Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/1): GDP Nga dự báo giảm mạnh, Mỹ tăng tốc sản xuất dầu, trữ lượng khí đốt của Gazprom ở châu Âu thấp lịch sử

Hải An
Tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, CPI Mỹ tăng cao nhất trong 40 năm, GDP Nga dự báo giảm mạnh, doanh số xe ô tô tại Trung Quốc tăng lần đầu tiên từ 2017… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/1)
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở California, Mỹ, ngày 12/1. (Nguồn: AFP)

WB: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc đáng kể trong năm nay

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu công bố ngày 11/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm tốc đáng kể trong năm nay, khi các đợt bùng phát dịch Covid-19 và những gián đoạn trong chuỗi cung ứng kéo dài, trong bối cảnh các chương trình kích thích của nhiều chính phủ kết thúc.

WB nhận định, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,1% trong năm nay, so với mức tăng 5,5% trong năm ngoái, nhưng cảnh báo những tác động do sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể khiến tốc độ tăng trưởng giảm mạnh xuống 3,4%.

Các mức dự báo tăng trưởng trong năm nay và năm ngoái đều giảm 0,2 điểm phần trăm so với các dự báo đưa ra hồi tháng 6/2021.

WB cảnh báo các rủi ro suy giảm có thể làm ảnh hưởng đến các dự báo, trong đó có những gián đoạn về kinh tế do biến thể Omicron, các nút thắt cổ chai về nguồn cung và các cú sốc giá cả ngắn hạn làm thay đổi các dự báo dài hạn về lạm phát.

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc sẽ không tránh được tác động kinh tế do sự lây lan của biến thể Omicron.

Mức tăng trưởng dự báo của kinh tế Mỹ năm 2022 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 3,7%, còn năm 2023 được điều chỉnh tăng nhẹ lên 2,6%. WB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2021 từ 6,8% xuống 5,6%.

Với kinh tế Trung Quốc, dự báo tăng trưởng năm 2022 bị hạ 0,3 điểm phần trăm, xuống 5,1%, so với mức tăng trưởng 8% trong năm 2021. (AFP)

Thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại 280 tỷ USD trên toàn cầu

Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re của Đức ngày 10/1 đã công bố báo cáo chỉ ra rằng, thiệt hại do các thảm họa thiên nhiên gây ra trong năm 2021 trên toàn cầu lên tới 280 tỷ USD và dự báo xu hướng này có thể còn tiếp tục tăng khi biến đổi khí hậu ngày càng gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Tin liên quan
Lạm phát tăng Lạm phát tăng 'nóng', người dân gánh nợ kỷ lục - Bức tranh kinh tế Nga pha lẫn nhiều gam màu sáng tối

Báo cáo khoa học của Munich Re cho biết, do biến đổi khí hậu, một số hiện tượng thời tiết cực đoan có khả năng trở nên thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn. Trong số này có cả những trận bão cực lớn như ở Mỹ xảy ra cả trong những tháng mùa Đông, hoặc những đợt mưa lớn kéo theo lũ lụt ở châu Âu.

Báo cáo ghi nhận một tỷ lệ cao trong số chi phí chi trả tại Mỹ, quốc gia phải gánh chịu nhiều trận bão, lũ lụt và lốc xoáy trong năm 2021. Riêng bão Ida là thảm họa lớn nhất trên thế giới, với thiệt hại lên tới 65 tỷ USD.

Trong khi đó, ước tính tổng thiệt hại thảm họa thiên tai gây ra tại Mỹ trong năm 2021 vào khoảng 145 tỷ USD.

Theo Munich Re, thiệt hại tổng thể và thiệt hại được bảo hiểm đều cao hơn nhiều so với 2 năm trước. Năm 2019, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra chỉ ở mức 52 tỷ USD.

Tại Đức, thiệt hại do lũ lụt gây ra hồi tháng 7/2021 ước tính lên tới 40 tỷ USD, trở thành thảm họa thiên nhiên gây tổn thất lớn nhất ở nước này cho đến nay. (AFP)

Kinh tế Mỹ

* Ngày 12/1, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quốc gia này đã tăng 7% trong năm 2021, mức tăng cao nhất kể từ năm 1982. Con số này trong tháng 12/2021 tăng 0,5%.

Các quan chức chính phủ Mỹ cho rằng các chỉ số tăng giá đối với nhà ở, ô tô đã qua sử dụng và xe tải là "những yếu tố đóng góp lớn nhất cho việc tăng giá tất cả các mặt hàng được điều chỉnh theo mùa".

Giá thực phẩm cao hơn là một yếu tố góp phần đáng chú ý vào lạm phát, mặc dù mức tăng 0,5% trong tháng trước ít hơn so với những tháng gần đây. Tháng 12/2021 đánh dấu lần thứ sáu giá tăng ít nhất 0,5% trong 9 tháng qua. (TTXVN)

* Khi giá dầu vượt 80 USD/thùng, các nhà sản xuất dầu và khí đốt của Mỹ đang đẩy mạnh sản xuất nhanh hơn bằng cách đẩy nhanh việc hoàn thiện các giếng mới ở lưu vực Permian, phía Tây bang Texas và Đông Nam New Mexico - khu mỏ dầu đá phiến hàng đầu của đất nước.

Lưu vực Permian sẽ chiếm phần lớn mức tăng sản lượng dự kiến của Mỹ trong năm nay lên tới 900.000 thùng/ngày. Sản lượng dầu năm ngoái đã giảm xuống khoảng 11,18 triệu thùng/ngày do ảnh hưởng bởi bão và nhu cầu giảm trong thời gian đại dịch Covid-19. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Số liệu mới nhất do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoc) công bố ngày 12/1 cho thấy, khoản cho vay mới của các ngân hàng nước này trong tháng 12/2021 giảm nhiều hơn dự kiến so với tháng trước, nhưng mức cho vay trong cả năm vẫn lập kỷ lục giữa bối cảnh PBoC duy trì chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo đó, các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay 1.130 tỷ NDT (177,56 tỷ USD) trong tháng 12 năm ngoái, giảm so với mức 1.270 tỷ NDT của tháng 11 và không đạt được kỳ vọng của giới phân tích là 1.250 tỷ NDT. Con số chính thức cũng thấp hơn mức cùng kỳ năm 2020 là 1.270 tỷ NDT.

Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, tổng giá trị khoản cho vay mới của các ngân hàng Trung Quốc đạt mức kỷ lục 19.950 tỷ NDT, tăng 1,6% và phá vỡ kỷ lục trước đó là 19.630 tỷ NDT của năm 2020. (Reuters)

* Theo số liệu được công bố ngày 12/1 của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), tổng doanh số tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này đã tăng 3,8% trong năm 2021, sau khi doanh số đạt 2,79 triệu chiếc trong tháng 12, đưa số lượng bán trong cả năm ngoái lên 26,28 triệu chiếc.

Như vậy, lần đầu tiên kể từ năm 2017, doanh số xe ô tô tại Trung Quốc tăng, một phần nhờ doanh số xe năng lượng mới (NEV) tăng 1,5 lần.

CAAM dự đoán sản lượng và doanh số ô tô sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2022, khi các vấn đề như thiếu chip và giá nguyên liệu thô cao có khả năng dịu xuống. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

* Theo báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” của WB, tăng trưởng GDP của Nga năm 2022 sẽ giảm xuống còn 2,4% và thời gian tiếp sau đó sẽ là 1,8%.

Theo số liệu của Bộ Phát triển kinh tế Nga, GDP của nước này trong tháng 11/2021 đã tăng trưởng 5,2%. Trong giai đoạn từ tháng 1-11/2021, GDP của Nga tăng trưởng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020. (TTXVN)

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/1)
Theo Gazprom, lượng dự trữ khí đốt trong các kho chứa dưới lòng đất ở châu Âu cho mùa Đông này đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. (Nguồn: Gasnews.eu)

* Trong một tuyên bố đưa ra ngày 12/1, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho hay, lượng dự trữ khí đốt trong các kho chứa dưới lòng đất (UGS) ở châu Âu cho mùa Đông này đang ở mức thấp nhất trong lịch sử quan sát nhiều năm.

Lượng khí đốt được rút ra đã vượt 1/2 tổng khối lượng được bơm vào năm ngoái. Theo đó, tính đến ngày 10/1, lượng khí đốt rút ra tại các kho chứa UGS ở châu Âu đạt 55,6% hoặc tương đương với 26,6 tỷ m3 khí đốt.

Theo số liệu của Gas Infrastructure Europe, tổng lượng lấp đầy các cơ sở UGS ở châu Âu tính đến ngày 10/1 đã giảm xuống còn 50,88% và hiện ở mức 54,93 tỷ m3, ít hơn khoảng 18 tỷ m3 so với hồi năm ngoái. (TTXVN)

* Một năm sau khi Anh chính thức rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), vị thế trung tâm tài chính đầy quyền lực của thành phố London vẫn được duy trì tại châu lục, cho dù nhiều doanh nghiệp và ngân hàng chủ chốt đã chuyển trụ sở hoạt động sang các nước khác.

Lee Wild, người đứng đầu mảng chiến lược cổ phiếu tại Interactive Investor, cho biết: "London đã trải qua hàng trăm năm với tư cách là một trung tâm tài chính toàn cầu. Brexit sẽ không thay đổi điều đó, ít nhất là là không sớm thay đổi được điều đó”. (AFP)

* Hiệp hội Kỹ thuật số của Đức (Bitkom) ngày 11/1 cho biết, thị trường công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nước này dự kiến sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2022, đạt 184,9 tỷ Euro (209,5 tỷ USD).

Theo Bitkom, doanh thu ngành ICT của Đức trong năm 2021 tăng 3,9% lên 178,4 tỷ Euro. Chủ yếu nhờ hoạt động kinh doanh tốt trong lĩnh vực phần cứng và phần mềm của công nghệ thông tin. (THX)

* Cơ quan giám sát quyền riêng tư dữ liệu của Pháp CNIL hôm 6/1 thông báo đã phạt Google số tiền kỷ lục 150 triệu Euro (169 triệu USD) vì khiến người dùng Internet khó từ chối các tệp theo dõi trực tuyến được gọi là cookie. Facebook của Meta Platforms cũng bị phạt 60 triệu Euro vì lý do tương tự.

Trong thông báo mới nhất, cơ quan giám sát của Pháp cho biết họ phát hiện ra rằng các trang web facebook.com, google.fr và youtube.com không cho phép người dùng dễ dàng từ chối cookie. Hai công ty trên có ba tháng để tuân thủ các lệnh từ giới hữu trách, hoặc đối mặt với khoản tiền phạt bổ sung là 100.000 Euro cho mỗi ngày chậm trễ. (Reuters)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 12/1 đã nâng đánh giá kinh tế đối với tất cả 9 khu vực của nước này, bất chấp những bất ổn liên quan đến biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19.

Trong báo cáo hàng quý, BoJ cho biết tất cả 9 vùng đều ghi nhận tình hình kinh tế đang cải thiện hoặc có dấu hiệu cải thiện. Điều này phản ánh sự phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ vốn chịu nhiều tác động từ đại dịch. (Kyodo)

* Các bộ trưởng thương mại của Nhật Bản và Singapore ngày 12/1 đã cam kết duy trì các tiêu chuẩn cao về tiếp cận thị trường và các quy tắc của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong một thông báo chung, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Koichi Hagiuda và người đồng cấp Singapore Gan Kim Yong xác nhận cam kết của hai nước đối với việc xây dựng một hệ thống giao thương dựa trên quy tắc tự do và bình đẳng, trong đó có việc duy trì các tiêu chuẩn cao của CPTPP.

Bộ trưởng hai nước cũng nhấn mạnh mục tiêu mở rộng kết nạp vào CPTPP đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ có thể thực hiện và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao của Hiệp định. (Kyodo)

* Số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) được công bố ngày 12/1 cho thấy, cung tiền tại nước này tăng trong tháng 11/2021, khi tiền tiết kiệm được gửi nhiều hơn, một phần nhờ lãi suất được nâng lên.

Cung tiền M2, chỉ số chủ chốt về nguồn cung tiền, ở mức trung bình 3.589.100 tỷ Won (3.010 tỷ USD) trong tháng 11, tăng 1,1%, hay 39.400 tỷ Won, so với tháng 10.

Tốc độ tăng trưởng trên là tương đương với mức tăng trong tháng 10. So với cùng kỳ năm 2020, cung tiền tăng 12,9%, mức tăng nhanh nhất kể từ khi tăng 13,1% trong tháng 12/2008. (Yonhap)

* Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KS) ngày 12/1 ghi nhận số lượng việc làm ở nước này tiếp tục đà phục hồi và đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua bất chấp số ca mắc Covid-19 mới tăng đột biến.

Theo đó, số lượng người có việc làm năm 2021 ở Hàn Quốc đạt 27,27 triệu người, tăng 369.000 người so với năm 2020 và cao hơn mức dự tính ban đầu của chính phủ là 350.000 người. Đây cũng là mức cao nhất kể từ năm 2014. (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) ngày 11/1 cho biết tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này trong năm 2021 lên tới 10,06%, mức cao nhất ghi nhận được kể từ năm 2015.

Đây cũng là lần đầu tiên trong 6 năm qua, tỷ lệ lạm phát vượt quá mức trần mục tiêu do Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) thiết lập. Vào đầu năm ngoái, BCB đặt trần lạm phát cả năm chỉ ở mức 3,75% với biên độ +/-1,5%. (TTXVN)

* Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (EMR) Arifin Tasrif tiết lộ rằng, trợ cấp năng lượng của nước này bao gồm điện, nhiên liệu và khí đốt đã lên tới 131.500 tỷ Rupiah (gần 9,2 tỷ USD) trong năm 2021.

Khoản trợ cấp năng lượng nói trên tăng mạnh so với mức 110.500 tỷ Rupiah vào năm 2020 trong một động thái nhằm duy trì sức mua của người dân trong quá trình phục hồi kinh tế trước sức ép của đại dịch Covid-19. (TTXVN)

* Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) ngày 10/1 cho biết, nền kinh tế nước này có thể tăng trưởng chậm lại trong nửa đầu năm 2022 so với kịch bản ban đầu do những bất ổn gây ra bởi biến thể Omicron.

Trong khi nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này được hỗ trợ bởi chi tiêu trong nước và ngành du lịch phục hồi thì sự bùng phát dịch Covid-19 do biến thể Omicron vẫn là một rủi ro chính, BoT cho biết.

BoT dự báo kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2022. (Reuters)

* Ngày 10/1, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi đã kêu gọi Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu than, cho rằng chính sách này sẽ gây bất lợi cho các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu để sản xuất điện.

Indonesia, nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, đã đình chỉ xuất khẩu mặt hàng này vào ngày 1/1 sau khi Tổng công ty điện lực PLN công bố mức tồn kho nhiên liệu tại các nhà máy điện trong nước ở mức thấp nguy hiểm.

Trong một thông cáo báo chí, Bộ trưởng Năng lượng Philippines cho biết đã nhờ Bộ Ngoại giao gửi thư tới Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (EMR) Arifin Tasrif, song không nói rõ thời điểm. (TTXVN)

Syria chính thức tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Syria chính thức tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Ngày 12/1, lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc Syria tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung ...

Kinh tế thế giới nổi bật (31/12/2021-6/1/2022): Khí đốt từ Nga qua Ukraine giảm, Gazprom lập kỷ lục, lộ thời điểm Đức thông qua Dòng chảy phương Bắc 2

Kinh tế thế giới nổi bật (31/12/2021-6/1/2022): Khí đốt từ Nga qua Ukraine giảm, Gazprom lập kỷ lục, lộ thời điểm Đức thông qua Dòng chảy phương Bắc 2

Châu Âu có thể rơi vào tình trạng cạn kiệt khí đốt trong mùa Đông năm nay, Gazprom lập kỷ lục khai thác, IMF hoãn ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động