Kinh tế Trung Quốc 'vén mây mù' tìm đường tăng trưởng

Bùi Phóng
Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn trong quý I/2022, nhưng hàng loạt số liệu cho thấy dấu hiệu “ổn định” và triển vọng phát triển tốt trong thời gian tới. Tuy nhiên, điểm không thể bỏ qua trong tương lai gần đó là “ba áp lực” đã trở nên “vượt quá dự báo” và nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Trung Quốc 'vén mây mù' tìm đường tăng trưởng
Nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải tiếp tục đối mặt với những áp lực. (Nguồn: CNN Business)

Ba áp lực

Nhìn vào “cỗ xe tam mã” của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, có thể thấy các lĩnh vực này đều phát triển ổn định và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong quý I/2022, quy mô đầu tư vào tài sản cố định tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó hỗ trợ lớn cho tăng trưởng. Tổng vốn tích lũy đóng góp tới 26,9% vào tăng trưởng kinh tế, giúp GDP tăng 1,3%.

Nhìn vào “bốn động lực mới” của nền kinh tế - công nghệ mới, lĩnh vực mới, định dạng mới và mô hình mới, có thể thấy các yếu tố này đang phát triển mạnh. Trong quý I/2022, giá trị gia tăng của ngành sản xuất công nghệ cao tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh số bán lẻ hàng hoá trực tuyến dù đã ở mức cao nhưng vẫn tăng thêm 8,8%; sản lượng các loại xe sử dụng năng lượng mới tăng 140,8%.

Tin liên quan
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tháng 3 chững lại vì dịch Covid-19 Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tháng 3 chững lại vì dịch Covid-19

Các số liệu đều cho thấy xu hướng ổn định lớn và triển vọng bứt phá trong thời gian tới. Ông Lương Quốc Dũng, một chuyên gia kinh tế cấp cao nói với báo chí tại Hội thảo Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển rằng: “Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,8% trong quý I/2022, cao hơn mức tăng của quý IV/2021. Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế phức tạp, bất ổn, không dễ để nền kinh tế Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng đó”.

Mặt ổn định đang diễn biến tốt, nhưng cũng không thể phớt lờ mặt khó khăn. Trong tháng vừa qua, dưới tác động của nhiều yếu tố như tình hình xung đột Nga-Ukraine leo thang, đại dịch Covid-19 tái bùng phát, công chúng bắt đầu tỏ ra lo ngại rằng sau giai đoạn hồi phục ngắn ngủi năm ngoái, nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào “suy thoái kép”.

Tương ứng với đó, “ba áp lực” sẽ càng lớn hơn trước những thay đổi có thể vượt ngoài dự đoán, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải tiếp tục đối mặt với những áp lực.

Về các ngành nghề trung gian, sự hồi phục của lĩnh vực này chưa đồng đều. Các ngành dịch vụ như ăn uống, bán lẻ, du lịch vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Ví dụ về ngành du lịch, trong quý I/2022, tổng số khách du lịch nội địa là 830 triệu lượt, giảm 194 triệu, tương đương 19%, so với cùng kỳ năm 2021.

Ở tầm vi mô, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh, sản xuất cá thể bị ảnh hưởng nhiều hơn do dịch Covid-19.

Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của các doanh nghiệp cỡ vừa là 48,5% trong tháng 3/2022, thấp hơn 2,9% so với tháng 2/2022, nằm trong ngưỡng hoạt động cầm chừng. Chỉ số PMI của các doanh nghiệp cỡ nhỏ là 46,6%, tiếp tục nằm ở ngưỡng nguy cơ. Tính đến hết quý I/2022, chỉ số phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã sụt giảm 4 quý liên tiếp.

La Chí Hằng, nhà kinh tế trưởng và Viện trưởng Viện Nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Việt Khai, đã nói một cách thẳng thắn: “Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn ngưỡng tiêu chuẩn và các nhóm có thu nhập trung bình, thu nhập thấp thường chống chịu yếu trước các nguy cơ. Ở Trung Quốc, số lượng các nhóm trên rất nhiều, vì vậy cảm giác này lại tăng thêm”.

Ôn Bân, nhà nghiên cứu trưởng của Ngân hàng dân sinh Trung Quốc, nhận xét: “Dù hoạt động kinh tế tổng thể trong quý I/2022 là ổn định, nhưng bị ảnh hưởng bởi môi trường quốc tế phức tạp, khốc liệt hơn và dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi trong nước, mức độ tăng trưởng của một vài chỉ số đã chậm lại hoặc tăng theo hướng tiêu cực trong tháng Ba, điều này cho thấy động lực hồi phục của nền kinh tế đã yếu đi và không thể coi nhẹ áp lực suy giảm”.

Trong quý II/2022, cần tăng cường hơn nữa các nỗ lực chống lại chu kỳ giảm, ổn định và làm tăng tổng cầu, đảm bảo nền kinh tế hoạt động trong phạm vi hợp lý.

Tích lũy sức mạnh và hồi phục

Trì Phúc Lâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cải cách và Phát triển (Hải Nam) Trung Quốc, đã chỉ ra rằng trước những thay đổi về tình hình kinh tế, việc điều chỉnh chính sách là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là phải tăng cường cải cách cùng với việc điều chỉnh chính sách, đẩy mạnh quá trình mở cửa ở mức độ cao, thúc đẩy cải cách sâu cùng với mở cửa ở mức độ cao, cũng như thúc đẩy phát triển chất lượng cao.

Đúng là Trung Quốc cần duy trì sự ổn định của thị trường kinh tế vĩ mô, nhưng không thể ngắn hạn hoá các mục tiêu dài hạn, mục tiêu tổng thể của cả bộ máy không thể bị phân mảnh và cuộc chiến lâu dài không thể bị biến thành một cuộc đột kích.

Tin liên quan
Tăng trưởng vượt kỳ vọng, Trung Quốc vẫn đối mặt nguy cơ kinh tế suy giảm mạnh Tăng trưởng vượt kỳ vọng, Trung Quốc vẫn đối mặt nguy cơ kinh tế suy giảm mạnh

Nhìn từ lĩnh vực công nghiệp, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc có đủ tiềm năng và khả năng phục hồi. Hệ thống công nghiệp của Trung Quốc đã hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện, lợi thế của thị trường khổng lồ là rõ ràng, định hướng phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo ngày càng cho thấy kết quả, và có nền tảng tốt để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, lành mạnh.

Cũng cần thấy rằng, dưới áp lực của cuộc chiến thương mại quốc tế, sức bật của chuỗi công nghiệp Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây.

Một mặt, quy mô xuất khẩu và thị phần quốc tế đạt mức kỷ lục mới; mặt khác, một số chuỗi công nghiệp có lợi thế cạnh tranh nổi trội trên trường quốc tế, ví dụ như lĩnh vực điện Mặt Trời, điện gió và kinh tế số.

Đồng thời, các sản phẩm và công nghệ thay thế nội địa đã tăng mạnh trong một số ngành công nghiệp bị thiếu hụt như chíp và mạch tích hợp, cho thấy động lực đổi mới sáng tạo và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

Không thể phủ nhận rằng tăng trưởng kinh tế hiện thời đang đối mặt với áp lực suy giảm rất lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc có thể đương đầu với những cú sốc bên trong và bên ngoài, và sẽ duy trì tăng trưởng ổn định.

Theo quan điểm của ông Lương Quốc Dũng, Trung Quốc có lợi thế lớn, toàn diện về sản xuất, số hóa, cơ sở hạ tầng và xuất khẩu, là những nguồn lực chính để nền kinh tế có thể phục hồi. Chính sách kinh tế của Trung Quốc còn dư địa tương đối lớn và các chính sách tài khoá, tiền tệ sẽ hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế - cũng là phương tiện chính để xử lý các thách thức.

Tại lễ khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao thường niên 2022, một phát biểu đã thể hiện rõ sự kiên định: “Nền kinh tế Trung Quốc với những điểm cốt lõi là năng lực chống chịu, hồi phục mạnh mẽ, tiềm năng lớn, nhiều dư địa để điều chỉnh, sự cải thiện trong dài hạn sẽ không thay đổi.

Trung Quốc sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp nền kinh tế thế giới ổn định và hồi phục, đồng thời giúp các nước có các cơ hội thị trường rộng lớn hơn. Trung Quốc sẽ triển khai đầy đủ khái niệm phát triển mới, đẩy mạnh xây dựng mô hình phát triển mới và tập trung thúc đẩy phát triển chất lượng cao".

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc 'bạc tóc' vì nợ

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc 'bạc tóc' vì nợ

Đã có những dấu hiệu cảnh báo về việc gia tăng rủi ro nợ trong các hộ gia đình có thu nhập trung bình và ...

Xung đột Nga-Ukraine: Phép thử đối với Trung Quốc khi phải ‘cân não’ giữa được và mất

Xung đột Nga-Ukraine: Phép thử đối với Trung Quốc khi phải ‘cân não’ giữa được và mất

Cách xử lý của Trung Quốc đối với xung đột Nga-Ukraine có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với quan hệ Nga-Trung mà còn ...

(theo Bình luận Trung Quốc)

Đọc thêm

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

U23 châu Á 2024: HLV U23 Iraq Radhi Shenaishil tự tin trước U23 Indonesia

Đánh giá cao U23 Indonesia nhưng HLV Radhi Shenaishil của U23 Iraq tuyên bố đội bóng của ông sẽ đánh bại đối thủ để giành quyền dự Olympic Paris 2024.
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) là nơi tập hợp những ý tưởng vô tận với ...
Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Hướng dẫn cách nén video trên iPhone giúp tiết kiệm dung lượng

Việc nén video trên iPhone giúp bạn tiết kiệm dung lượng lưu trữ và dễ dàng chia sẻ video qua mạng xã hội hoặc email mà không bị giảm chất ...
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
4 cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa siêu đơn giản

4 cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa siêu đơn giản

Biết được những cách bật đèn pin iPhone ngoài màn hình khóa bên dưới, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo cho mình một chiếc đèn pin để sử dụng ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động