Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2/7-8/7): Mỹ-Trung Quốc thêm căng thẳng vì vấn đề Hong Kong. Quan hệ thương mại Ấn Độ-Trung Quốc xuống dốc

Chu Văn
TGVN. IMF lo ngại đà phục hồi của các nền kinh tế châu Á do quá phụ thuộc vào các hoạt động ngoại thương, du lịch và kiều hối. Mỹ-Trung Quốc thêm căng thẳng vì vấn đề Hong Kong. Quan hệ thương mại Ấn Độ- Trung Quốc xuống dốc... là một số tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (25/5-1/7): Triển vọng u ám, Trung Quốc gửi thông điệp cứng rắn tới Mỹ
IMF tung dự báo mới, Covid-19 'nương tay' với các nền kinh tế châu Á
kinh te the gioi noi bat tuan qua 27 87 my trung quoc them cang thang vi van de hong kong quan he thuong mai an do trung quoc xuong doc
Kịch bản xấu nhất, sự ngưng trệ của ngành du lịch thế giới có thể kéo dài 12 tháng, ước tính thiệt hại lên tới 3.300 tỷ USD, tương đương 4,2% GDP toàn cầu. (Nguồn: Getty)

Kinh tế toàn cầu

Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á trong năm 2020 được dự báo ở mức -1,6%, giảm mạnh so với mức dự báo “không tăng trưởng” được IMF đưa ra hồi tháng 4/2020.

Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương tại IMF Changyong Rhee dự báo, kinh tế châu Á sẽ tăng mạnh trở lại và có thể đạt mức 6,6% trong năm 2021 nhưng mức độ hoạt động kinh tế trong khu vực sẽ vẫn yếu hơn so với những gì IMF dự báo trước khi Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, IMF lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế châu Á sau năm 2020 do nhiều quốc gia trong khu vực “quá phụ thuộc” vào các hoạt động ngoại thương, du lịch và kiều hối. Đây đều là những lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19.(IMF)

Trong khi đó, theo Báo cáo của UNCTAD, ngành du lịch thế giới có thể thiệt hại ít nhất 1.200 tỷ USD, tương đương 1,5% toàn cầu do ngưng trệ gần 4 tháng kể từ khi đại dịch Covid -19 bùng phát. Theo kịch bản xấu nhất, sự ngưng trệ của ngành du lịch toàn cầu có thể kéo dài 12 tháng, ước tính thiệt hại lên tới 3.300 tỷ USD, tương đương 4,2% GDP toàn cầu.

Các nước đang phát triển có thể chịu thiệt hại lớn nhất, nổi bật là Thái Lan và Jamaica, lần lượt mất 9% và 11% GDP theo kịch bản lạc quan nhất của UNCTAD. Các nước thu nhập cao tại châu Âu và Bắc Mỹ cũng chịu thiệt hại nặng nề, lên tới hàng tỷ USD. (UNCTAD)

Căng thẳng Mỹ-Trung

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết việc Bắc Kinh áp đặt các biện pháp an ninh mới đối với Hong Kong đã khiến nguy cơ các công nghệ nhạy cảm của Mỹ được chuyển cho quân đội hoặc Bộ Công an Trung Quốc tăng lên và làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong. Do đó, Mỹ đã quyết định tạm dừng các ưu đãi đặc biệt với Hong Kong, trong đó có miễn trừ các giấy phép xuất khẩu.

Các hành động tiếp theo để loại bỏ chế độ ưu đãi đặc biệt đối với Hong Kong hiện cũng đang được xem xét. Đây là động thái mới nhất của Mỹ khi quan hệ với Trung Quốc đang tiếp tục xấu đi liên quan đến Hong Kong và một số vấn đề khác. Trưởng đặc khu Hồng Công Carrie Lam cho biết, động thái này của Mỹ ít có tác động và các lệnh trừng phạt sẽ không làm Hong Kong lo ngại và Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả khi cần thiết. (Bloomberg)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Mỹ sẽ quay lại CPTPP vì Trung Quốc?

Xung đột Ấn Độ-Trung Quốc

Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc đã giảm xuống còn 48,66 tỷ USD trong tài khóa 2019-2020, do New Delhi giảm nhập khẩu từ nước láng giềng. Hãng tin PTI dẫn số liệu trên cho hay, trong năm tài khóa vừa qua, Ấn Độ xuất khẩu sang Trung Quốc 16,6 tỷ USD tỷ hàng hóa, trong khi nhập khẩu 65,26 tỷ USD hàng hóa từ thị trường này. Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc đã giảm dần từ 63 tỷ USD trong tài khóa 2017-2018 xuống 53,56 tỷ USD tài khóa 2018-2019. (Economictimes)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ khó 'đoạn tuyệt' với Trung Quốc

Mỹ

Trong biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được công bố ngày 1/7, Fed cho rằng, việc sớm khôi phục một số hoạt động thương mại mà không có biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng thích hợp hoặc tự nguyện giãn cách xã hội có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ trong những tháng tới, bởi sự mức độ lây lan nguy hiểm của virus SARS-CoV-2.

Về các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, Fed tin rằng, chính sách tiền tệ có tính hỗ trợ cao và sự hỗ trợ bền vững từ chính sách tài khoá là rất cần thiết để đảm bảo sự phục hồi lâu dài của việc làm. Fed dự kiến giữ lãi suất gần bằng 0 ít nhất là đến năm 2022. (WSJ)

Trung Quốc

Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 12 đồng ý tham gia kết nối các hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Ý tưởng bảo đảm duy trì các hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng được Singapore và New Zealand đề xuất từ tháng 3/2020, trong bối cảnh sự bùng phát của dịch bệnh trên toàn cầu đã khiến phần lớn các chuỗi cung ứng bị tê liệt.

Các quốc gia tham gia đề xuất này như Australia, Canada, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) và Uruguay cam kết không áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hoặc các biện pháp thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, cũng như loại bỏ các biện pháp hạn chế giao thương hiện có đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là vật tư y tế, nhằm hỗ trợ các hoạt động phòng chống sự lây lan của đại dịch Covid-19. (Straits Times).

Châu Âu

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến ngày 3/7 với nhóm công tác về soạn thảo sửa đổi hiến pháp, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa đưa ra nhận định rằng, lao động nhập cư giá rẻ có thể góp phần giúp khôi phục nền kinh tế Nga vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, cũng như tình trạng kinh tế thế giới suy thoái dẫn đến giá dầu giảm mạnh.

Theo ông Putin, Nga trước hết quan tâm đến dòng người nhập cư có thể nói tiếng Nga và hiểu biết về văn hóa Nga. Tuy nhiên, dòng người nhập cư cũng dẫn đến gia tăng tình trạng thất nghiệp ở Nga. Ngày 1/6, Bộ trưởng Lao động Nga Anton Kotyakov cho biết, số người đăng ký thất nghiệp đã tiệm cận con số 2,09 triệu người. Còn theo Liên đoàn Lao động Nga, số người thất nghiệp thực tế tại nước này đã lên tới 8 triệu người. (TTXVN)

Nhật Bản-Hàn Quốc

Chính phủ Nhật Bản đã công bố dự thảo chiến lược tăng trưởng kinh tế, bao gồm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và đa dạng hóa việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hậu dịch Covid-19.

Một trong những trụ cột của dự thảo chiến lược tăng trưởng là cắt giảm phí chuyển khoản liên ngân hàng cố định. Đây vốn là một “thắt nút cổ chai” đối với các doanh nghiệp sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt. Chính phủ Nhật Bản cho biết, phí chuyển khoản liên ngân hàng đã không được điều chỉnh trong suốt bốn thập kỷ qua. Các mức phí được giảm giữa các ngân hàng sẽ chuyển hóa thành chi phí thấp hơn cho các doanh nghiệp sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt. (Kydonews)

Theo Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO), lượng du khách tới Hàn Quốc giảm tới 99,5% trong tháng 5/2020 do các chính sách hạn chế đi lại được áp đặt tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Cụ thể, chỉ có 6.111 khách nước ngoài tới Hàn Quốc để du lịch trong tháng 5/2020, so với mức tương ứng 1,23 triệu lượt khách ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019. (Korea Herald)

'Bóng ma' Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào 'báo động đỏ'

'Bóng ma' Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào 'báo động đỏ'

TGVN. Thế giới đang đứng trước một cuộc khủng hoảng với những tác động tai hại hơn mọi dự báo, đà phục hồi chậm hơn ...

Khôi phục kinh tế hậu Covid-19 không chỉ cần đa phương mà còn phải đa thành phần

Khôi phục kinh tế hậu Covid-19 không chỉ cần đa phương mà còn phải đa thành phần

TGVN. Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab nhận định, cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra ...

WB: Các nước buộc phải công nhận một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác hậu Covid-19

WB: Các nước buộc phải công nhận một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác hậu Covid-19

TGVN. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 2/6 cho rằng, để giảm bớt những tác động gây tổn hại lâu dài từ ...

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Đọc thêm

Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

Hình ảnh đội tuyển Việt Nam tập trung tại sân bay Nội Bài trước giờ sang Indonesia

8h40 sáng 19/3, đội tuyển Việt Nam bay sang Indonesia, quyết tâm giành kết quả cao nhất trong trận lượt đi vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3, thế giới duy trì đà tăng khi sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq và Saudi Arabia giảm xuống, thị trường Trung Quốc ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

Lần đầu tiên xuất hiện tại “ghế nóng” nhưng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trả lời cặn kẽ, đầy đủ 38 câu hỏi được 32 đại biểu Quốc hội ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2024? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Xem tử vi 20/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/3/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3, thế giới duy trì đà tăng khi sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq và Saudi Arabia giảm xuống, thị trường Trung Quốc dần hồi phục.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, đang dừng ở mức cao
Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.500 – 95.500 đồng/kg.
Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Chiều 18/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình 'Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024'.
Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên, đi ngược lại xu hướng toàn cầu

Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên, đi ngược lại xu hướng toàn cầu

Các nền kinh tế tự do đang suy giảm trên toàn thế giới, nhưng Việt Nam lại đi ngược xu hướng chung.
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Dự án Khu đô thị mới Đông Tăng Long có tổng diện tích lên tới 160ha là một trong những dự án bất động sản hiếm hoi tại TP. HCM rộng lớn và nằm tại ...
Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản năm 2024 dù còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều, nhưng đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD tăng trước một loạt cuộc họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản đã liên tục 'xô đổ' các mức cao mới và tăng hơn 18% kể từ đầu năm nay.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3 ghi nhận đồng USD tăng giá nhờ được thúc đẩy bởi dữ liệu từ Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3 ghi nhận đồng Euro tăng 0,2% so với đồng USD, đạt mức 1,0951 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá USD tăng nhẹ sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, lạm phát tháng 2 tại Mỹ cao hơn dự kiến.
Phiên bản di động