Ấn Độ và Trung Quốc chuẩn bị hoàn tất quá trình rút quân ở hai khu vực thuộc Đông Ladakh. |
Các nguồn tin tiết lộ với kênh truyền hình India Today TV rằng, Ấn Độ và Trung Quốc đang chuẩn bị phối hợp tuần tra vì quá trình rút quân sẽ hoàn tất trong vòng 24 giờ tới. Tính đến ngày 28/10, khoảng 80-90% quá trình rút quân đã được hai bên hoàn tất ở Depsang và Demchok.
Tin liên quan |
Ngoại trưởng Ấn Độ: Mối quan hệ Ấn-Trung là chìa khóa cho tương lai châu Á |
Hiện chưa có cuộc thảo luận nào về 4 vùng đệm, trong đó có Galwan, và các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành. Theo các nguồn tin, sẽ có những cuộc đàm phán ở cấp Tư lệnh quân đoàn để khởi động công tác tuần tra vùng đệm sau khi hoạt động tuần tra bắt đầu ở Demchok và Depsang.
Hằng sáng, đội ngũ chỉ huy quân sự địa phương của cả Ấn Độ và Trung Quốc đều kết nối qua đường dây nóng để thảo luận về các hoạt động trong ngày. Những cuộc họp được tổ chức tại một địa điểm được chỉ định với tần suất 1 hoặc hai lần/ngày.
Ngày 27/10, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar thông báo, nước này và Trung Quốc sẽ sớm nối lại tuần tra dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở Ladakh, khôi phục thỏa thuận như hồi tháng 4/2020, trước khi xung đột biên giới nổ ra.
Phản ứng với động thái giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Đại sứ Nga tại New Delhi Denis Alipov đã bày tỏ hoan nghênh diễn biến rất tích cực trên, đồng thời bày tỏ vui mừng khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp đầu tiên sau 5 năm tại thành phố Kazan của Nga hôm 23/10 vừa qua.
Đại sứ Alipov thừa nhận, tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc là “vấn đề rất phức tạp”, đòi hỏi “quá trình đàm phán khó khăn và kéo dài”, song hai nước đã có thể đạt giải pháp cùng chấp nhận được trong quá trình giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài hơn 40 năm.
Nhà ngoại giao chia sẻ: “Đối với Nga, điều quan trọng và mong muốn là Ấn Độ và Trung Quốc duy trì mối quan hệ ổn định và tốt đẹp... Kết quả đó sẽ đóng vai trò thuận lợi và cần thiết cho tình hình an ninh ở khu vực Á-Âu nói riêng và thế giới nói chung”.
Theo ông Alipov, Nga coi Ấn Độ-Trung Quốc là “các động lực kinh tế chính” trong khu vực, đồng thời “luôn ủng hộ sự tin cậy giữa hai nước”, vì vậy, hai bên phải “cùng chung tiếng nói” để giải quyết các vấn đề an ninh và tài chính toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng đến các quốc gia ở Nam Bán cầu.
| Tin thế giới 28/10: Ba Lan ra 'tối hậu thư' cho Nga, ông Trump tự 'lấy đá đập chân mình'? Hàn Quốc có loạt động thái đáng chú ý Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Tân Thủ tướng Nhật Bản và các cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu: Nỗ lực giữ ấm cùng Hàn Quốc; vạch hướng đi với Trung Quốc; Ấn Độ khẳng định tình bạn Ngày 10/10, bên lề các cuộc họp ASEAN tại thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, người vừa nhậm chức ngày 1/10, ... |
| Sau 4 năm căng thẳng ở biên giới, Ấn Độ-Trung Quốc bắt đầu rút quân theo thỏa thuận, New Delhi nhận xét 'bình đẳng' Nguồn thạo tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, nước này và Trung Quốc đã bắt đầu rút quân khỏi các địa điểm đối ... |
| Khả năng quân Triều Tiên ở Nga: Mỹ tỏ nỗi lo, tuyên bố không 'trói tay' thêm Ukraine về vũ khí tấn công, Hàn Quốc đánh giá 'nghiêm trọng' Xoay quanh đồn đoán binh sĩ Triều Tiên có thể tham chiến cùng Nga trong xung đột với Ukraine, ngày 28/10, Mỹ và Hàn Quốc ... |
| Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ... |