Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá?

Minh Anh
Phương pháp tiếp cận loại bỏ hoàn toàn Covid-19 hay còn gọi là “Zero Covid-19” của nền kinh tế Trung Quốc đang châm ngòi cho một cuộc tranh luận về "được và mất", cũng như tác động lâu dài đối với nền kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá?
Kinh tế Trung Quốc: Chọn Zero Covid-19 và chấp nhận trả giá? (Nguồn: Scmp)

Tất nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chọn phương án loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh Covid-19 trên con đường phục hồi và phát triển kinh tế. Australia, New Zealand cũng đã từng quyết định theo đuổi chiến lược tương tự và không ít nền kinh tế khác còn đang lưỡng lự trước lựa chọn khó khăn này.

"Zero Covid-19"?

Trong lúc biên giới Trung Quốc vẫn đóng chặt, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở bên trong và xuất khẩu vẫn bùng nổ đã thúc đẩy niềm tin rằng, cách ngăn chặn cứng rắn của Bắc Kinh đã đúng hướng, nền kinh tế thứ hai thế giới đang đối phó rất tốt với đại dịch. Nhưng cũng từ đây, các cuộc tranh luận đang diễn ra gay gắt về tác động từ "chiến lược ngăn chặn thế giới bên ngoài" để quyết "nói không với Covid-19" trong nền kinh tế.

Phải chăng Trung Quốc đã chấp nhận "trả giá đắt" để loại bỏ hoàn toàn Covid-19?

Trên thế giới, nhiều nước tuyên bố "đang học cách sống chung với Covid-19", bởi vậy, trong giới quan sát nhiều người cho rằng, mục tiêu loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh này có thể khiến Bắc Kinh tự cô lập trong nhiều năm tới. Và dĩ nhiên, cô lập hay đóng cửa nền kinh tế là chính sách kinh tế không bền vững trong dài hạn.

Với những kết quả đạt được, Bắc Kinh hiện tin rằng, việc xử lý đại dịch của họ vượt trội so với các nền kinh tế phương Tây và coi đây là một thành tựu chính trị lớn. Xét về tỷ lệ ca nhiễm bệnh/ tử vong so với quy mô dân số, Trung Quốc thực sự đã rất thành công. Nhưng một vài vấn đề đã nảy sinh sau đó.

Cuối tháng 7, Trung Quốc lại ghi nhận đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất, bắt nguồn từ TP. Nam Kinh. Tới nay, hơn một nửa trong số 31 tỉnh của Trung Quốc báo cáo ca mắc liên quan tới biến thể Delta, buộc nước này tiếp tục phải kiểm soát chặt biên giới, hạn chế du lịch và xét nghiệm hàng loạt trên toàn quốc. Theo dự báo của Bloomberg, về ngắn hạn, Trung Quốc sẽ chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt ít nhất trong năm tới, bởi họ không muốn làm trật bánh "cỗ xe" Thế vận hội mùa Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể phải trả giá về kinh tế, thậm chí là chính trị trong việc duy trì chính sách đó vô thời hạn, đặc biệt là khi virus SARS-CoV-2 ngày càng có khả năng "lách" vaccine tốt hơn và tạo ra các biến thể mới nguy hiểm hơn. Giáo sư dịch tễ học Chen Zhengming tại Đại học Oxford (Anh) dự báo, sớm hay muộn, Trung Quốc cũng phải thay đổi chiến lược ngăn chặn dịch Covid-19.

Hiện tại, ngoài "chi phí thử nghiệm", các nhà kinh tế lo ngại chiến lược Zero Covid-19 có thể có những tác động mạnh hơn đến nền kinh tế trong những năm tới. Họ lo ngại việc đóng cửa nền kinh tế là cách tiếp cận tạm thời và không bền vững, “Zero Covid-19 có thể ảnh hưởng tới vai trò của Trung Quốc trong mô hình toàn cầu hóa kinh tế”, Liu Zelandao, Giáo sư kinh tế tại Đại học Nam Kinh phân tích.

Tất nhiên, ở một khía cách nào đó, Trung Quốc có hệ thống kinh tế quốc dân hoàn chỉnh và hệ thống lưu thông nội bộ mạnh mẽ, nên ngay cả khi ít tiếp xúc với phần còn lại của thế giới, nước này vẫn có thể tự vận hành ít nhất là trong ngắn hạn. Dù sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng không ít.

Nhà kinh tế nổi tiếng Yu Yongding, cựu cố vấn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cho biết, cách tiếp cận không khoan nhượng vẫn phù hợp, nhưng đất nước sẽ phải đối mặt với “rất nhiều khó khăn” và tác động lên nền kinh tế sẽ là “rất lớn”. Theo ông, chi phí hiện tại có thể chịu được và Trung Quốc vẫn có thể kiên trì, đồng thời tận dụng cơ hội này để tăng tỷ lệ tiêm chủng và nâng cao chất lượng vaccine.

Tuy nhiên, ông Yu Yongding khẳng định chắc chắn, trao đổi kinh tế quốc tế sẽ có một số tác động bất lợi. Đây là một cái giá phải trả.

Ngoài ra, nền kinh tế thứ hai thế giới còn phải đối mặt với một khó khăn khác khi các biện pháp kiểm soát biến chủng Delta cũng đánh thẳng vào túi tiền của người tiêu dùng. Mặc dù có những dấu hiệu cải thiện trong nửa đầu năm, nhưng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề. Những hạn chế đối với ngành du lịch, dịch vụ cũng đe dọa tạo ra sự chênh lệch đáng kể trong các khu vực kinh tế.

Tuy nhiên, với Giáo sư Li từ Đại học Bắc Kinh, đại dịch đã có tác động ngắn hạn đến ngành dịch vụ và du lịch, nhưng ảnh hưởng lâu dài sẽ là "tích cực" vì nó sẽ "thúc đẩy sự chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế của đất nước." Chẳng hạn, trước đây, Trung Quốc cần nhập khẩu rất nhiều thuốc và máy móc y tế, nhưng kể từ khi đại dịch xảy ra, nước này đã có thể tự tin trong sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá thấp.

Tất nhiên, không phải tất cả các số liệu thống kê đều khả quan như vậy. Covid-19 đã tấn công trực diện vào thị trường việc làm Trung Quốc. Năm ngoái, 24 triệu việc làm đã mất - mức sụt giảm lớn nhất trong lịch sử, theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia và Bộ Nhân sự & An sinh xã hội.

Sự lựa chọn khó khăn

Khi các thông tin chính xác và đầy đủ vẫn còn khá thiếu thốn, hiện không có cách nào để so sánh biện pháp chính sách nào tốn ít chi phí hơn. Cũng chưa thể rõ ràng về ưu và nhược điểm của các biện pháp kiểm soát đại dịch, bởi vì tất cả các chính sách đều sẽ phải trả giá.

Một cựu quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang duy trì cách tiếp cận không khoan nhượng vì sự không chắc chắn liên quan việc sống chung với virus. Ông nói thêm, Bắc Kinh không muốn chấp nhận rủi ro khi chi phí hiện tại có thể nhìn thấy được và vẫn có thể chịu được. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng chịu đựng trong ngắn hạn đối với cách tiếp cận không khoan nhượng, nhưng cũng khó có thể kéo dài vì nó quá tốn kém.

Chỉ trong hơn một tháng, Bắc Kinh lại một lần nữa đánh bại Covid-19, đưa số trường hợp nhiễm bệnh tại các địa phương xuống mức 0.

Hoạt động thương mại của Trung Quốc trong tháng 8 đã được cải thiện nhiều so với kỳ vọng. Số liệu mới nhất cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng 8 đã tăng 25,6% còn nhập khẩu - một thước đo về nhu cầu nội địa - đã tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các báo cáo kinh tế khác cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại trong vài tháng qua, đặc biệt là vào cuối tháng 7 và tháng 8 do nước này phải đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất kể từ khi đại dịch bùng lên vào đầu năm 2020.

"Chiến thắng" lần này lại khó khăn hơn lần trước, mặc dù các nhà lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới đã sử dụng cùng một chính sách mà họ đã kiên định theo đuổi để dập tắt hơn 30 đợt bùng phát trước đó.

Có thể Bắc Kinh cũng không thể biết chắc chiến thắng này sẽ kéo dài bao lâu? Nhưng mô hình Zero Covid-19 của Trung Quốc đã cho thấy những gì cần thiết để kiểm soát Covid-19 và đặt ra câu hỏi về việc liệu các quốc gia khác có sẵn sàng - hoặc có thể - làm theo những bước đi hà khắc tương tự hay không?

Trong khi đó, khi trở lại với tình trạng bình thường mới, chỉ cần "hé cửa" biên giới, Bắc Kinh sẽ lại phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn. Vấn đề đối với họ là phần nhiều thế giới đã không áp dụng cách tiếp cận tương tự. Phần lớn các quốc gia đã phát triển chiến lược đối phó với Covid-19, trong khi cố gắng giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội.

Có nghĩa là, khi Trung Quốc phục hồi sau đại dịch, việc mở cửa với phần còn lại của thế giới sẽ không chỉ có giao thương và đi lại, mà còn cả dịch bệnh. Những đợt bùng phát dịch mới nhất đã cho thấy điều đó là sự thật, không phải là một giả thiết.

Như vậy, mối quan hệ đang thay đổi giữa dịch Covid-19 và phát triển kinh tế đã tác động rất lớn đến các nhà hoạch định chính sách.

Trên thế giới, phần nhiều quốc gia đã tin rằng, sẽ không thể lặp lại chiến lược từng được sử dụng vào thời kỳ đầu đại dịch, bao gồm hạn chế khả năng di chuyển nhằm ngăn chặn sự lây lan, đồng thời tung gói kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng.

Thực tế cũng cho thấy khó có thể áp đặt một mô hình của một quốc gia nào lên quốc gia nào. Trong khi, đến nay, vẫn chưa quốc gia nào tuyên bố chiến thắng hoàn toàn Covid-19, cũng chưa có mô hình nào được kết luận thực sự chiếm ưu thế hơn, trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình mang tên Covid-19.

Giá vàng hôm nay 8/9, Giá vàng bất ngờ tuột mốc 1.800 USD, bộ ba tài sản nên đầu tư nhất hiện nay?

Giá vàng hôm nay 8/9, Giá vàng bất ngờ tuột mốc 1.800 USD, bộ ba tài sản nên đầu tư nhất hiện nay?

Mất đà tăng trong tuần trước, vàng mất một lúc 35 USD, giá giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce, do sức ép của đồng USD mạnh ...

Vaccine Sinopharm: Độ tin cậy, hiệu quả và khả năng chống lại biến chủng mới Covid-19?

Vaccine Sinopharm: Độ tin cậy, hiệu quả và khả năng chống lại biến chủng mới Covid-19?

Vaccine Sinopharm là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây, được sự phê duyệt của WHO, ...

Chúng ta biết gì về vaccine Trung Quốc? Sự thật và tin đồn

Chúng ta biết gì về vaccine Trung Quốc? Sự thật và tin đồn

Cả vaccine Sinopharm và Sinovac đã được WHO cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, đều đang được sử dụng ở Trung Quốc ...

(theo SCMP, Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Kai Havertz làm nên lịch sử Ngoại hạng Anh với cú đúp bàn thắng cùng Arsenal 'đè bẹp' đội bóng cũ Chelsea 5-0, đưa Pháo thủ trở lại đầu bảng.
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động