Kinh tế Trung Quốc khó khăn chưa từng có, hy vọng giải cứu thế giới vụt tắt?

Chu Văn
Khi tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn trên toàn cầu chậm lại do lạm phát cao, trầm trọng hơn bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhiều nhà kinh tế đã hy vọng, Trung Quốc sẽ lại ra tay giải cứu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Trung Quốc khó khăn chưa từng có, hy vọng giải cứu thế giới vụt tắt?. (Nguồn: Reuters)
Kinh tế Trung Quốc khó khăn chưa từng có, hy vọng giải cứu thế giới vụt tắt? Trong ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Nguồn: Reuters)

Nhưng đây không phải là năm 2008, khi nền kinh tế Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng và một đợt kích thích kinh tế thích khổng lồ do Bắc Kinh tung ra, đã giúp các nước phương Tây phục hồi nhanh hơn nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Lần này, khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc đã trở nên sâu sắc hơn. Chính phủ nước này đã phải từ bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong năm nay và Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng trước cảnh báo rằng, kinh tế Trung Quốc đang ở thời điểm khó khăn nhất, hiện tại rất ít khả năng nới lỏng các chính sách.

Hoạt động kinh doanh và tiêu dùng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị cản trở bởi chính sách "hà khắc", khiến hàng tháng trời công nhân ở hàng chục thành phố phải đóng cửa ở nhà, khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó xoay sở với việc đảo ngược chính sách hà khắc, vì rất có thể nó lại mở ra một cuộc khủng hoảng lớn hơn.

Mới đây Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bất ngờ xuất hiện tại Thâm Quyến, gặp các quan chức hàng đầu của 6 tỉnh, gồm Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, Chiết Giang, Hà Nam và Tứ Xuyên, thúc giục các tỉnh tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương và mở cửa hơn nữa với thương mại và đầu tư nước ngoài. Đây chỉ là một trong nhiều lần trong năm, ông Lý lên tiếng về kinh tế Trung Quốc và liên tục nhấn mạnh nhu cầu bình ổn thị trường việc làm "phức tạp". Ông cảnh báo, Trung Quốc hiện còn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khác, trong đó có các đợt phong tỏa do Covid-19, khủng hoảng bất động sản và thời tiết khắc nghiệt...

Tình thế “tiến thoái lưỡng nan”

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) dự kiến sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ lớn hơn trước áp lực của số liệu kinh tế “ảm đạm”, nhưng dư địa của PBoC khá hạn chế do lo ngại lạm phát gia tăng và rủi ro dòng vốn tháo chạy khỏi nước này.

Ngày 15/8, PBoC bất ngờ hạ hai loại lãi suất chủ chốt sau khi các số liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại trong tháng Bảy.

Cụ thể, PBoC giảm lãi suất từ 2,85% xuống 2,75% đối với các khoản vay trong khuôn khổ cơ chế cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm áp dụng với các tổ chức tài chính, qua đó "bơm" thêm 400 tỷ NDT (59,33 tỷ USD) vào thị trường.

Cơ chế MLF được Trung Quốc áp dụng từ năm 2014 để giúp các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách duy trì thanh khoản bằng cách vay tiền từ ngân hàng trung ương thế chấp bằng cổ phần.

Cũng trong ngày 15/8, PBoC cũng bổ sung 2 tỷ NDT vào thị trường thông qua các hợp đồng mua lại (repo) kỳ hạn 7 ngày, với việc giảm chi phí vay với biên độ tương tự, từ 2,1% xuống còn 2%.

Các quan chức phụ trách chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang ở trong một tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi vừa phải tìm cách hỗ trợ nền kinh tế bị tàn phá bởi Covid-19, đồng thời vừa phải tránh các biện pháp kích thích lớn có thể gây thêm áp lực lạm phát.

Ngoài ra, một nguy cơ luôn thường trực là dòng vốn có thể chảy ra khỏi thị trường trái phiếu và cổ phiếu nước này trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các nền kinh tế khác đang tích cực tăng lãi suất.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tránh được nguy cơ suy giảm trong quý II/2022 bất chấp tình trạng phong tỏa trên diện rộng và cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc đã gây ảnh hưởng nặng nề đến niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ca nhiễm Covid-19 đã tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ngân hàng Nomura ước tính, 22 thành phố hiện đang trong tình trạng “đóng cửa” toàn bộ hoặc một phần, chiếm 8,8% GDP.

Nhà kinh tế Yu Yongding, người từng cố vấn cho PBoC, nhận xét: "Hiện tại, vấn đề chính mà Trung Quốc phải đối mặt là tăng trưởng kinh tế chậm lại, bảo vệ tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu". Ông cho rằng, những gì Trung Quốc nên làm là tiếp tục áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất.

Giới quan sát dự báo, Trung Quốc có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR), mà các ngân hàng thường tính cho doanh nghiệp và người mua nhà, vào ngày 22/8.

Một cố vấn chính phủ giấu tên chia sẻ quan điểm rằng, việc cắt giảm lãi suất là không đủ, Trung Quốc nên đẩy mạnh việc nới lỏng tài khóa.

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, PBoC sẽ không thể giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng - một công cụ truyền thống để thúc đẩy thanh khoản - trong ngắn hạn do hệ thống tài chính đang rất dôi dư thanh khoản. Ngân hàng trung ương đã giảm RRR trung bình xuống 8,1% từ mức 14,9% vào đầu năm 2018, tương đương với việc “bơm” 9.000 tỷ NDT (1.330 tỷ USD) vào nền kinh tế. Thay vào đó, PBoC có thể sử dụng các công cụ chính sách cơ cấu, chẳng hạn như các khoản vay lãi suất thấp, để hỗ trợ có mục tiêu cho doanh nghiệp nhỏ đang “ốm yếu” và các lĩnh vực được các chính sách của nhà nước ủng hộ.

Đáng lo ngại là tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên vẫn ở mức cao, đạt mức kỷ lục 19,9% vào tháng 7/2022, trong khi tỷ lệ thất nghiệp dựa vào khảo sát trên toàn quốc tăng nhẹ hơn, nhưng vẫn ở mức 5,4%.

Ngày 16/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thông báo Bắc Kinh sẽ tăng cường các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và thực hiện nhiều biện pháp hơn để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư.

Yuan Da, người phát ngôn Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, chính phủ nước này sẽ thúc đẩy nhu cầu kinh tế một cách mạnh mẽ, hợp lý và vừa phải, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong quý III năm nay.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, việc cắt giảm lãi suất “khiêm tốn” không có nhiều hiệu quả nếu các công ty và người tiêu dùng vẫn cảnh giác với việc phải gánh thêm nợ. Các khoản vay ngân hàng mới ở Trung Quốc trong tháng Bảy đã giảm nhiều hơn dự kiến và chưa bằng 1/4 so với con số tháng Sáu.

Chỉ mong đạt được "kết quả tốt nhất có thể"

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây đã hạ thấp sự cần thiết của việc đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm là "khoảng" 5,5%, vốn được nhiều người coi là ngoài tầm với, đặc biệt là khi không có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ đang nới lỏng chính sách "Zero Covid" cứng rắn.

Một số nhà kinh tế kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay, đánh dấu mức tăng chậm nhất kể từ năm 1976, nếu không tính mức tăng trưởng 2,2% trong năm 2020 khi Covid-19 mới bùng phát.

Nhưng trong khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể lặng lẽ chấp nhận mức tăng trưởng thấp hơn mà không công khai sửa đổi mục tiêu, họ nhấn mạnh rằng, mong muốn đạt được "kết quả tốt nhất có thể", dựa trên các biện pháp chính sách tài khóa - đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng - để vực dậy nền kinh tế trong một năm nhạy cảm về mặt chính trị như năm nay.

Xu Hongcai, Phó Giám đốc Ủy ban Chính sách kinh tế tại Hiệp hội Khoa học chính sách Trung Quốc, nhấn mạnh: "Chính sách tiền tệ sẽ tương đối được nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng dư địa sẽ bị hạn chế".

Trong khi đó, áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng - vốn khá thấp ở Trung Quốc - đang bắt đầu xuất hiện. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2022 tăng 2,7% so với một năm trước đó, ghi nhận tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/2020, ngay cả khi hoạt động kinh tế đang không tăng nóng. Trong khi CPI vẫn nằm trong “vùng an toàn”, ngân hàng trung ương gần đây dự báo lạm phát có thể vượt ngưỡng 3% trong những tháng tới.|

Trong báo cáo triển khai chính sách quý II/2022 được công bố vào tuần trước, PBoC cho biết, Trung Quốc nên rút ra bài học từ những "đánh giá sai lầm" của các ngân hàng trung ương phương Tây về vấn đề lạm phát.

PBoC cảnh báo không nên “xem nhẹ” áp lực lạm phát cơ cấu có thể gia tăng trong ngắn hạn, áp lực lạm phát nhập khẩu vẫn tồn tại và giá cả có thể tăng trở lại theo từng giai đoạn do nhiều yếu tố.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế không nghĩ rằng, lạm phát đang tạo ra một cơn đau đầu lớn cho các nhà hoạch định chính sách hiện nay do nhu cầu đang yếu.

Nhà kinh tế Yu Yongding chỉ ra rằng: "Mặc dù Trung Quốc phải đối mặt với lạm phát gia tăng do các yếu tố bên trong và bên ngoài, nhưng đây không phải là mối nguy hiểm chính".

Giá vàng hôm nay 19/8: Giá vàng lại mắc kẹt dưới 1.800 USD, sức mạnh phục hồi khó cản của 'đối thủ', vàng vẫn là 'ngôi sao' trong thế giới đầy bất ổn

Giá vàng hôm nay 19/8: Giá vàng lại mắc kẹt dưới 1.800 USD, sức mạnh phục hồi khó cản của 'đối thủ', vàng vẫn là 'ngôi sao' trong thế giới đầy bất ổn

Giá vàng hôm nay 19/8 bị mắc kẹt dưới 1.800 USD/ounce một lần nữa và bị chi phối bởi USD. Các nhà phân tích cho ...

Cuộc đua chất bán dẫn: 'Bơm' thêm 52 tỷ USD để dẫn đầu, liệu Mỹ có thể đánh bại Trung Quốc?

Cuộc đua chất bán dẫn: 'Bơm' thêm 52 tỷ USD để dẫn đầu, liệu Mỹ có thể đánh bại Trung Quốc?

Các chuyên gia và những đại diện của ngành bán dẫn lại tỏ ra không quá lạc quan về khả năng Mỹ sẽ chiếm vị ...

Chủ tịch Duma Quốc gia Volodin: Không thể phát triển kinh tế toàn cầu mà không có Liên bang Nga

Chủ tịch Duma Quốc gia Volodin: Không thể phát triển kinh tế toàn cầu mà không có Liên bang Nga

Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin gia nhận định lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga giống như một chiếc boomerang.

Malaysia tập trung nguồn lực, kéo các 'nhà đầu tư khủng', gây dựng Trung tâm bán dẫn của Đông Nam Á

Malaysia tập trung nguồn lực, kéo các 'nhà đầu tư khủng', gây dựng Trung tâm bán dẫn của Đông Nam Á

Hướng mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn của Đông Nam Á, Malaysia sẵn sàng mở cửa chào đón các khoản đầu tư từ ...

Xung đột Nga-Ukraine: Đòn ngược của Mỹ và phương Tây?

Xung đột Nga-Ukraine: Đòn ngược của Mỹ và phương Tây?

Các lệnh trừng phạt của Washington và phương Tây sẽ kìm hãm khả năng phát triển của Nga hay ngược lại, ngành công nghiệp điện ...

(theo Reuters, DW)

Đọc thêm

Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào?

Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào?

Nhật thực toàn phần xảy ra theo một lịch trình đáng tin cậy mà chúng ta có thể tính toán trước từ lâu.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Kết quả bầu cử cho thấy nước Nga sẽ không có xáo trộn lớn về mặt chính sách, đường hướng phát triển đất nước Nga trong thời gian tới.
Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu là gì nhé!
Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật ...
Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20h30-21h30, thứ Bảy, ngày 23/3.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3, thế giới duy trì đà tăng khi sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq và Saudi Arabia giảm xuống, thị trường Trung Quốc dần hồi phục.
Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, đang dừng ở mức cao
Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.500 – 95.500 đồng/kg.
Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Chiều 18/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình 'Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024'.
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Dự án Khu đô thị mới Đông Tăng Long có tổng diện tích lên tới 160ha là một trong những dự án bất động sản hiếm hoi tại TP. HCM rộng lớn và nằm tại ...
Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản năm 2024 dù còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều, nhưng đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD tăng trước một loạt cuộc họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản đã liên tục 'xô đổ' các mức cao mới và tăng hơn 18% kể từ đầu năm nay.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3 ghi nhận đồng USD tăng giá nhờ được thúc đẩy bởi dữ liệu từ Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3 ghi nhận đồng Euro tăng 0,2% so với đồng USD, đạt mức 1,0951 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá USD tăng nhẹ sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, lạm phát tháng 2 tại Mỹ cao hơn dự kiến.
Phiên bản di động