TIN LIÊN QUAN | |
Nhật Bản muốn nêu vấn đề tên lửa của Triều Tiên tại hội nghị G7 | |
Tranh thủ đa phương, thúc đẩy song phương |
Hội nghị G7 diễn ra từ ngày 26 – 27/5 tại thành phố Taormina (Italy), dưới sự chủ trì của Thủ tướng nước chủ nhà Paola Gentolini. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên lãnh đạo G7 nhóm họp kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron nhậm chức.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2017 được tổ chức tại thành phố Taormina, đảo Sicily, miền Nam Italy. (Nguồn: rai.it) |
Chủ đề của Hội nghị lần này là “xây dựng nền tảng cho niềm tin mới”, với chương trình nghị sự dựa trên ba trụ cột: bảo đảm an toàn cho người dân; xây dựng nền kinh tế, môi trường và xã hội bền vững, giảm bất bình đẳng; tăng cường đổi mới, phát triển kỹ năng lao động trong cuộc cách mạng sản xuất mới.
Có thể thấy, vấn đề bảo hộ thương mại tiếp tục là bài toán khó cho G7 năm nay. Các quốc gia trong G7 dường như không muốn làm mất lòng Tổng thống Trump, người tích cực ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Chỉ một tuần trước, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7, các bên chỉ tập trung bàn luận vấn đề tăng trưởng toàn diện và các quy định thuế quốc tế mà lờ đi xu thế nổi trội này của kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, điều mà khối G7 cần lưu tâm là hướng đi của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các hiệp định thương mại giữa Mỹ và nhiều nước như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bị đình trệ từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền. Hiện tại, khó có thể biết được liệu ông chủ Nhà Trắng có tiếp tục giữ vững lập trường bảo hộ thương mại của mình hay sẽ nhún nhường trước lãnh đạo các quốc gia G7 khác.
Bên cạnh thương mại, vấn đề trọng tâm khác sẽ được bàn thảo tại Hội nghị G7 lần này là an ninh toàn cầu. Hiện nay, các điểm nóng an ninh xuất hiện ngày càng nhiều, đe dọa hòa bình ổn định của các quốc gia trên thế giới.
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên dự báo được đưa ra bàn thảo, sau khi nước này tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo tầm trung vào ngày 21/5, phớt lờ những lời cảnh báo và răn đe của cộng đồng quốc tế. Vấn đề Israel – Palestine cũng sẽ là một trong những chủ đề chính của cuộc họp. Các nhà lãnh đạo còn lại của G7 hẳn muốn tìm hiểu thêm về lập trường của người đứng đầu Nhà Trắng, khi trong chuyến thăm Israel vừa qua, ông Trump tuyên bố sẽ “đạt được một thỏa thuận khó khăn nhất” về hòa bình giữa hai nước Trung Đông, nhưng lại không ngả hẳn về phương án “hai nhà nước” của Palestine hay là “một nhà nước” của Israel. Ngoài ra, ông Trump được cho là sẽ kêu gọi thêm sự giúp đỡ từ các quốc gia thành viên G7 trong chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như chủ nghĩa khủng bố nói chung.
Có thể thấy, với những mục tiêu nói trên, Hội nghị G7 lần này cần làm việc tích cực để đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Mặt khác, đây cũng là dịp để dư luận tìm hiểu thêm về chính sách của các cường quốc trong nhóm, đặc biệt là Mỹ. Hội nghị sẽ góp phần giải mã câu hỏi là liệu ông Trump sẽ “đặt nước Mỹ lên trên hết” hay sẽ tiếp tục thúc đẩy vai trò của Washington trên toàn cầu.
Hội nghị G7 nhất trí tăng cường đối phó với tin tặc Các bộ trưởng tài chính của nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 13/5 đã nhất trí tăng cường ... |
G7 chuẩn bị nhóm họp lần đầu kể từ khi ông Trump nhậm chức Theo hãng tin Kyodo, cuối tuần này, các bộ trưởng tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương của Nhóm 7 nước công nghiệp ... |
Ngoại trưởng Nhật, Mỹ sẽ họp bàn về Triều Tiên Ngày 7/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thông báo sẽ nhóm họp với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson vào tuần tới để thảo ... |