Làm gì để tái sinh rạn san hô khổng lồ Great Barrier?

Trung Hiếu
Chuyên gia người Australia nổi tiếng John "Charlie" Veron, người đã dành 45 năm lặn và nghiên cứu san hô, lo ngại về vấn đề bảo tồn rạn san hô khổng lồ Great Barrier của Australia trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tương lai nào cho rạn san hô Great Barrier?
Các nhà khoa học đang nỗ lực cứu rạn san hô Great Barrier ngoài khơi Australia. (Nguồn: AP)

Ông John “Charlie” Veron, 73 tuổi, được biết đến với biệt danh “Bố già san hô”, nguyên là Trưởng khoa học gia tại Viện Khoa học Hàng hải Australia. Ông là người đã phát hiện ra gần một phần tư số loài san hô trên thế giới.

Dành cả cuộc đời để tìm hiểu hệ sinh thái rộng lớn dưới đại dương, ông Veron báo động về khả năng tuyệt chủng của san hô.

Ông Veron cho biết, san hô rất nhạy cảm với môi trường nước, chúng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thay đổi vượt quá 1-2 độ C so với bình thường, hoặc khi độ mặn trong nước giảm.

Khi không có tảo đơn bào cộng sinh, các mô san hô sẽ mất màu và để lộ màu trắng của bộ xương (CaCO₃ - cacbonat calci), hiện tượng này được gọi là san hô bị “tẩy trắng”.

Là một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới, rạn san hô khổng lồ Great Barrier dài 2.300km - tương đương chiều dài của nước Italy, là sinh vật sống duy nhất có thể được nhìn thấy từ không gian bên ngoài Trái đất. Vào năm 2016 và 2017, các đợt nắng nóng do biến đổi khí hậu gây ra đã dẫn đến hiện tượng san hô bị tẩy trắng hàng loạt, làm chết gần một nửa rạn Great Barrier, cùng nhiều loài san hô khác trên thế giới.

Chuyên gia John “Charlie” Veron cho biết, khoảng một phần tư đến một phần ba loài sinh vật biển có một phần vòng đời của chúng sống trong các rạn san hô. Vì vậy, khi các rạn san hô chết, sẽ kéo theo một phần ba đến một phần tư loài sinh vật biển bị xóa sổ. Điều này sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và sụp đổ hệ sinh thái biển.

“Đó là sự khởi đầu của một thảm họa hành tinh. Tôi đã nói về việc này quá muộn”, ông Veron cho biết.

Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu

Lần đầu tiên ông Veron lặn ở khu vực có rạn san hô rộng lớn này vào đầu những năm 1960, ông cảm thấy như cuộc sống của mình mới bắt đầu.

“Vùng biển này có quá nhiều sự sống, quá nhiều hoạt động, giống như một đô thị ồn ào và náo nhiệt”, ông kể lại.

Chuyên gia 73 tuổi chia sẻ: “Ban đầu, tôi là một người hoài nghi về biến đổi khí hậu”. Nhưng vào giữa những năm 1980, ông nhận ra rằng, biến đổi khí hậu thực sự nghiêm trọng vào khoảng năm 1990, ông đã lên tiếng báo động về tác động của biến đổi khí hậu đối với các rạn san hô.

Veron nói rằng, các vụ san hô bị tẩy trắng hàng loạt trong vài năm qua và viễn cảnh mất đi một trong những kho báu lớn nhất của tự nhiên là lời cảnh tỉnh cho thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

“Nó không còn chỉ như tiếng chuông cảnh báo, mà đã trở thành tiếng còi báo động”, ông Veron đánh giá về mức độ nguy hiểm của vấn đề.

Từ những năm 1990, ông đã dự đoán rằng, biến đổi khí hậu sẽ phá hủy các rạn san hô. Điều này được viết trong một số cuốn sách đã xuất bản của ông và trong một bài phát biểu quan trọng năm 2009 có tiêu đề Rạn san hô Great Barrier trên con đường chết? tại Hiệp hội Hoàng gia ở London (Anh) - nơi ông được nhà tự nhiên học kỳ cựu người Anh David Attenborough giới thiệu phát biểu.

Ông Attenborough mô tả Veron là “một trong những nhà nghiên cứu vĩ đại trên thế giới về san hô, người đã tận tụy chăm sóc và nâng cao nhận thức về những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến rạn san hô”. Trong cộng đồng các nhà bảo tồn của Australia, danh tiếng của Veron cũng “vô đối”.

Chạy đua để cứu san hô

Các nhà khoa học đã tiên đoán rằng, đến năm 2030 hơn 50% các rạn san hô trên thế giới có thể bị hủy diệt, do đó, chúng thường được các luật môi trường bảo vệ.

Đầu năm nay, chính phủ Australia đã công bố khoản tài trợ mới trị giá gần 400 triệu USD cho các dự án khoa học cứu nguy cho rạn san hô Great Barrier.

Số tiền được trao trực tiếp cho Tổ chức Rạn san hô Great Barrier. Theo đó, tổ chức này sẽ quản lý quỹ cho các dự án khác nhau. Chính phủ Australia khẳng định họ đã cung cấp các hướng dẫn liên quan cho quá trình này.

Ông Veron cho biết: “Quá trình san hô bị bạc màu được thúc đẩy bởi CO2 (carbon dioxide). Trừ khi người ta ngừng xả khí CO2 vào khí quyển, quá trình này vẫn sẽ tiếp tục”.

Theo ông Veron, nhờ nguồn tài trợ mà các nhà khoa học sẽ có thể tạo ra một ngân hàng hạt giống, giúp bảo tồn loài này cho đến khi khí hậu ổn định đủ để xây dựng lại các rạn san hô.

“Những gì các nhà khoa học nên làm là giúp đỡ thiên nhiên. Chúng ta cần làm tất cả những gì có thể để giúp các loài san hô tái sinh, sau khi các đợt tăng CO2 lớn trên toàn cầu kết thúc”, ông nói.

San hô là các động vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat calci để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.

Mỗi đầu san hô phát triển nhờ sự sinh sản vô tính của các polip. San hô còn sinh sản hữu tính bằng các giao tử, được giải phóng đồng thời trong một thời kỳ từ một đến vài đêm liên tiếp trong kỳ trăng tròn.

Trung Quốc xây dựng trạm vũ trụ để chạy đua với Mỹ

Trung Quốc xây dựng trạm vũ trụ để chạy đua với Mỹ

Trung Quốc vừa công bố chi tiết mới về các giai đoạn cuối cùng của công việc xây lắp trạm vũ trụ Thiên Cung (Tiangong), ...

Chiêm ngưỡng bãi rạn san hô -'kho báu' lộ thiên ở biển Ninh Thuận

Chiêm ngưỡng bãi rạn san hô -'kho báu' lộ thiên ở biển Ninh Thuận

TGVN. San hô chỉ nổi lên trên mặt nước từ tháng Năm đến hết tháng Bảy dương lịch, nhất là mùng 1 và ngày rằm là ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động