Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/12): Ông Putin nói Nga dẫn trước EU về tăng trưởng GDP, Mỹ chốt lãi suất, tín hiệu vui Trung Quốc-Australia

Hải An
Khoảng 3.000 biện pháp hạn chế thương mại đã được áp dụng trong năm 2022 trên toàn cầu, tăng trưởng GDP Nga cao hơn các nước hàng đầu EU, Mỹ giữ nguyên mức lãi suất, căng thẳng Trung Quốc-Australia ấm dần… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/12):
Tăng trưởng GDP trong năm 2023 của nền kinh tế Nga dự kiến đạt 3,5%. Trong ảnh: Một cửa hàng đồ ăn nhanh tại Moscow, Nga. (Nguồn: AP)

Kinh tế thế giới

Sự phân mảnh kinh tế có thể tác động tiêu cực tới GDP toàn cầu

Ngày 11/12, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gita Gopinath cảnh báo, thiệt hại từ sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới có thể lên tới 2,5 - 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Bà nói: “Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng toàn cầu hóa đang rút lui trên diện rộng, nhưng các đường đứt gãy đang nổi lên khi sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng trở thành hiện thực”.

Tác động của đại dịch Covid-19 làm cản trở hoạt động vận chuyển hàng hóa cũng như ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine khiến giá năng lượng và hàng hóa tăng vọt, đã khiến chính phủ các nước chuyển trọng tâm sang đảm bảo tự cung, tự cấp bằng cách sản xuất nhiều hơn trong nước hoặc tăng cường hợp tác với các quốc gia khác mà họ có mối quan hệ ổn định hơn.

Khoảng 3.000 biện pháp hạn chế thương mại đã được áp dụng vào năm ngoái trên khắp thế giới – gần gấp ba lần số lượng được áp dụng vào năm 2019. Bà Gopinath cho biết, sự phân mảnh như vậy tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn hơn đến khả năng phục hồi và an ninh kinh tế trong nước.

Bà Gopinath lưu ý rằng, sự phân mảnh toàn cầu sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết những thách thức chung như biến đổi khí hậu và bà kêu gọi các nước thực hiện các phương pháp tiếp cận “thực tế” để bảo vệ lợi ích của thương mại tự do nhiều nhất có thể.

Theo bà, một thỏa thuận "hành lang xanh" có thể đảm bảo dòng chảy quốc tế về khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, trong khi các thỏa thuận tương tự về hàng hóa thực phẩm thiết yếu và vật tư y tế có thể đảm bảo dòng chảy xuyên biên giới tối thiểu trong một thế giới ngày càng bất ổn.

Kinh tế Mỹ

* Ngày 13/12, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5% và đưa ra tín hiệu cho biết giai đoạn thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của cơ quan này có thể đã kết thúc và lãi suất sẽ giảm vào năm 2024.

Trong tuyên bố sau cuộc họp, các nhà hoạch định chính sách của Fed đánh giá lạm phát của Mỹ đã giảm bớt trong năm 2023 nhưng vẫn ở mức cao. Các quan chức Fed cũng cho biết, cơ quan này sẽ theo dõi những số liệu và diễn biến của nền kinh tế Mỹ để xem xét sự cần thiết của việc tăng lãi suất bổ sung.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng những đánh giá này đã cho thấy các thay đổi đáng chú ý trong quan điểm của Fed và là tín hiệu cho thấy chi phí cho vay có thể sẽ không tăng cao hơn nữa.

Tin liên quan
Đức có cần phải Đức có cần phải 'mất ăn mất ngủ' về nợ công? Nợ bao nhiêu là quá nhiều? Khi nào nên ngừng vay tiền?

Kinh tế Trung Quốc

* Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, tổng số khu phát triển công nghiệp công nghệ cao quốc gia của nước này đã lên tới 178 khu tính đến cuối tháng 11/2023.

Theo bộ trên, trong ba quý đầu năm nay, sản lượng kinh tế của các khu công nghệ cao này đạt 12.330 tỷ Nhân dân tệ (1.730 tỷ USD), tăng 7,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu công bố cho thấy, trong những năm gần đây, các khu công nghệ cao quốc gia đã đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển chất lượng cao và trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng.

* Trung Quốc sẽ đẩy nhanh nghiên cứu phát triển và sáng tạo công nghệ 6G, phấn đấu đạt mục tiêu thương mại hóa vào khoảng năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã chỉ đạo thành lập Nhóm thúc đẩy mạng 6G nhằm cung cấp bảo đảm chính sách cho sự phát triển đổi mới 6G và thúc đẩy hình thành bộ tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu về 6G.

Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm công nghệ 6G từ năm 2022 và đã liên tiếp thực hiện nghiên cứu về kiến trúc hệ thống cũng như các giải pháp kỹ thuật 6G trong năm 2023, tất cả đều đặt nền móng cho bước tiến tiếp theo của 6G, chuyển từ Internet vạn vật sang Internet vạn vật thông minh.

Kinh tế châu Âu

* Nguồn vốn đệm của các ngân hàng tại Liên minh châu Âu (EU) ở mức cao kỷ lục, khi lãi suất tăng làm tăng lợi nhuận, bù vào phần chi trả cổ tức cũng cao kỷ lục cho các cổ đông.

Trong báo cáo thường niên trong một năm tính đến tháng 6/2023 công bố ngày 12/12, Cơ quan Ngân hàng châu Âu (EBA) cho biết, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cấp 1 trung bình ở mức cao kỷ lục là 16%, trong lúc lĩnh vực ngân hàng biến động hồi tháng 3/2023, đặc biệt là tại Mỹ.

Theo EBA, khoản thanh toán cổ tức và mua lại cổ phiếu ở mức kỷ lục trong năm 2022, khi các ngân hàng chi gần 63 tỷ Euro (67,9 tỷ USD) cho các cổ đông, tăng từ mức 48 tỷ Euro đã dự kiến vào đầu năm đó.

* Liên minh cầm quyền 3 đảng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 13/12 công bố đã đạt được thỏa thuận về dự thảo ngân sách cho năm 2024 sau nhiều tuần đàm phán.

Theo đó, chính phủ liên minh của Đức ít nhất ban đầu đã đồng ý không tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong năm tới nhằm đình chỉ các quy định tự áp đặt nhằm hạn chế khoản vay ròng mới. Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cho biết, việc củng cố ngân sách sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2024, với mức nợ và thâm hụt ngân sách tính trên GDP giảm xuống 64% và 1,5%.

* Ngày 13/12, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, bộ này kỳ vọng mức tăng trưởng GDP của Nga là 3,5% trong 2023, cũng như “xu hướng tích cực trong năm tới”.

Trước đó, phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp “Nước Nga mời gọi!” ngày 7/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, GDP của nước này đã tăng 3,2% trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023.

Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Nga là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu và xét về tốc độ tăng trưởng, Nga hiện đang dẫn trước tất cả các nước hàng đầu của EU”.

Nhà lãnh đạo kết luận: “Trên thị trường tiêu dùng, chúng ta đang từng bước từ bỏ các dịch vụ, thương hiệu và trung gian áp đặt. Trên thực tế, chúng ta đang tích cực phát triển thị trường của mình. Điều này đương nhiên dẫn đến những kết quả tích cực mang tính hệ thống”.

* Ngày 13/12, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề khí hậu Ruslan Edelgeriyev cho hay, Moscow cảnh báo việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch một cách “hỗn loạn”, đồng thời hoan nghênh thỏa thuận “thỏa hiệp” đạt được tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) về việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Thỏa thuận được ký kết tại Dubai hôm 13/12 kêu gọi "chuyển đổi khỏi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và bình đẳng".

* Ngày 13/12, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, nước này có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc thông qua các quy tắc tài chính mới của EU.

Hiệp ước ổn định và tăng trưởng châu Âu đã bị đình chỉ vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 và dự kiến có hiệu lực trở lại trong phiên bản sửa đổi vào năm 2024, với việc Italy đang nỗ lực để hiệp ước này linh hoạt hơn, thay vì yêu cầu thực thi kỷ luật cứng rắn của các quốc gia thành viên khác.

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Theo kết quả cuộc khảo sát chỉ số Tankan hằng quý của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố ngày 13/12, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã tăng trong quý thứ ba liên tiếp.

Cụ thể, chỉ số DI (so sánh số lượng % doanh nghiệp lạc quan với số lượng % doanh nghiệp bi quan) giữa các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản ở mức 12 trong quý III/2023, cao hơn mức tương ứng 9 ghi nhận trong quý II/2023. Chỉ số DI của các công ty phi sản xuất đạt mức 30 trong cùng giai đoạn này, tăng từ mức 27 của quý II.

* Một lượng kỷ lục các nhà đầu tư Nhật Bản đang đổ tiền vào các giao dịch tín dụng tư nhân trong nước nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn tại đất nước đang duy trì lãi suất âm cuối cùng trên thế giới.

Dữ liệu do Preqin tổng hợp cho thấy tính đến tháng 9/2023, khoảng 236 tổ chức gồm các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các ngân hàng khu vực đã “đổ” tiền cho các nhà quản lý vốn tư nhân trong năm nay, nhiều hơn gấp ba lần so với năm 2017.

Số lượng nhà đầu tư tăng vọt cho thấy lợi nhuận tiềm năng lên tới 10%, so với mức nợ chuẩn của Nhật Bản có lãi suất dưới 1% và chi phí phòng ngừa rủi ro tiền tệ có thể xóa sạch thu nhập từ nợ nước ngoài như trái phiếu chính phủ Mỹ.

* Ngày 13/12, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc thông báo, nước này sẽ chi hơn 38.000 tỷ Won (28,8 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho ngành pin sạc trong 5 năm tới nhằm tăng cường tính cạnh tranh cho lĩnh vực đầy hứa hẹn này.

Chính phủ Hàn Quốc sẽ phân bổ số tiền trên để hỗ trợ các công ty trong toàn ngành pin sạc bắt đầu từ đầu năm 2024 cho đến năm 2028. Các công ty này sẽ có thể vay các khoản lãi suất thấp và nhận được các quyền lợi bảo hiểm liên quan đến khoản đầu tư của họ tại Mỹ và nhiều nơi khác.

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Theo số liệu mới của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nhập khẩu 314 nghìn tấn lúa mạch từ Australia trị giá 139 triệu AUD (91,5 triệu USD) kể từ khi dỡ bỏ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia vào tháng 8/2023.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia Murray Watt cho biết, chính phủ và ngành nông nghiệp Australia hoan nghênh hoạt động xuất nhập khẩu lúa mạch giữa Australia và Trung Quốc trở lại bình thường. Trước khi Trung Quốc áp đặt thuế nhập khẩu đối với lúa mạch Australia vào tháng 5/2020, kim ngạch xuất khẩu lúa mạch của Australia sang Trung Quốc đạt 916 triệu AUD trong năm 2018-2019.

* Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Andi Amran Sulaiman thông báo, chính phủ nước này đang thúc đẩy dự án 1 triệu ha đất tại tỉnh Papua để xây dựng các nhà máy sản xuất đường với kỳ vọng đảm bảo nguồn cung dồi dào phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Chính phủ sẽ không hạn chế số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia kế hoạch xây dựng các nhà máy đường ở Indonesia, với mục tiêu sẽ có thêm từ 20 đến 30 nhà máy sản xuất đường mới. Để hiện thực hóa mục tiêu gia tăng nguồn cung mía, chính quyền địa phương đã triển khai canh tác các giống mía mới với năng suất cao, thích ứng với môi trường.

* Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số (KKD) Malaysia Fahmi Fadzil tuyên bố sẽ cải thiện các Trung tâm kinh tế số (PEDi) để đạt được mục tiêu phát triển 10.000 doanh nhân kinh tế số trên toàn quốc, chủ yếu tập trung vào giới trẻ.

Theo ông, tham gia vào nền kinh tế số, người dân không cần phải rời quê hương bởi họ có thể tạo ra thu nhập tốt dù ở bất cứ đâu.

PEDi là sáng kiến của KKD thông qua Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (MCMC) và Tập đoàn Kinh tế kỹ thuật số Malaysia (MDEC) cũng như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và tạo thu nhập thông qua nền tảng Thương mại điện tử.

* Trong một thông báo ngày 13/12, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) dự kiến, xuất khẩu của nước này sẽ phục hồi trong năm tới, trong khi lạm phát sẽ vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu 1-3%.

Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 29/11 vừa được BoT công bố cho thấy, kinh tế Thái Lan tiếp tục đà phục hồi, nhưng những trở ngại về cơ cấu có thể hạn chế tác động tích cực của nền kinh tế toàn cầu đối với xuất khẩu và chất lượng tín dụng phải được giám sát.

BoT cho biết, các điều kiện tài chính đã được thắt chặt và đang giám sát chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình.

Tại cuộc họp, Ủy ban Chính sách tiền tệ của BoT đã nhất trí bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất mua lại kỳ hạn một ngày ở mức 2,5%, cao nhất trong một thập kỷ, sau khi tăng thêm 200 điểm cơ bản kể từ tháng 8 năm ngoái để kiềm chế lạm phát.

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/12): EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt khí đốt Nga, Mỹ vững vị trí ‘ông lớn’ năng lượng, vốn FDI vào Đức tăng

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/12): EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt khí đốt Nga, Mỹ vững vị trí ‘ông lớn’ năng lượng, vốn FDI vào Đức tăng

Lượng khí tự nhiên hóa lỏng EU nhập từ Nga cao kỷ lục, Mỹ đang trên đà trở thành nước sản xuất và xuất khẩu ...

Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/11): Nga thắng lớn trong vụ mùa ngũ cốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo, đầu tàu châu Âu đón tin vui

Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/11): Nga thắng lớn trong vụ mùa ngũ cốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo, đầu tàu châu Âu đón tin vui

Tác động lớn từ biến đổi khí hậu, Nga sẽ có vụ thu hoạch ngũ cốc lớn thứ hai trong lịch sử, Mỹ tăng trưởng ...

Goldman Sachs: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng trên dự báo, Mỹ vượt các thị trường phát triển

Goldman Sachs: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng trên dự báo, Mỹ vượt các thị trường phát triển

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs nhận định, kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo nhờ tăng trưởng thu nhập ...

Chuyên gia: Một Việt Nam tự tin và quyết đoán trên trường quốc tế

Chuyên gia: Một Việt Nam tự tin và quyết đoán trên trường quốc tế

Chia sẻ với phóng viên TG&VN, GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam khẳng định, ...

APEC 2023: Gắn kết vì sự thịnh vượng

APEC 2023: Gắn kết vì sự thịnh vượng

APEC đang thể hiện là một diễn đàn mạnh mẽ để hợp tác và xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tương lai ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động