Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (18-24/6): Nga 'ngó lơ' đồng USD; nhà tài trợ Trung Quốc áp đảo ở EURO 2021; EU thua kiện AstraZeneca

HOÀNG NAM
‘Bơ’ đồng USD, Nga tăng sử dụng nội tệ; nhà tài trợ Trung Quốc áp đảo ở EURO 2021; giá địa ốc thế giới tăng vọt chưa từng thấy, EU thua kiện AstraZeneca… là các tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới tuần qua

Giá bất động sản thế giới tăng vọt

Theo Báo cáo của Bloomberg Economics, giá bất động sản trên khắp thế giới đang vọt lên theo cách chưa từng thấy từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo đó, New Zealand, Canada, Thụy Điển là 3 thị trường bất động sản có nguy cơ bong bóng nhất thế giới. Anh và Mỹ cũng ở trong nhóm 10 nước đứng đầu về rủi ro.

Báo cáo đánh giá các yếu tố đẩy giá nhà lên mức chưa từng có gồm: Lãi suất thấp kỷ lục, kích thích tài khóa chưa từng có; tiền tiết kiệm sẵn có được mang đi gửi ngân hàng; lượng nhà ở hạn chế và kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu; những người làm việc tại nhà cần thêm không gian và các chính phủ ưu đãi thuế cho người mua nhà…

Báo cáo cho rằng khả năng vỡ bong bóng cũng chưa rõ ràng dù các chỉ số rủi ro tăng lên bởi lãi suất vẫn ở mức thấp, các tiêu chuẩn cho vay hiện tại cũng siết chặt hơn trước đây và các nước cũng sẽ có chính sách vĩ mô để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, rủi ro về thị trường bất động sản sẽ trở nên lớn hơn khi giá nhà đồng loạt tăng, chi phí đi vay tăng và các nước áp dụng các biện pháp nới lỏng hơn để bảo vệ ổn định tài chính. (Bloomberg)

WB nhất trí tăng ngân sách cho chống biến đổi khí hậu

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 22/6 đã nhất trí tăng ngân sách chi cho chống biến đổi khí hậu lên 35%, cao hơn so với mục tiêu trước đó là 28% và công bố báo cáo tiến độ hằng năm. Động thái này diễn ra sau khi dự thảo về kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu của WB bị "kêu ca" vì thiếu một chiến lược thực hiện rõ ràng.

WB cũng cho biết, ngân hàng này sẽ đưa ra một lộ trình để giúp các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Genevieve Connors, một quan chức của WB cho biết kế hoạch trên đánh dấu một bước chuyển đổi trong cách thức thực hiện của ngân hàng này, với việc đưa vấn đề khí hậu trở thành trọng tâm trong mọi chương trình của WB.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (11-17/6): Mỹ-EU

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (11-17/6): Mỹ-EU 'tuyên chiến' với Covid-19; Thượng đỉnh G7 thêm 'nóng'; Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ

Hồi tháng 4/2021, WB đã công bố một số chi tiết trong kế hoạch để giúp các nước đang phát triển giảm lượng phát thải thông qua việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi khỏi than đá. WB cũng sẽ tăng ngân sách dành cho chống biến đổi khí hậu, vốn đã đạt tổng cộng 83 tỷ USD trong 5 năm qua và đạt đỉnh 21,4 tỷ USD trong năm 2020. (Reuters)

Kinh tế Mỹ

Mỹ đã bổ sung thêm 559.000 việc làm trong tháng 5/2021 trong bối cảnh nước này dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19. Báo cáo của Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 5/2021 đã giảm từ 6,1% trong tháng trước xuống 5,8%. (BNews)

Theo kết quả một cuộc khảo sát của Đại học Monmouth công bố ngày 16/6, khoảng 70% những người được hỏi lo ngại rằng kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Joe Biden có thể làm lạm phát gia tăng. Theo Monmouth, mối quan tâm về vấn đề này cũng khác nhau giữa các đảng phái chính trị.

Những người theo quan điểm ôn hòa cho rằng các kế hoạch của Tổng thống Mỹ sẽ dẫn đến lạm phát theo vòng xoáy. Đa số thành viên đảng Cộng hòa (93%), Độc lập (70%) và Dân chủ (55%) có phần lo ngại về việc giá cả tăng do đề xuất chi tiêu.

Theo truyền thông Mỹ, chính phủ của Tổng thống Biden đã chịu sức ép từ cả hai đảng khi những người "phàn nàn" cho rằng các kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng sẽ làm tăng lạm phát. (TTXVN)

Kinh tế Trung Quốc

Australia đệ đơn khiếu nại việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu vang của nước này lên WTO vài ngày sau khi Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung kêu gọi lập trường cứng rắn hơn với hoạt động thương mại của Trung Quốc.

Tin liên quan
Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt! Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt!

Trung Quốc đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế với nhiều sản phẩm xuất khẩu của Australia gồm nông sản, than đá, rượu vang nhập từ nước này.

Nhiều quan chức Australia cho rằng, các biện pháp của Trung Quốc mang động cơ chính trị nhằm trả đũa việc Canberra chống lại các hoạt động gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh như từ chối đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm và kêu gọi điều tra công khai nguồn gốc đại dịch Covid-19. (AFP)

Giải bóng đá vô địch châu Âu 2021 (EURO 2021) chứng kiến sự áp đảo của các nhà tài trợ Trung Quốc, trong đó có nhiều thương hiệu mới ra đời trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong số 12 nhà tài trợ của EURO 2021 có 4 công ty Trung Quốc gồm Hisense, Alipay, Vivo và TikTok. Trong khi đó, các thương hiệu lâu đời như Carlsberg, McDonald’s... không xuất hiện tại EURO 2021. (Nikkei Asia)

EUA - công ty sản xuất vaccine của Đài Loan (Trung Quốc) mới đây cho biết đang đàm phán với Philippines về việc bán vaccine ngừa Covid-19 cho nước này. Trong thời gian tới, EUA sẽ tiếp tục đàm phán với các nước ASEAN khác về việc cung cấp vaccine Covid-19 đồng thời trình đơn xin WHO cấp phép lưu hành.

EUA là một trong 2 công ty dược phẩm của Đài Loan tự nghiên cứu và sản xuất vắc-xin Covid-19, hiện đã hoàn thành xong đợt 3 thử nghiệm lâm sàng với kết quả rất tốt hiệu quả trên 95%. (TG&VN)

Ngân hàng UBS công bố báo cáo nhấn mạnh, chịu ảnh hưởng của các nhân tố như nhu cầu suy yếu, xuất khẩu chậm lại, bất động sản tiếp tục bị kiểm soát, cũng như giá nguyên vật liệu tăng làm thu hẹp lợi nhuận biên của doanh nghiệp…, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối diện với áp lực suy giảm trong nửa cuối năm nay, đồng thời rủi ro địa chính trị cũng tiếp tục gia tăng.

Hãng tin Reuters trích dẫn báo cáo “Triển vọng đầu tư châu Á-Thái Bình Dương” kỳ mới nhất do Văn phòng Giám đốc Đầu tư quản lý tài sản của UBS phát hành cho biết, mặc dù kinh tế Trung Quốc dẫn đầu phục hồi trong dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2020 và nửa đầu năm nay, nhưng sẽ gặp thách thức trong nửa cuối năm 2021. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

Nga tăng sử dụng đồng nội tệ trong giao thương

Bộ Tài chính Nga thông báo sẽ thay đổi cấu trúc của Quỹ phúc lợi quốc gia (NWF) trong vòng một tháng: Tỷ trọng của đồng USD sẽ giảm xuống mức 0, đồng Bảng Anh còn 5%, Yen Nhật giữ ở mức 5%, đồng Euro tăng lên 40%, đồng NDT lên tới 30%, ngoài ra cấu trúc của quỹ còn bao gồm vàng với tỷ trọng 20%.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF), Tổng thống Vladimir Putin nói Nga đã sẵn sàng chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ với các đối tác, trong đó có đồng Euro trong các khoản thanh toán khí đốt với Liên minh châu Âu (EU).

Trong bối cảnh đó, người đứng đầu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 22/6 khẳng định Mỹ không quan ngại Trung Quốc và Nga từ bỏ đồng USD sau thông tin hai nước này có ý định từ bỏ đồng USD để thiết lập một liên minh tài chính chung. (Reuters)

Anh chính thức đàm phán gia nhập CPTPP

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Anh Liz Truss ngày 22/6 cho biết nước này đã chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán để gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bộ Thương mại Quốc tế của Anh ước tính xuất khẩu nước này sang các quốc gia thành viên CPTPP dự kiến tăng hơn 51 tỷ USD, tương đương 65%, vào năm 2030. Dự kiến, vài tháng tới đây, các nước CPTPP và Anh sẽ thành lập các nhóm công tác để thảo luận về thuế quan, cũng như các quy định về thương mại và đầu tư. (Bloomberg)

EU thua kiện AstraZeneca

Hãng dược AstraZeneca ngày 18/6 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thua trong vụ kiện đầu tiên của khối về việc buộc AstraZeneca đẩy nhanh tốc độ chuyển giao 300 triệu liều vaccine Covid-19.

AstraZeneca đã cam kết nỗ lực hết sức để cung cấp 300 triệu liều cho 27 quốc gia EU vào cuối tháng 6, nhưng tốc độ sản xuất chậm buộc họ phải điều chỉnh con số này xuống 100 triệu liều, khiến chiến dịch tiêm chủng của EU bị trì hoãn và EU khởi kiện công ty ra một tòa án ở ở Brussels để có được ít nhất 120 triệu liều vào cuối tháng 6.

Thẩm phán ra phán quyết rằng, AstraZeneca chỉ phải cung cấp 80,2 triệu liều cho EU trước hạn chót 27/9 và nếu không đáp ứng đúng thời hạn, AstraZeneca sẽ đối mặt với án phạt “10 Euro (11.8 USD) cho mỗi liều thiếu”, ít hơn mức phạt 10 Euro mỗi liều cho một ngày chậm chuyển giao mà EU mong muốn. (Reuters)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (18-24/6): Nga 'bơ’ đồng USD; nhà tài trợ Trung Quốc áp đảo ở EURO 2021; EU thua kiện AstraZeneca
EU thua trong vụ kiện đầu tiên của khối về việc buộc AstraZeneca đẩy nhanh tốc độ chuyển giao 300 triệu liều vaccine Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản ngày 18/6, chỉ số giá tiêu dùng lõi tháng 5/2021 tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 3/2020, đóng góp chủ yếu từ mức tăng giá xăng và điện. Đây là dấu hiệu tương đối khả quan cho nền kinh tế vốn gặp khó khăn về giá. (Reuters)

Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 17/6 cho biết, xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2021 tăng 49,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 6.260 tỷ Yên (57 tỷ USD), mức tăng cao nhất kể từ mức tăng kỷ lục 51,4% ghi nhận vào tháng 4/1980. Đây cũng là tháng thứ 3 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng, sau khi tăng lần lượt 16,1% và 38% trong tháng 3 và tháng 4/2021. (Reuters)

Theo thông báo của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 22/6, Hàn Quốc đã khởi động vòng đàm phán thứ 5 với Chile để cập nhật Hiệp định thương mại tự do (FTA) Hàn Quốc-Chile.

Hai nước đã ký FTA song phương vào năm 2004 và tổ chức các cuộc họp từ năm 2018 để mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại. Chile hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc ở khu vực Trung và Nam Mỹ, sau Mexico và Brazil. (Yonhap)

Theo dữ liệu từ Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới trong năm 2020, sau Pháp và Mỹ, với việc đạt 7,57 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, tăng 16,1% so với năm 2019.

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã công bố thặng dư 6,4 tỷ USD trong thương mại mỹ phẩm vào năm ngoái, tăng từ mức thặng dư 5,41 tỷ USD của năm 2019, chiếm 14,3% trong tổng thặng dư thương mại 44,87 tỷ USD của Hàn Quốc. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN

Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa chính thức cấp quy chế đặc khu kinh tế (SEZ) cho một khu công nghệ và một cơ sở bảo dưỡng máy bay ở thành phố Batam, tỉnh Riau.

Cụ thể, công viên kỹ thuật số Nongsa nằm ở phía Đông Bắc của thành phố đảo giáp với Singapore này sẽ tập trung vào công nghệ kỹ thuật số và các hoạt động du lịch. Trong khi đó, Batam Aero Technic - cơ sở của hãng hàng không Lion Air Group - sẽ chuyên bảo trì, sửa chữa và đại tu các máy bay chở khách.

Với diện tích 166,45 ha, công viên kỹ thuật số Nongsa hướng tới mục tiêu thu hút các khoản đầu tư trị giá 16.000 tỷ Rupiah (1,12 tỷ USD) và tạo ra 16.500 việc làm. Cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa máy bay rộng 30 ha dự kiến sẽ thu về khoản đầu tư trị giá 7.200 tỷ Rupiah và tạo ra 9.976 việc làm. (BNews)

Cơ quan Thống kê Malaysia ngày 18/6 cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia trong năm 2020 đã giảm 54% so với cùng kỳ năm trước đó xuống 14,6 tỷ Ringgit (khoảng 3,53 tỷ USD) và là mức thấp nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh Covid-19. Các hoạt động kinh tế đã bị gián đoạn nghiêm trọng trên toàn cầu trong suốt năm 2020 do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư toàn cầu.

Tuy nhiên, trong quý I/2021, dòng vốn FDI vào Malaysia đạt 9,1 tỷ Ringgit. Đây là mức đầu tư cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào nước ngày và cho thấy xu hướng phục hồi. (THX)

Tiêm chủng vaccine - Vũ khí đánh chặn những 'cơn gió ngược' về kinh tế
Cựu quan chức Australia: Trung Quốc sử dụng Canberra để 'gửi thông điệp' tới các đối tác khác
Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt!
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (11-17/6): Mỹ-EU 'tuyên chiến' với Covid-19; Thượng đỉnh G7 thêm 'nóng'; Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ
Hội nghị G7 sẽ tạo bước ngoặt khôi phục kinh tế toàn cầu
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (4-10/6): Tổng thống Mỹ nói không để Trung Quốc viết ra quy tắc thương mại toàn cầu và EU vay hơn 900 tỷ USD
WB: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,6% năm 2021, tốc độ phục hồi hậu suy thoái mạnh nhất trong 80 năm
TIN LIÊN QUAN

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5 - kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. xổ số miền ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 7/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 6/5 - SXMN 6/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 6/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 6/5 - SXMN 6/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 6/5

XSMN 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 6/5/2023. kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. XSMN ...
Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs MU, 02h00 ngày 7/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs MU, 02h00 ngày 7/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Crystal Palace vs MU tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 7/5.
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng Almera 2021, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022, Almera 2022 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết sau đây.
Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?
Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 5/5 diễn ra Lễ trao học bổng 'Thắp sáng những ước mơ' cho con thương binh liệt sĩ, cháu của các chiến sĩ Điện Biên, học sinh hoàn cảnh khó khăn.
Thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội chung của Thủ đô

Thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội chung của Thủ đô

Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với nhà đầu tư trong các KCN Hà Nội năm 2023.
Các khu công nghiệp Hà Nội: ‘Đòn bẩy’ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô

Các khu công nghiệp Hà Nội: ‘Đòn bẩy’ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trong KCN.
Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Leo dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Leo dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 6/5, cả dầu Brent và WTI đều bắt đầu tuần mới bằng cách quay đầu leo dốc nhẹ gần 0,5%.
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024, hồ tiêu được hưởng lợi khi giá cà phê lao dốc liên tiếp, thị trường trong nước ‘bùng nổ’ sau kỳ nghỉ lễ

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng rất mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Phiên bản di động