Đối tượng dự thi là các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên địa bàn TP. Hà Nội có nguyện vọng và năng lực phù hợp với thể lệ cuộc thi.
Ca trù được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp từ năm 2009. (Nguồn: baovanhoa) |
Nội dung sáng tác lời mới cho các thể cách hát nói trong Ca trù: hát nói đủ khổ; hát nói thiếu khổ; hát nói dôi khổ; hát nói có mưỡu tiền (mưỡu đơn, mưỡu kép); hát nói có miễu hậu; hát nói có câu gối hạc (dôi phách Bắc, dôi phách Nam).
Theo Ban tổ chức, hình thức dự thi, thể loại tác phẩm, loại hình nghệ thuật: tác phẩm thơ theo các thể cách hát nói được dùng trong hát Ca trù, được thể hiện bằng tiếng Việt, chữ Việt.
Cụ thể, tác phẩm dự thi in (hoặc scan) trên giấy A4 một mặt, đánh máy vi tính theo chương trình word, phông chữ Times New Roman, cỡ chứ 14; mỗi trang tác phẩm dự thi có đầy đủ tên, chữ ký của tác giả (và đồng tác giả, nếu có).
Quy định tác phẩm dự thi, mỗi tác giả (bao gồm cả nhóm tác giả, đồng tác giả) được gửi tối đa từ 1 - 15 bài sáng tác dự thi. Tác giả có thể lựa chọn một hoặc nhiều thể cách trong số trên để sáng tác dự thi.
Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Nhất trị giá 6 triệu đồng; 2 giải Nhì, mỗi giải 3 triệu đồng; 3 giải Ba, mỗi giải 2 triệu đồng; 10 giải Khuyến khích, mỗi giải 1 triệu đồng.
Thời gian nhận tác phẩm từ nay đến hết 15/12/2023, trong giờ hành chính. Nơi nhận tác phẩm dự thi trực tiếp tại phòng Quản lý Di sản văn hoá - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội (47 Hàng Dầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội); liên hệ Nguyễn Thị Dung - số điện thoại 0966033255. Nhận qua email: tác giả gửi bản scan tác phẩm dự thi tại địa chỉ: qldshanoi@gmail.com. |