Ký ức tháng 4 năm 1975 - Chiến thắng của nội lực Việt Nam

Đỗ Nguyệt Hương
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 
TGVN. Cách đây 45 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky uc thang 4 nam 1975 chien thang cua noi luc viet nam Ra mắt bộ sách tư liệu quý ‘Nhật ký thời chiến Việt Nam’
ky uc thang 4 nam 1975 chien thang cua noi luc viet nam Thắng lợi của ý chí và tinh thần thống nhất dân tộc
ky uc thang 4 nam 1975 chien thang cua noi luc viet nam
Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)

2 giờ 30 phút sáng 30/4/1975, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gọi điện cho cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin và yêu cầu ông Martin kết thúc kế hoạch di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn lúc 3 giờ 45 phút sáng. Nửa tiếng sau, Martin xuất hiện cùng một cặp da, một túi xách và các tài liệu. Ông im lặng đi lên tầng 6 tòa đại sứ quán, nơi một chiếc trực thăng đang đợi… Khi trực thăng ra đến ngoại vi thành phố, Đại sứ nhìn thấy đèn pha xe tải của quân đội nhân dân Việt Nam đang tiến vào Sài Gòn…

Ba giờ sau, những chiếc xe tăng cắm cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tiến vào trung tâm thành phố. Các chiến sĩ trên xe tăng không bắn một phát súng nào. Các xe tăng qua quảng trường Lam Sơn, dọc theo Đại lộ Tự Do, qua nhà thờ Đức Bà, tiến vào dinh Tổng thống, nơi ông Dương Văn Minh cùng nội các đang chờ để đầu hàng.

11 giờ 30 phút lá cờ cách mạng chiến thắng của quân và dân ta đã tung bay trên nóc dinh Độc Lập, báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam: Tổ quốc Việt Nam thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà, một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.

Khi chúng ta tiến vào Sài Gòn, nhiều thế lực tung tin đồn Cộng sản sẽ vào “tắm máu” ở Sài Gòn… Sự thực, trong chiến thắng vĩ đại này, việc giải phóng Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, ít tổn thất, đó là một điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử quân sự.

Nhà báo Ronald Yates và Philip Caputo mô tả: “Những chiếc xe tăng và xe Jeep tiến vào Dinh Tổng thống được đám đông hò reo chào đón. Người dân ùa ra đường, vẫy chào những đoàn quân mặc quân phục xanh. Bộ đội Việt Nam cười tươi vẫy chào lại…”. Đó thật sự là một điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử quân sự; đây là một nét độc đáo và là ưu thế vượt trội của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử giữ nước của dân tộc ta, chiến dịch 30/4/1975 là cuộc hội quân vĩ đại. Một đội quân trên 250.000 người cùng hơn 1.000 pháo, cối các cỡ, 500 xe tăng và thiết giáp… tiến về Sài Gòn trên một thế trận đã được chuẩn bị công phu, kết hợp tiến công bằng các binh đoàn chiến lực cơ động với hoạt động chiến tranh nhân dân địa phương rộng khắp. Và, trong chiến dịch, Ban Binh Vận Trung ương cục và khu Sài Gòn – Gia Định đã huy động trên 800 cán bộ vào các quận, huyện trực tiếp chỉ đạo đẩy mạnh công tác binh vận, địch vận.

Đây là một mũi tiến công chiến lược thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của công tác vận động cách mạng, phát huy tính chất chính nghĩa và ưu thế vượt trội về chính trị tinh thần của chiến tranh nhân dân Việt Nam để giác ngộ, tuyên truyền, vận động các quan chức chính quyền, sỹ quan và binh lính Sài Gòn trở về với nhân dân.

Có thể khẳng định, trận quyết chiến chiến lược 30 tháng Tư này như một trận tổng hợp sức mạnh tất thắng và tài thao lược Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Henry Kissinger bàng hoàng không hiểu “cái gì đã nhen lên trong dân tộc đó (Việt Nam) những ngọn lửa anh hùng và nghị lực như vậy”.

Còn cựu Đại sứ Mỹ - tướng Maxwell D.Taylor thì thừa nhận: “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này…”.

Đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975 là Đảng ta đã thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập tự chủ, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược Cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chưa bao giờ tình nhân dân lại biểu hiện đầy đủ, toàn diện như trong sự nghiệp chiến đấu chống Mỹ này.

Ở đây, nét đặc sắc, độc đáo của chiến tranh nhân dân đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố “thế, lực, thời, mưu” trong từng tận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt và chúng ta đã giành thắng lợi cuối cùng.

Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời cũng được sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Mỹ.

Thắng lợi ngày 30/4/1975, quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh nhất của loài người tiến bộ, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn một nửa thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước, chấm dứt chế độ phong kiến ở nước ta. Là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng, cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Ngay tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976), cũng đã có nhận định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX…”, thắng lợi này mang tầm thời đại sâu sắc.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang hội nhập sâu rộng quốc tế, nhất là trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông đã chiến đấu hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do và sự thống nhất Tổ quốc thân yêu.

45 năm đã trôi qua, nhưng có rất nhiều bài học được rút ra từ cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 để chúng ta học tập, trong đó bài học về tạo thời cơ và chớp thời cơ đã và sẽ tiếp tục là sức mạnh cho những thành tựu to lớn của cả dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay và mai sau.

Tinh thần chiến thắng 30/4/1975 cổ vũ chúng ta với ý chí quyết chiến, không cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ trong bài học rút ra từ cuộc chiến đấu giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bài học từ phát huy sức mạnh hòa hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta có những chính sách khởi nguồn lực toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội.

Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu hiện nay, Đảng và Chính phủ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và đồng bào ở nước ngoài đoàn kết một lòng, với truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của dân tộc ta, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng, Nhà nước phòng chống dịch. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.

Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại, ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, hòa bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá chiến thắng mùa Xuân 1975 là “đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX…, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.

ky uc thang 4 nam 1975 chien thang cua noi luc viet nam “Tại sao tôi chống Chiến tranh Việt Nam?”

Cách đây hơn 50 năm, ngày 4/4/1967, nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đã có bài phát ...

ky uc thang 4 nam 1975 chien thang cua noi luc viet nam Cận cảnh hai chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập

Quân giải phóng từ các hướng ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn. Trưa 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và ...

ky uc thang 4 nam 1975 chien thang cua noi luc viet nam Những nước cờ ngoại giao chiến lược Xuân 1975

Với vị trí là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoại giao Việt Nam đã ...

Đỗ Nguyệt Hương

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động