, ông Putin ra điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc

Kinh tế thế giới nổi bật (27/5-2/6): Bị EU 'cấm cửa', dầu Nga chảy sang châu Á lớn chưa từng có, ông Putin ra điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc

EU áp lệnh cấm vận với 90% dầu mỏ nhập khẩu từ Nga, hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ lo đối phó lạm ...

Đọc thêm

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ngoại trưởng Nga cho hay, các vấn đề kinh tế hiện chồng chất ở châu Âu do Mỹ đang sử dụng nơi đây để hỗ trợ Ukraine và chống lại ...
Australia ứng phó vấn đề trốn thuế tiền kỹ thuật số

Australia ứng phó vấn đề trốn thuế tiền kỹ thuật số

Australia yêu cầu các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số cung cấp dữ liệu về thông tin cá nhân và chi tiết giao dịch của hơn 1,2 triệu tài ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5:Lịch thi đấu Champions League - Real Madrid vs Munich; V-League vòng 17 - Nam Định vs Bình Dương...
XSMN 7/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số ngày 7 tháng 5. xổ số hôm nay 7/5/2024

XSMN 7/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số ngày 7 tháng 5. xổ số hôm nay 7/5/2024

XSMN 7/5 - Kết quả xổ số ngày 7 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 7/5/2024. xo so mien nam. XSMN thứ 3. SXMN 7/5. ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/5/2024: Song Tử tình duyên khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/5/2024: Song Tử tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay 8/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến triển.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động