Toàn cảnh Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV. |
Quốc hội đã biểu quyết thông qua 6 luật, 12 nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp, thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý và cho ý kiến đối với 8 dự án luật và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.
Thêm một kỳ họp quan trọng đi qua, “hành trang” tốt nhất cho chặng đường phía trước đã chuẩn bị sẵn sàng. Trong đó, mục tiêu nổi bật là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, là minh chứng cho thấy hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, quyết liệt và thiết thực hơn.
Bên cạnh việc nhìn nhận lại những kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện đã đạt được cả về phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; an sinh xã hội; chăm sóc người có công và công tác đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2022.
Những tháng cuối năm 2022 và năm 2023, nổi lên hàng loạt yêu cầu cần phải thận trọng như: phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống; siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, tập trung giải quyết căn cơ, có kết quả cụ thể các yếu kém, điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công, trong xử lý các tổ chức tín dụng, các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; việc thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế, giáo dục và thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế…
Quốc hội kỳ này cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023. Điểm được quan tâm là tốc độ tăng trưởng GDP mục tiêu khoảng 6,5% được đánh giá là “thấp” so với mức 8,83% trong chín tháng năm nay. Tuy nhiên, đây là mục tiêu thận trọng và phù hợp trong bối cảnh năm 2023, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng, đặc biệt là khi chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn bị đe dọa bởi nhiều diễn biến khó lường.
Ở tầm nhìn xa hơn, Quốc hội chú trọng đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu. Đề nghị Chính phủ triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Với điểm nhấn là khơi dậy tinh thần chung sức, đồng lòng, phát huy tự cường, chúng ta tin tưởng đất nước sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành cao nhất Kế hoạch năm 2022 và 2023, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
| Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đề xuất đưa sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá Phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng ý kiến này ... |
| Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15: Quốc hội hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn Theo Chương trình, ngày 5/11, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 14. Quốc hội tiếp tục dành ... |
| Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Chất vấn lĩnh vực Nội vụ, Thanh tra được cử tri quan tâm, đánh giá cao "Thẳng thắn, mạnh mẽ, không né tránh, đúng trọng tâm" là ý kiến của nhiều cử tri tỉnh Quảng Bình sau khi theo dõi phiên ... |
| Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV: Kỳ vọng giữ vững đà tăng trưởng kinh tế Một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV là ... |
| Luật Hợp tác xã để tạo hành lang pháp lý các tổ chức kinh tế hợp tác Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sửa đổi Luật Hợp tác xã là để tạo hành lang pháp ... |