Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Đến hết năm 2021 biên chế công chức giảm 10,01%, biên chế sự nghiệp giảm 11,67%

Hoàng Nam
Chiều 23/5, Quốc hội nghe Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, theo đó, đến hết năm 2021 biên chế công chức giảm 10,01%, biên chế sự nghiệp giảm 11,67%, số người hoạt động không chuyên trách, thôn, tổ dân phố giảm 46,64% so với năm 2015, hoàn thành vượt mục tiêu tinh giản biên chế 10% mà Bộ Chính trị đề ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Đến hết năm 2021 biên chế công chức giảm 10,01%, biên chế sự nghiệp giảm 11,67%
Chiều 23/5, Quốc hội nghe Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Hết năm 2021 biên chế công chức giảm 10,01%,

Trình bày Báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành đầy đủ và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nội dung thuộc chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó góp phần quan trọng trong công tác huy động, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Theo Bộ trưởng Tài chính, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán quản lý sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước góp phần thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Theo đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài ở nhiều địa phương, Chính phủ kịp thời điều chỉnh về chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân (năm 2021 đã thực hiện miễn, giảm, giãn khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất), góp phần từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống cho người dân trong trạng thái bình thường mới.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức điều hành dự toán ngân sách Nhà nước chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách; cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước; thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Công tác thanh tra, kiểm tra góp phần thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, tiến độ sử dụng đất cấp huyện; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích hơn 20 nghìn hecta; khai hoang phục hóa, đưa vào sử dụng gần 11 nghìn hecta đất chưa sử dụng; đã thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi 16 nghìn hecta đất, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 53 nghìn hecta, chấm dứt chủ trương đầu tư 7,7 nghìn hecta.

Liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng lao động, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong cơ quan chuyên môn và tương đương. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập giảm được 12,35% so với năm 2015.

Đến hết năm 2021 biên chế công chức giảm 10,01%, biên chế sự nghiệp giảm 11,67%, số người hoạt động không chuyên trách, thôn, tổ dân phố giảm 46,64% so với năm 2015, hoàn thành vượt mục tiêu tinh giản biên chế 10% mà Bộ Chính trị đề ra.

Xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban - Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh cho biết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra hàng loạt hạn chế, tồn tại cần chấn chỉnh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Theo đó, công tác lập, chấp hành dự toán còn hạn chế; tình trạng chưa phân bổ chi tiết vốn ngân sách Trung ương, chưa phân bổ hết vốn ngân sách địa phương, giải ngân chậm nguồn vốn ODA chưa được khắc phục, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Đấu thầu mua sắm và mua sắm tập trung còn nhiều bất cập, như: quy trình, thủ tục đấu thầu phức tạp, gây lãng phí về thời gian, làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư, mua sắm... Tình trạng ách tắc trong việc mua sắm trang thiết bị y tế chưa được tháo gỡ kịp thời, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

Có vi phạm pháp luật trong việc quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học; đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công như vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và một số cơ quan, địa phương trong thời gian vừa qua gây thất thoát, lãng phí kinh phí, tài sản công, gây bức xúc trong nhân dân.

Đáng chú ý, việc chậm triển khai và phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia gây lãng phí lớn về nguồn lực ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến khả năng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Việc lập, triển khai kế hoạch đầu tư công còn nhiều bất cập, hạn chế.

Tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành một số dự án trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội như: Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Tham Lương được phê duyệt năm 2010, đến tháng 10/2021 lũy kế giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%, vốn đối ứng chỉ đạt 2,09%.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt năm 2008, hiện nay vẫn đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 35.679 tỷ đồng, lũy kế giải ngân đến tháng 8/2021 chỉ đạt 974 tỷ đồng.

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ rõ, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp của nhiều bộ, ngành, địa phương rất chậm; tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo", và hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, gây lãng phí nguồn lực...

Từ những hạn chế này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành, địa phương khắc phục những tồn tại, hạn chế qua nhiều năm trong việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nội dung của Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bảo đảm đầy đủ theo quy định, phù hợp với đặc điểm của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị và có sự điều chỉnh theo tình hình, nhiệm vụ; có chỉ tiêu định lượng cụ thể làm cơ sở đánh giá hiệu quả thực hành tiết kiệm cũng như hành vi lãng phí.

Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là các định mức, đơn giá, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, y tế, giáo dục…, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư như mua sắm vượt quá nhu cầu, định mức, tiêu chuẩn.

Từ những kết quả tích cực của tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát các khoản chi, thực hiện triệt để tiết kiệm, đẩy nhanh lộ trình giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển; quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án quan trọng quốc gia; không phân bổ vốn cho những dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không đủ điều kiện phân bổ vốn; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm giải ngân để bổ sung vốn cho những dự án giải ngân tốt, có nhu cầu vốn.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề nghị xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức thực thi công vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân của cơ quan hành chính Nhà nước...

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV qua ảnh

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV qua ảnh

Sáng 23/5, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã khai mạc ...

Sáng nay 23/5, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp thứ 3

Sáng nay 23/5, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp thứ 3

Sáng 23/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ ...
'Đỉnh Everest rác' của Ấn Độ bốc cháy dữ dội, New Delhi chìm trong khói bụi khổng lồ

'Đỉnh Everest rác' của Ấn Độ bốc cháy dữ dội, New Delhi chìm trong khói bụi khổng lồ

New Delhi đang bị ô nhiễm không khí nặng nề khi bãi rác Ghazipur, còn được biết đến với tên ‘đỉnh Everest rác’ của Ấn Độ, bất ngờ bốc cháy ...
Ra mắt Toyota Fortuner hybrid đầu tiên trên thế giới: Mạnh mẽ và tiết kiệm hơn

Ra mắt Toyota Fortuner hybrid đầu tiên trên thế giới: Mạnh mẽ và tiết kiệm hơn

Toyota Fortuner hybrid đầu tiên trên thế giới vừa ra mắt tại thị trường Nam Phi. Mẫu xe này sử dụng động cơ dầu 2.8L kết hợp động cơ điện.
Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.5

Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.5

VNeID phiên bản 2.1.5 đã được cập nhật thêm một số tính năng mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2024? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Xem tử vi 25/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động