Đức có cần phải 'mất ăn mất ngủ' về nợ công? Nợ bao nhiêu là quá nhiều? Khi nào nên ngừng vay tiền?

Hải An
Một cuộc tranh luận sôi nổi đang nổ ra về nợ công của Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nợ quốc gia Đức..........
Nợ công của Đức đã tăng kể từ năm 1950 và đến quý III/2023, con số này ở mức 2,5 nghìn tỷ Euro, khoảng 2,68 nghìn tỷ USD. (Nguồn: DPA)

Nỗi lo sợ về khoản nợ tiêu dùng được quan tâm khá nhiều ở Đức, với việc các phương tiện truyền thông địa phương gần đây đưa tin về khoản nợ công của nước này.

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis), nợ công của Đức tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2023, chạm mức kỷ lục 2.406,6 tỷ Euro (tương đương 2.628,4 tỷ USD). So với cuối năm 2022, con số này trong quý I/2023 đã tăng thêm 38,8 tỷ Euro, chủ yếu do nhu cầu tài chính gia tăng của chính phủ liên bang nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (4-10/12): Tổng thống Nga Putin nói ‘không còn cách nào’ ngoài tranh cử, Mỹ kêu gọi viện trợ Ukraine, Israel tập trận ở Cao nguyên Golan Ảnh ấn tượng (4-10/12): Tổng thống Nga Putin nói ‘không còn cách nào’ ngoài tranh cử, Mỹ kêu gọi viện trợ Ukraine, Israel tập trận ở Cao nguyên Golan

Tuy nhiên, tạp chí The Economist của Anh lại nhận định, trong khi nước Đức ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, thì nợ nần không nằm trong số đó.

Các cuộc thảo luận về mức độ nợ của Đức diễn ra sau khi Tòa án Hiến pháp liên bang ra phán quyết rằng kế hoạch của chính phủ nhằm tái sử dụng khoản cứu trợ Covid-19 trị giá 60 tỷ Euro (65 tỷ USE) là vi hiến.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết, Berlin phải đối mặt với khoản thiếu hụt 17 tỷ Euro (18,66 tỷ USD) trong ngân sách năm sau sau phán quyết. Không có đủ tiền mặt cần thiết để thực hiện các khoản đầu tư quan trọng, chính phủ hiện phải thực hiện những điều chỉnh mạnh mẽ đối với ngân sách năm 2024.

Câu hỏi đặt ra là, chính phủ Đức có khả năng sụp đổ không? Liệu nước này nên tiếp tục vay nợ và phớt lờ việc phanh nợ được quy định trong hiến pháp hay kiểm soát chi tiêu nhà nước?

Khi nào nợ trở nên nguy hiểm?

Nỗi lo sợ cơ bản là nợ quốc gia của Đức có thể trở thành vấn đề. Nhưng khi nào điều đó xảy ra? Câu trả lời đơn giản là bất cứ khi nào khoản nợ đó trở nên đắt đỏ đối với các quốc gia.

Nợ quốc gia có thể trở nên đặc biệt tốn kém khi những nhân vật như Christian Esters, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tại cơ quan xếp hạng S&P của Mỹ, hạ mức tín nhiệm của Đức. S&P được coi là cơ quan xếp hạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới - đứng trên cả Moody's và Fitch, hai công ty khác cũng của Mỹ.

Kết quả xếp hạng tín nhiệm từ Esters và nhóm của ông có thể gây ra những tác động sâu rộng. Đánh giá của họ xác định liệu các quốc gia có bị coi là phá sản hay không và họ sẽ phải trả bao nhiêu để có được các khoản vay mới. Xếp hạng tín dụng của họ càng thấp thì chi phí vay các khoản vay mới càng lớn.

Các cuộc thảo luận thường tập trung vào tổng nợ công. Ở Đức, nhiều người quen thuộc với Schuldenuhr, hay còn gọi là đồng hồ nợ công, hiển thị mức nợ công của nước này cho người dân biết.

Nợ của nền kinh tế hàng đầu châu Âu đã tăng kể từ năm 1950 và đến quý III/2023 ở mức 2,5 nghìn tỷ Euro (2,68 nghìn tỷ USD). Điều này đưa Đức lên vị trí thứ ba trong số các quốc gia có nợ công cao nhất tại khu vực đồng sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sau Pháp và Italy.

Tuy nhiên, ông Esters cho rằng, tổng nợ công không phải là thước đo quan trọng. Ông nói với DW: “Nợ chính phủ tuyệt đối không được đặt trong mối tương quan với quy mô nền kinh tế của một quốc gia”.

Đôi khi, nợ quốc gia tính trên trung bình đầu người được thảo luận thay thế. Ở Đức, nợ quốc gia bình quân đầu người hiện ở mức 31.000 Euro (33.320 USD).

Mặc dù vậy, số liệu này cũng không giúp đánh giá mức độ tin cậy tổng thể của một quốc gia. Đánh giá theo số liệu này, các quốc gia ở phía Bắc bán cầu thường có vẻ mắc nợ nhiều hơn đáng kể so với các quốc gia đông dân ở phía Nam bán cầu. Tuy nhiên, Esters nói, việc so sánh các quốc gia giàu và nghèo cũng là sai lầm.

Ông cho rằng, nợ công chỉ là một yếu tố được xem xét khi tiến hành xếp hạng tín dụng, “ngoài ra, còn có một số yếu tố khác, chẳng hạn như ngân sách nhà nước chi bao nhiêu để trả lãi”.

Lãi suất càng cao thì số nợ càng nhiều. Tuy nhiên, lãi suất cũng phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát theo nghĩa các ngân hàng trung ương cố gắng chống lại lạm phát bằng cách tăng lãi suất.

Chuyên gia này nói: “Lạm phát là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu quả và độ tin cậy của chính sách tiền tệ”.

Về lạm phát, Đức xếp ở mức giữa so với các nước khác trên toàn thế giới. Mặc dù tổng lạm phát toàn cầu tăng nhẹ trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức vừa phải so với những năm 1980 và 1990. Điều đó thể hiện rằng, lạm phát cần được xem xét nghiêm túc.

Chuyên gia xếp hạng tín nhiệm của Mỹ nói: “Lạm phát cao có thể dẫn đến giảm sức mua và giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia”. Như vậy, lạm phát là “chìa khóa” để xác định mức độ tin cậy của một quốc gia.

Theo Esters, các yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng đến số tiền mà các bang phải trả để nhận các khoản vay mới. Ông nói: “Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chúng tôi không chỉ tính đến các yếu tố tài chính.

Yếu tố quyết định là rủi ro chính trị

Đặc biệt, vài năm gần đây đã cho thấy rằng, khả năng dự đoán về thể chế và sự ổn định đóng một vai trò quan trọng. Các quốc gia có thể rơi vào khủng hoảng nợ khi thể chế chính trị của họ yếu kém”.

Điều này có thể gây ra một vòng luẩn quẩn. Suy cho cùng, nợ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu các thể chế chính trị. Theo S&P, nợ chính phủ toàn cầu tăng trung bình 8% GDP kể từ đại dịch Covid-19 (đầu năm 2020), điều này đã làm tăng áp lực lên ngân sách quốc gia, đặc biệt là khi lãi suất đang cao.

Chuyên gia này cho biết: “Một tỷ lệ lớn hơn trong doanh thu của chính phủ phải được chi cho lãi suất và điều này làm giảm tính linh hoạt tài chính, chẳng hạn như để phản ứng với những cú sốc hoặc khủng hoảng trong tương lai”.

Nợ chính phủ phải tương đương với mức tiết kiệm hộ gia đình. Ví dụ ở Đức, nhiều người vẫn tiết kiệm rất nhiều.

S&P đã ghi nhận mức xếp hạng tín dụng của Đức được cải thiện trong năm 2023, bất chấp khoản nợ khổng lồ phát sinh trong những năm gần đây đối với các gói cứu trợ do Covid-19, tái cơ cấu kinh tế và hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, nhìn về những năm tới, mọi thứ có vẻ không mấy hứa hẹn.

Ông Esters cho biết: “Chúng tôi dự kiến sẽ có nhiều thay đổi tiêu cực hơn là tích cực trong xếp hạng tín dụng trong một đến hai năm tới”, đồng thời, yếu tố quyết định là rủi ro chính trị, không phải nợ đọng.

Chuyên gia xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới cũng lạc quan về tương lai của Đức bất chấp khả năng xảy ra các khoản nợ mới. Ông cho biết, ngay cả trong năm 2010, khi nợ công của quốc gia Tây Âu ở mức 80% GDP, vẫn không có nghi ngờ gì về mức độ tín nhiệm của nước này và xếp hạng của Đức vẫn ở mức cao nhất - AAA.

Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/11): Nga thắng lớn trong vụ mùa ngũ cốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo, đầu tàu châu Âu đón tin vui

Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/11): Nga thắng lớn trong vụ mùa ngũ cốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo, đầu tàu châu Âu đón tin vui

Tác động lớn từ biến đổi khí hậu, Nga sẽ có vụ thu hoạch ngũ cốc lớn thứ hai trong lịch sử, Mỹ tăng trưởng ...

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/12): EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt khí đốt Nga, Mỹ vững vị trí ‘ông lớn’ năng lượng, vốn FDI vào Đức tăng

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/12): EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt khí đốt Nga, Mỹ vững vị trí ‘ông lớn’ năng lượng, vốn FDI vào Đức tăng

Lượng khí tự nhiên hóa lỏng EU nhập từ Nga cao kỷ lục, Mỹ đang trên đà trở thành nước sản xuất và xuất khẩu ...

Khủng hoảng năng lượng: Có thể 'sống tốt' không cần khí đốt Nga, vì sao Áo vẫn nhận hàng từ Gazprom?

Khủng hoảng năng lượng: Có thể 'sống tốt' không cần khí đốt Nga, vì sao Áo vẫn nhận hàng từ Gazprom?

Tập đoàn năng lượng nhà nước Áo OMV AG có hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Gazprom, buộc công ty này phải mua khí ...

'Cai nghiện' khí đốt Nga, EU phải trả thêm gần 200 tỷ USD; LNG Moscow đi đường vòng

'Cai nghiện' khí đốt Nga, EU phải trả thêm gần 200 tỷ USD; LNG Moscow đi đường vòng

Dữ liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, Liên minh châu Âu (EU) đã phải trả thêm ít nhất 199 tỷ ...

Khí đốt Nga chưa phải mục tiêu bị EU hạn chế, Hà Lan vẫn cần LNG của Moscow

Khí đốt Nga chưa phải mục tiêu bị EU hạn chế, Hà Lan vẫn cần LNG của Moscow

Mới đây, hãng tin RIA Novosti trích dẫn dữ liệu thương mại của Hà Lan cho hay, nước này tiếp tục nhập khẩu khí đốt ...

(theo DW)

Đọc thêm

Cristiano Ronaldo kiến tạo nhiều nhất lịch sử EURO

Cristiano Ronaldo kiến tạo nhiều nhất lịch sử EURO

Cristiano Ronaldo đã vượt qua huyền thoại Karel Poborsky để trở thành cầu thủ kiến tạo nhiều nhất lịch sử EURO.
Vận đen tiếp tục đeo bám, Lukaku lần thứ 3 bị VAR tước bàn thắng

Vận đen tiếp tục đeo bám, Lukaku lần thứ 3 bị VAR tước bàn thắng

Sau trận thua Slovakia, Lukaku một lần nữa mất bàn thắng vì công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) ở trận Bỉ thắng Romania.
Căng thẳng Trung Quốc-EU: Nhất trí tổ chức tham vấn về thuế quan, Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán

Căng thẳng Trung Quốc-EU: Nhất trí tổ chức tham vấn về thuế quan, Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán

Trung Quốc và EU nhất trí tổ chức tham vấn về thuế quan của khối đối với xe điện nhập khẩu do Bắc Kinh sản xuất.
Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Cuộc khảo sát toàn cầu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người muốn đất nước của họ tăng cường các cam kết giải quyết ...
Bảng E EURO 2024: 4 đội bằng điểm và còn nguyên cơ hội đi tiếp điều chưa từng có trong lịch sử EURO

Bảng E EURO 2024: 4 đội bằng điểm và còn nguyên cơ hội đi tiếp điều chưa từng có trong lịch sử EURO

Sau lượt trận thứ 2, bảng E đã trở thành bảng đầu tiên trong lịch sử EURO chứng kiến 4 đội bằng điểm nhau trước ngày thi đấu cuối cùng.
Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của Vùng Đông Nam Bộ và khu vực.
Giá tiêu hôm nay 23/6/2024, người dân còn nghe ngóng, hàng bán ra nhỏ giọt, nhiều nước ‘săn mua’, xuất khẩu có thể giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 23/6/2024, người dân còn nghe ngóng, hàng bán ra nhỏ giọt, nhiều nước ‘săn mua’, xuất khẩu có thể giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 23/6/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở hầu hết các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 161.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 22/6/2024: Giá cà phê giảm mạnh phiên cuối tuần, giá vẫn đang bị đẩy lên cao, tình hình khó sớm cải thiện

Giá cà phê hôm nay 22/6/2024: Giá cà phê giảm mạnh phiên cuối tuần, giá vẫn đang bị đẩy lên cao, tình hình khó sớm cải thiện

Giá cà phê hôm nay 22/6/2024: Giá cà phê giảm mạnh phiên cuối tuần, giá vẫn đang bị đẩy lên cao, tình hình khó sớm cải thiện...
Giá xăng dầu hôm nay 22/6: Trượt dốc

Giá xăng dầu hôm nay 22/6: Trượt dốc

Giá xăng dầu hôm nay 22/6, đồng USD mạnh ảnh hưởng đến nhu cầu dầu toàn cầu đã đẩy giá dầu trượt dốc khoảng 1% tại phiên giao dịch cuối cùng của tuần (21/6).
Giá heo hơi hôm nay 22/6: Đi ngang trên diện rộng; nông dân EU trở thành 'con tin' trong cuộc chiến thương mại

Giá heo hơi hôm nay 22/6: Đi ngang trên diện rộng; nông dân EU trở thành 'con tin' trong cuộc chiến thương mại

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đứng yên trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/6/2024, xuất khẩu dự kiến thấp nhất 5 năm, thương lái Trung Quốc quay lại thị trường, thiếu hụt trầm trọng nguồn cung

Giá tiêu hôm nay 22/6/2024, xuất khẩu dự kiến thấp nhất 5 năm, thương lái Trung Quốc quay lại thị trường, thiếu hụt trầm trọng nguồn cung

Giá tiêu hôm nay 22/6/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở hầu hết các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 160.000 đồng/kg.
Cá tra Việt 'đắt hàng' tại Hong Kong (Trung Quốc)

Cá tra Việt 'đắt hàng' tại Hong Kong (Trung Quốc)

Với kim ngạch xuất khẩu 203 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) hiện là thị trường tiêu thụ cá tra nhiều nhất của Việt Nam.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Chính phủ họp rà soát dự thảo Nghị định quy định về giá đất, đất nền ven Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá… là những tin bất động sản mới nhất.
Tin bất động sản: Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini, giá nhà đất 'ăn theo' đường Vành đai 2

Tin bất động sản: Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini, giá nhà đất 'ăn theo' đường Vành đai 2

Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini dưới 7 tầng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Phân khúc chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng trưởng hơn 20%, thời hạn thuê nhà ở xã hội tối thiểu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

NAVI Property và CEO Lê Thị Oanh đang tạo dựng chỗ đứng trên thị trường, khi gắn liền đơn vị phát triển các dự án có giá trị hàng trăm tỷ đồng trở lên như: ...
Các trường hợp bị hủy sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Các trường hợp bị hủy sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có sổ đỏ/sổ hồng thuộc các trường hợp này sẽ bị hủy theo Luật Đất đai 2024.
Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm

Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm

Dù có tới 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần vừa qua nhưng mức cao nhất 6,1%/năm vẫn chưa bị vượt qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/6: USD chật vật tìm hướng đi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/6: USD chật vật tìm hướng đi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/6 ghi nhận đồng USD chật vật tìm hướng đi, trong khi đồng Euro vẫn neo gần mức thấp 1 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6: USD giữ đà đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6: USD giữ đà đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/6 ghi nhận đồng USD giảm so với đồng Euro, sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ tại Mỹ ảm đạm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6: USD trượt giá so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6: USD trượt giá so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/6 ghi nhận đồng USD trượt giá so với đồng Euro khi đồng tiền chung khu vực châu Âu phục hồi trở lại.
MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) nhiệm kỳ 2024 - 2029 được Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức ngày 15/6 tại Hà Nội, các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6: Nhờ lực đẩy của Euro, USD phục hồi và tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6: Nhờ lực đẩy của Euro, USD phục hồi và tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6 ghi nhận đồng Euro giảm mạnh, giúp đồng USD duy trì sự phục hồi và tăng cao hơn.
Phiên bản di động