Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026

Anh Sơn
Trong ba ngày làm việc đầu tiên (20-22/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành công tác nhân sự: bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã tiến hành bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã bầu Đại tướng Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước Tô Lâm và đồng chí Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026. (Nguồn: TTXVN)

Dự kiến diễn ra trong 26,5 ngày làm việc (từ 20/5-28/6), Kỳ họp thứ 7 có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trong không khí hào hùng của những ngày tháng Năm lịch sử kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và đặc biệt là Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa kết thúc thành công tốt đẹp.

Hoàn thành nhiệm vụ công tác nhân sự

Trong phát biểu khai mạc ngày 20/5, Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn cho biết, công tác nhân sự là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng của Kỳ họp, trong đó Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước. Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,92% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với đồng chí Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức.  (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, ngày 20/5. (Nguồn: TTXVN)

Trước đó, chiều 20/5, với 100% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội.

Quốc hội cũng thông qua nghị quyết phê chuẩn chức danh Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh đối với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Hiện Thủ tướng Phạm Minh Chính giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Các Ủy viên Hội đồng gồm: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Như vậy, trong ba ngày làm việc đầu tiên, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành công tác nhân sự đề ra.

Sau khi tuyên thệ, trong phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; tri ân các bậc lãnh đạo tiền bối, lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; các gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với đất nước.

Các đồng chí cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chân thành cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài; các nước, các tổ chức, cá nhân bạn bè quốc tế đã giúp đỡ, chia sẻ để đất nước Việt Nam ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Bày tỏ kỳ vọng vào tương lai phát triển của đất nước và để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn xác định phải nỗ lực, quyết tâm cao nhất để cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, văn minh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Toàn cảnh bầu, lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâm
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 22/5. (Nguồn: TTXVN)

Tiếp tục xem xét, quyết định những nội dung quan trọng

Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần hai phần ba thời gian của Kỳ họp lần này với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết. Đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Dự kiến, tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật; ba dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thu hút sự quan tâm nhiều của cử tri và nhân dân cả nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ năm để cho ý kiến về tám dự án luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp.

Riêng trong ba ngày qua, Quốc hội thảo luận về các dự thảo luật: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Các đại biểu cũng nghe Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật; nghe Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và Báo cáo thẩm tra Luật này.

Với khối lượng công tác lập pháp rất lớn, cử tri và nhân dân cả nước mong muốn các đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, đóng góp ý kiến toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật để bảo đảm chất lượng cao nhất khi được xem xét, thông qua.

Một trong những nội dung quan trọng khác được Quốc hội xem xét, quyết định là về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Báo cáo tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, tình hình kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2023 tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%, thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng ở mức cao trên thế giới và khu vực. Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao, lạm phát kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 3,25%. Thị trường tiền tệ, ngoại khối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 1,75 triệu tỷ đồng, vượt 8,2%, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp thiết khác.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường, những kết quả đạt được của năm 2023 là rất đáng ghi nhận, trân trọng và tự hào. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn, trong đó tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra.

Những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020-2023. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Phó Thủ tướng cũng trình bày 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp triển khai thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trong thời gian tới.

Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định, cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác…

Cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng các vị đại biểu Quốc hội sẽ phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024 cũng như quyết định các quyết sách khác, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, sáng 18/5, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Tại cuộc họp, Tổng Bí thư chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hôm nay 23/5, Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN 2023 và đầu năm 2024

Hôm nay 23/5, Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN 2023 và đầu năm 2024

Hôm nay 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách ...

Toàn cảnh bầu, lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Toàn cảnh bầu, lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 20/5, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ ...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Kỳ vọng cao hơn trong giai đoạn phát triển mới của đất nước nhằm tạo ra những kỳ tích mới

Chủ tịch nước Tô Lâm: Kỳ vọng cao hơn trong giai đoạn phát triển mới của đất nước nhằm tạo ra những kỳ tích mới

Cho rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày nay, Chủ ...

Quốc hội phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh

Quốc hội phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh

Sáng 22/5, Quốc hội đã xem xét, phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với Chủ tịch Quốc hội Trần ...

Lãnh đạo các nước gửi điện và thư chúc mừng đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Lãnh đạo các nước gửi điện và thư chúc mừng đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Nhân dịp đồng chí Tô Lâm được Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Giá vàng chạm đáy, đứng im, người dân có nên mua vàng lúc này?

Giá vàng chạm đáy, đứng im, người dân có nên mua vàng lúc này?

Công ty SJC hiện đang tạm dừng chân tại đáy hơn 4 tháng ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, đắt hơn vàng thế giới trên 5 triệu đồng.
Israel tạm dừng hoạt động quân sự ở phía Nam Gaza; cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng sang Lebanon

Israel tạm dừng hoạt động quân sự ở phía Nam Gaza; cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng sang Lebanon

Ngày 16/6, Israel thông báo tạm dừng hoạt động quân sự ban ngày ở phía Nam Dải Gaza; 2 quan chức LHQ lo ngại xung đột Hezbollah-Israel lan sang Lebanon.
Ngoại giao kinh tế Hàn Quốc đổ bộ Trung Á

Ngoại giao kinh tế Hàn Quốc đổ bộ Trung Á

Tiếp nối nỗ lực ngoại giao kinh tế, Tổng thống Hàn Quốc thăm Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan để mở rộng quan hệ với các quốc gia Trung Á.
Việt Nam ra nguyên tắc về AI, khuyến khích phát triển có trách nhiệm

Việt Nam ra nguyên tắc về AI, khuyến khích phát triển có trách nhiệm

Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành bộ Tài liệu hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo có ...
Angelababy lộ ảnh 'gầy trơ xương', thiếu sức sống

Angelababy lộ ảnh 'gầy trơ xương', thiếu sức sống

Angelababy để lộ thềm ngực gầy gò khi tham dự sự kiện ở Trung Quốc vào tháng 6.
Tuổi tác là yếu tố đầu tiên khi phụ nữ Hàn Quốc chọn bạn đời

Tuổi tác là yếu tố đầu tiên khi phụ nữ Hàn Quốc chọn bạn đời

Nhà điều hành nền tảng mai mối Wippy, đã thực hiện khảo sát với 400 phụ nữ. Cuối cùng yếu tố tuổi tác là yếu tố hàng đầu khi phụ ...
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Với một đất nước mà bạo lực nhằm vào nữ giới đang là vấn nạn, việc nhiều khả năng Mexico lần đầu tiên sẽ có nữ Tổng thống có thể coi là bước ngoặt...
Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Thảm họa vũ khí hạt nhân đã, đang và mãi là nỗi ám ảnh khủng khiếp của nhân loại. Gần đây, dường như vấn đề đó lại nóng lên...
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Chuyến công du New Zealand và Australia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tập trung vào thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto hoạt động đối ngoại tích cực, thể hiện khả năng lãnh đạo quốc gia trong bối cảnh địa chính trị thay đổi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sụt giảm và lợi thế đang nghiêng về ông Joe Biden.
Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Mỹ và Nhật Bản đang phát triển một mô hình hợp tác quốc phòng có thể giúp Washington hóa giải mối lo về thiếu vũ khí.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự đồng điệu trong nhiều vấn đề 'nóng'.
Phiên bản di động