Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (12-18/11): Nga-Ukraine căng vì cơn khát khí đốt, Moscow-Minks bắt tay trung chuyển; Thượng đỉnh Mỹ-Trung chiếm diễn đàn

Thượng đỉnh Mỹ-Trung, Moscow-Bắc Kinh tăng cường hợp tác năng lượng hạt nhân, căng thẳng câu chuyện khí đốt ở châu Âu, ngành hàng không toàn cầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp trực tuyến, sáng 16/11. (Nguồn: Reuters)
Bức ảnh chụp màn hình cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sáng 16/11. (Nguồn: Reuters)

Ngành dầu khí toàn cầu sẽ cần đầu tư lớn trong tương lai

Ngày 15/11, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), kiêm Giám đốc điều hành Công ty dầu khí quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) Sultan al-Jaber khẳng định, thế giới sẽ không thể đột ngột ngừng dùng hydrocarbon và từ nay cho đến năm 2030, ngành dầu khí sẽ cần đầu tư hơn 600 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu của các nước.

Phát biểu tại Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC), Giám đốc Sultan al-Jaber đánh giá Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã kết thúc thành công, đồng thời tiếp tục kêu gọi cách tiếp cận thực tế nhằm chống biến đổi khí hậu mà vẫn đảm bảo an ninh năng lượng.

Trước đó, tại hội nghị COP26, các nhà sản xuất dầu mỏ thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã bảo vệ vai trò tương lai của nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cho rằng thế giới có thể giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà không cần từ bỏ dầu và khí đốt.

Bộ trưởng Al-Jaber cho biết, ADNOC có kế hoạch tăng công suất lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030 trong khi nỗ lực giảm nồng độ carbon.

Trong bối cảnh UAE sẽ là nước đăng cai tổ chức hội nghị COP28 vào năm 2023, ông nhận định UAE sẽ đưa COP28 trở thành "chất xúc tác cho các giải pháp năng lượng thiết thực, thương mại, bền vững”. (AP)

Ngành hàng không toàn cầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi

Ngày 15/11, tại triển lãm hàng không quốc tế Dubai Air Show, ông Paul Griffiths, Giám đốc điều hành của hãng hàng không Dubai Airports, cho biết ngành hàng không toàn cầu hiện vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn, nhưng tương lai có thể tươi sáng hơn 20 tháng qua.

Các sân bay của UAE đã đón 20,7 triệu lượt hành khách trong năm nay, kém xa so với mức trước đại dịch, vốn được cho là chỉ có thể phục hồi hoàn toàn vào năm 2025. Tuy nhiên, khi nhiều nước trên thế giới nới lỏng các hạn chế đi lại và các luồng giao thông quốc tế chính bắt đầu hoạt động trở lại, ngành du lịch hàng không đã xuất hiện những dấu hiệu phục hồi.

Ông Griffiths nói thêm, lưu lượng giao thông tại sân bay quốc tế Dubai đã tăng 40% trong 6 tuần qua. Trong năm 2019, riêng sân bay quốc tế Dubail phục vụ 86,4 triệu lượt khách. Dự kiến, các sân bay tại Dubai sẽ đón 26,7 triệu lượt hành khách và con số đó có thể tăng lên 56 triệu lượt khách hoặc 57 triệu lượt khách vào năm 2022.

Giám đốc điều hành Dubai Airports lạc quan một cách thận trọng rằng lượng hành khách có thể còn tốt hơn nữa. (CNBC)

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (5-11/11): Cuộc chiến khí đốt ở châu Âu hạ nhiệt, GDP Nga dự báo tăng cao, Moscow có thể lập lại kỷ lục khai thác dầu Kinh tế thế giới nổi bật tuần (5-11/11): Cuộc chiến khí đốt ở châu Âu hạ nhiệt, GDP Nga dự báo tăng cao, Moscow có thể lập lại kỷ lục khai thác dầu

Nhà Trắng ra thông cáo về Thượng đỉnh Mỹ-Trung

Ngày 16/11, Nhà Trắng đã ra thông cáo về Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tại hội nghị, ông Biden và ông Tập Cận Bình đã thảo luận về bản chất phức tạp của quan hệ giữa hai nước và tầm quan trọng của việc quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm.

Tổng thống Biden hoan nghênh cơ hội nói chuyện thẳng thắn với ông Tập về các kế hoạch và ưu tiên của Mỹ trong nhiều vấn đề, nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ các lợi ích và giá trị của mình, cùng với các đồng minh và đối tác đảm bảo các quy tắc trong thế kỷ XXI, thúc đẩy một hệ thống quốc tế tự do, cởi mở và công bằng.

Ông Biden khẳng định ưu tiên đầu tư sâu rộng trong nước trong bối cảnh Mỹ liên kết với các đồng minh và đối tác ở nước ngoài để đối mặt với những thách thức.

Tại hội nghị, ông Biden cũng thảo luận về tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời thể hiện quyết tâm của Mỹ trong việc duy trì các cam kết trong khu vực. Tổng thống Biden nhắc lại tầm quan trọng của tự do hàng hải và sự thịnh vượng của khu vực.

Cũng theo Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về bản chất của cuộc khủng hoảng khí hậu đối với thế giới và vai trò quan trọng của Mỹ và Trung Quốc.

Hai bên cũng thảo luận về tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề khủng hoảng nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, đồng thời trao đổi quan điểm về các vấn đề trong khu vực, bao gồm tình hình Triều Tiên, Afghanistan và Iran.

Cuối cùng, hai bên thảo luận các cách thức để hai bên tiếp tục thảo luận một số lĩnh vực, trong đó Tổng thống Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đối thoại thực chất và cụ thể. (TTXVN)

Kinh tế Mỹ

* Hãng tin CNN dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ nhấn mạnh Washington sẵn sàng hỗ trợ các nhà sản xuất vaccine phòng Covid-19 để giúp họ mở rộng cơ sở hạ tầng và khả năng sản xuất trong nước.

Theo quan chức này, sự hỗ trợ của Mỹ sẽ giúp tăng số lượng vaccine ngừa Covid-19 với mức giá hợp lý trên toàn cầu. Dự kiến, chính phủ liên bang sẽ hỗ trợ để sản xuất 1 tỷ liều vaccine theo công nghệ mRNA do hãng Pfizer và Moderna bào chế vào giữa năm sau. (CNN)

* Chính phủ Mỹ ngày 17/11 đã yêu cầu một số quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới xem xét giải phóng một phần dự trữ dầu thô của họ trong nỗ lực phối hợp nhằm hạ giá và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

Giá dầu thế giới đã chạm mức cao nhất trong 7 năm qua vào cuối tháng 10/2021. Trong khi đó, nguồn cung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, OPEC và các nhà sản xuất bao gồm cả Nga đã không hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng nguồn cung của họ.

Trong những tuần gần đây, Mỹ đã nêu vấn đề trên với các đồng minh thân cận bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, cũng như với Trung Quốc. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hàn Chính ngày 17/11 đã kêu gọi tăng cường hợp tác năng lượng với Nga.

Ông Hàn Chính cho rằng quan hệ hợp tác năng lượng Trung-Nga đã vượt qua những tác động bất lợi của đại dịch Covid-19 và duy trì đà phát triển tích cực; đề nghị hai nước làm sâu sắc hơn nữa hợp tác về năng lượng hạt nhân, thúc đẩy hợp tác trong những dự án như xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt. (TTXVN)

* Chuyên gia Cao Dong thuộc Học viện Quy hoạch Môi trường Trung Quốc, một viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Môi trường, ước tính mức tiêu thụ than của các ngành công nghiệp “ngốn than” nhiều nhất gồm điện, thép, xi măng và hóa chất than có thể đạt đỉnh vào năm 2024.

Bốn ngành trên chiếm hơn 86% tổng lượng tiêu thụ than và hơn 70% tổng lượng khí thải tại Trung Quốc. Lượng tiêu thụ than trong 4 ngành này có thể đạt đỉnh 2,48 tỷ tấn. (Reuters)

Gazprom đề xuất cung cấp khí đốt cho châu Âu sau 1 tuần tạm nghỉ (Nguồn: Gasnews.eu)
Ukraine khẳng định không có dấu hiệu cho thấy tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẽ xuất khẩu thêm khí đốt sang EU trong năm sau. (Nguồn: Gasnews.eu)

Kinh tế châu Âu

* Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 15/11 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko đã thảo luận về hoạt động chuyển tải khí đốt của Nga tới châu Âu qua Belarus, sau khi Moscow bày tỏ không hài lòng với lời khuyến cáo ngừng dòng chảy này của Tổng thống Lukashenko.

Ông Peskov cho biết, cuộc thảo luận này diễn ra ngày 14/11 mà không cung cấp thêm chi tiết. Ngày 12/11, ông Lukashenko cho hay sẽ đáp trả bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào của Liên minh châu Âu (EU) đối với Belarus do cuộc khủng hoảng di cư trên biên giới Belarus-Ba Lan, ngụ ý có thể ngừng hoạt động vận chuyển khí đốt và các hàng hóa khác qua Belarus. (TTXVN)

* Ngày 17/11, nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt nhà nước Ukraine cho biết, không có dấu hiệu cho thấy tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẽ xuất khẩu thêm khí đốt sang Liên minh châu Âu (EU) trong năm sau.

Đại diện Ukraine cho hay, theo kết quả của các cuộc đấu giá công suất đường ống, Gazprom không có kế hoạch tăng nguồn cung khí đốt cho EU trong tháng 12 tới hoặc trong quý I/2022. Trong tuần này, Gazprom không đặt thêm công suất khí đốt vận chuyển qua Ukraine trong tháng 12.

Ukraine cáo buộc Nga sử dụng năng lượng như một loại vũ khí để chống lại châu Âu, tuy nhiên, Moscow bác bỏ và nhiều lần khẳng định rằng, nước này chỉ đang hoàn thành nghĩa vụ theo các hợp đồng khí đốt. (AFP)

* Cố vấn khoa học hàng đầu của chính phủ Pháp Jean-Francois Delfraissy ngày 17/11 cho biết, ông không thể loại trừ khả năng các nhà chức trách một lần nữa yêu cầu các công ty cho nhân viên làm việc tại nhà nhiều hơn, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục gia tăng tại Pháp.

Yêu cầu này vẫn là một trong những lựa chọn trong "hộp công cụ" của chính phủ Pháp. (Reuters)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Ngày 17/11, Nhật Bản lên tiếng kêu gọi Mỹ quay lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - tiền thân của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiện nay - và tham gia nhiều hơn vào trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đáp lại, đại diện Mỹ khẳng định sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để xây dựng một khuôn khổ kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đồng thời giải thích chính sách thương mại với trọng tâm là công nhân của Mỹ. (TTXVN)

* Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu của nước này trong tháng 10/2021 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức dự báo trung bình của thị trường theo khảo sát của Reuters là tăng 9,9%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 2/2021, sau khi ghi nhận mức tăng 13% trong tháng 9. Xuất khẩu ô tô giảm 36,7%.

Kinh tế Nhật Bản trong quý III/2021 giảm mạnh hơn dự kiến do tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu giảm, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại và những gián đoạn về nguồn cung linh kiện. (Reuters)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (12-18/11): Nga-Ukraine nóng vì cơn khát khí đốt, Moscow-Minks bắt tay trung chuyển; Thượng đỉnh Mỹ-Trung chiếm diễn đàn
Kinh tế Nhật Bản trong quý III/2021 giảm mạnh hơn dự kiến do tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu giảm. (Nguồn: Nikkei Asia)

* Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc Korea Exchange (KRX) ngày 17/11 cho biết, tổng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết Hàn Quốc trong thời gian từ tháng 1-9/2021 đã tăng 165,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, tổng lợi nhuận ròng của 586 trong số 670 công ty niêm yết đạt 128 nghìn tỷ Won (108 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 1-9/2021, tăng so với mức 48,19 nghìn tỷ Won cùng kỳ năm ngoái. (Yonhap)

* Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc (FTC) ngày 17/11 cho biết đã quyết định phạt 4 công ty vận hành nền tảng thanh toán di động tổng số tiền 16,9 tỷ Won (14,3 triệu USD) vì đã thông đồng để thu phí quá hạn với các khách hàng trả chậm, với tổng giá trị lên đến 375,3 tỷ Won.

Theo FTC, KG Mobilians Co., SK Planet Co., và hai công ty khác đã cùng nhau áp dụng các khoản phí đối với các khách hàng không thể thanh toán tiền mua hàng hóa thông qua các dịch vụ của họ từ năm 2010-2019, và thông đồng với nhau để tăng mạnh phí trả chậm và duy trì các mức phí này. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Chính phủ Thái Lan thông qua một chiến dịch xúc tiến du lịch mới cho năm 2022, đồng thời thành lập một ủy ban để tháo gỡ những trở ngại liên quan đến đại dịch Covid-19 cho ngành công nghiệp không khói vốn là một nguồn thu quan trọng của đất nước.

Theo đó, chương trình “Đến thăm Thái Lan Năm 2022” đã được phê duyệt, tập trung vào các tỉnh Chiang Mai, Phuket, Nakhon Ratchasima và Ayutthaya; với mục tiêu là tỷ lệ lấp đầy khách sạn ở các tỉnh này đạt 50%. (TTXVN)

* Mùa cưới kéo dài cả tháng (14/11-13/12) tại Ấn Độ được dự đoán sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này với các khoản chi tiêu lớn cho các dịch vụ cưới.

Theo ước tính, trong 30 ngày đó, khoảng 2,5 triệu đám cưới sẽ được tổ chức trên khắp cả nước, với một dòng tiền khổng lồ khoảng 3.000 tỷ Rupee (40,3 tỷ USD) đổ vào việc mua sắm cho đám cưới và các dịch vụ liên quan. Trong số đó, thủ đô New Delhi được dự đoán sẽ có hơn 150.000 đám cưới với chi phí khoảng 500 tỷ Rupee. (THX)

* Ngày 16/11, Google công bố cam kết đầu tư 1 tỷ AUD (700 triệu USD) trong vòng 5 năm tới để khởi động Sáng kiến Tương lai số ở Australia.

Sáng kiến sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực, gồm giúp xây dựng cơ sở hạ tầng số của Australia, tập trung vào điện toán đám mây, thành lập trung tâm nghiên cứu đầu tiên của Google tại Australia, và phát triển các mối quan hệ đối tác của công ty này. (TTXVN)

* Ngày 15/11, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, Tổng thống nước này Jokowi đã chỉ thị cho các bộ ban ngành liên quan nghiên cứu, theo dõi tình hình dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia khác nhau, làm cơ sở để nghiên cứu chương trình "Làn du lịch đã tiêm chủng" một cách hợp lý, hiệu quả.

Làn du lịch đã tiêm chủng là một khái niệm du lịch được nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đưa ra, nhằm cho phép khách du lịch đã tiêm vaccine Covid-19 được đi lại giữa các quốc gia tham gia chương trình này. (TTXVN)

* Sau báo cáo kém tích cực về số liệu kinh tế quý III/2021 của Malaysia, công ty dịch vụ tài chính Fitch Solutions ngày 15/11 vẫn dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Malaysia trong năm 2021 và 2022 sẽ lần lượt tăng 1,5% và 5,5%.

Fitch Solutions cho rằng nền kinh tế Malaysia sẽ ứng phó dịch Covid-19 tốt hơn trong năm 2022, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao hơn và sức đề kháng của người dân được cải thiện sau vài làn sóng lây lan dịch bệnh nghiêm trọng trong năm 2021. (THX)

Trung Quốc: Chấp nhận trả giá đắt để thoát khỏi ‘vòi bạch tuộc’ của bất động sản, vẫn còn nhiều cơn gió ngược

Trung Quốc: Chấp nhận trả giá đắt để thoát khỏi ‘vòi bạch tuộc’ của bất động sản, vẫn còn nhiều cơn gió ngược

Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc là một cơn gió ngược đối với nền kinh tế toàn cầu và nó có thể ...

Kinh tế thế giới đứng trước 'mắt bão', lạm phát không thể che đậy, chuỗi cung ứng ngày càng tệ?

Kinh tế thế giới đứng trước 'mắt bão', lạm phát không thể che đậy, chuỗi cung ứng ngày càng tệ?

Năm 2021 đã chuẩn bị khép lại, đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể kết thúc, niềm tin bắt đầu “lung lay”. Nếu nền kinh tế ...

Tin cũ hơn

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên