Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN

Linh Chi
Lạm phát do các yếu tố như giá nguyên vật liệu, giá nhiên liệu tăng cao bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine có thể là một rủi ro lớn đối với các nền kinh tế ASEAN trong nửa cuối năm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN
Một người phụ nữ mua sắm tại một siêu thị ở Singapore. Giá thực phẩm đã tăng mạnh ở các quốc gia ASEAN. (Nguồn: Straits Times)

Lạm phát là rủi ro hàng đầu

Khảo sát hằng quý mới nhất của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) và Nikkei Asia vào tháng 6/2022 cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm thành viên lớn nhất ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ tăng trưởng 5% vào năm 2022, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát trước đó vào tháng 3/2022.

Các nước châu Á đang đưa nền kinh tế thoát khỏi “bóng đen” của đại dịch Covid-19 để nối lại các hoạt động kinh tế, kinh doanh và du lịch. Triển vọng tăng trưởng GDP của Indonesia đã được nâng từ 5% lên 5,1%, Philippines tăng từ 6% lên 6,6% và Thái Lan tăng từ 3,1% lên 3,2%.

Juniman, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Maybank Indonesia, cho biết, tăng trưởng kinh tế quốc gia này được thúc đẩy bởi sự cải thiện của môi trường kinh tế toàn cầu. Điều này thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư. Đồng thời, các trường hợp nhiễm Covid-19 giảm mạnh cũng giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Mặt khác, dự báo tốc độ tăng trưởng của Malaysia giảm từ 6,1% xuống 6% và Singapore giảm từ 4,6% xuống 4,3%.

Nguyên nhân chính của việc dự báo GDP tại các quốc gia này giảm bởi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Ngày 15/6, Fed đã tăng lãi suất chuẩn lên 75 điểm cơ bản - mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11/1994 nhằm mục đích kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm.

Fed cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 từ 2,8% xuống 1,7%. Điều này “phủ bóng đen” lên các nền kinh tế châu Á.

Nhà kinh tế cấp cao Vincent Loo Yeong Hong tại KAF Research ở Malaysia lưu ý, những đợt tăng lãi suất cao như vậy của Mỹ có khả năng gây ra suy thoái trong nền kinh tế.

Hầu hết các ngân hàng trung ương ở các nước châu Á như Ấn Độ, Malaysia và Philippines đang có động thái tăng lãi suất. Indonesia và Thái Lan cũng dự kiến ​sớm"theo chân".

Theo nhà kinh tế Wisnu Wardana tại Bank Danamon Indonesia, lạm phát đang gia tăng và ngân hàng này cần phải điều chỉnh chính sách tiền tệ trong quý III/2022.

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan cũng cho biết: "Chúng tôi dự đoán, lần tăng lãi suất đầu tiên tại Thái Lan sẽ được công bố tại cuộc họp trong tháng 8/2022 của Ủy ban Chính sách tiền tệ. Mặc dù tốc độ tăng sẽ chậm hơn so với các nước láng giềng bởi Thái Lan tăng lãi suất với mục đích duy trì kỳ vọng lạm phát, thay vì kiềm chế lạm phát".

Tin liên quan
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Nên kìm nén ham muốn tăng trưởng để ưu tiên ổn định giá cả PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Nên kìm nén ham muốn tăng trưởng để ưu tiên ổn định giá cả

Cũng theo Nikkei Asia, lạm phát do các yếu tố như giá nguyên vật liệu, giá nhiên liệu tăng cao bởi cạnh tranh địa chính trị tại Đông Âu có thể là một rủi ro lớn đối với các nền kinh tế ASEAN trong nửa cuối năm nay.

Ông Randolph Tan thuộc Đại học khoa học xã hội Singapore nhận định: “Nền kinh tế Singapore vẫn đang đi trên một quỹ đạo không ổn định do phải đối mặt với rủi ro địa chính trị và ảnh hưởng từ tình hình tại Ukraine”.

Nhà kinh tế trưởng Dharmakirti Joshi tại công ty phân tích CRISIL của Ấn Độ cũng chỉ ra rằng, giá hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu ảnh hưởng tới dự báo tăng trưởng kinh tế.

Trong cuộc khảo sát được Nikkei Asia thực hiện từ ngày 3/6 đến 23/6, 36 nhà kinh tế nhận định, lạm phát là rủi ro hàng đầu trong 12 tháng tới. Lạm phát được xếp hạng là rủi ro lớn nhất ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Chính sách tiền tệ của Mỹ được xếp hạng rủi ro thứ hai ở Indonesia, Malaysia và Singapore.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc cũng được xếp hạng là một trong những yếu tố rủi ro chính ở Thái Lan.

Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN
Nguồn tài trợ của chính phủ các nước ASEAN đang nhắm đến vấn đề lạm phát. (Nguồn: Ezcash)

Chính phủ “ra tay” cứu trợ

Chính phủ các nước ASEAN đã bắt đầu tung ra một loạt gói cứu trợ kinh tế khác để giúp người dân trụ vững trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Nhưng lần này, thay vì Covid-19, nguồn tài trợ này nhắm đến vấn đề lạm phát.

Singapore đã công bố một biện pháp kích thích trị giá 1,5 SGD (tương đương 1,07 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.

Những cá nhân có thu nhập từ 34.000 SGD/năm trở xuống sẽ nhận được số tiền lên tới 300 SGD vào tháng 8/2022. Các tài xế taxi và người giao hàng đang gặp khó khăn với giá nhiên liệu tăng cao sẽ nhận được khoản hỗ trợ từ 150 SGD đến 300 SGD.

Tất cả các hộ gia đình cũng sẽ nhận được một khoản tín dụng tiện ích trị giá 100 SGD. Ngoài ra, chính phủ sẽ trợ cấp cho các nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm vừa và nhỏ áp dụng thiết bị tiết kiệm nhiên liệu.

Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết: “Các biện pháp hỗ trợ nghiêng về việc giúp đỡ các nhóm thu nhập thấp hơn và dễ bị tổn thương. Họ là những người chịu tác động trực tiếp của lạm phát".

Tại Malaysia, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob cho biết, các hộ gia đình trong nhóm 40% thu nhập thấp nhất sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ 100 Ringgit (tương đương 22,65 USD). Trong khi đó, các cá nhân trong cùng nhóm đó sẽ nhận được khoản hỗ trợ 50 Ringgit.

Dự kiến, gói hỗ trợ với quy mô 630 triệu Ringgit sẽ giúp khoảng 8,6 triệu người dân Malaysia tại thời điểm này. Bên cạnh đó, chính phủ cũng "đóng băng" việc tăng tiền điện và nước kể từ ngày 24/6.

Theo đề xuất ngân sách năm 2023 của Malaysia được công bố vào tháng trước, các khoản trợ cấp tài chính sẽ không được phổ cập. Thay vào đó, chính phủ sẽ thực hiện một "cách tiếp cận có mục tiêu hơn" tập trung vào các nhóm có mức thu nhập dễ bị tổn thương.

Tại Thái Lan, chính phủ cũng gia hạn thêm thời gian với các gói cứu trợ đang diễn ra. Hiện tại, các gói cứu trợ sẽ có hiệu lực đến tháng 9/2022.

Còn ở Indonesia, các gói trợ cấp bằng tiền mặt đang được chuyển đến khoảng 20 triệu hộ gia đình và 2,5 triệu người bán hàng rong để đối phó với giá dầu ăn tăng cao.

Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát cao nhất trong lịch sử.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thái Lan đã tăng 7,66% trong tháng 6/2022 so với một năm trước đó, đánh dấu mức cao nhất trong 14 năm. CPI của Singapore trong tháng 5/2022 cũng đã tăng 5,6%, tốc độ nhanh nhất trong hơn 10 năm.

Lào: Lạm phát tăng 23,6%, CPI vượt mức trần, nội tệ rớt giá

Lào: Lạm phát tăng 23,6%, CPI vượt mức trần, nội tệ rớt giá

Tỷ lệ lạm phát tại Lào trong tháng 6/2022 đã tăng 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất từng được ghi nhận ...

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Nên kìm nén ham muốn tăng trưởng để ưu tiên ổn định giá cả

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Nên kìm nén ham muốn tăng trưởng để ưu tiên ổn định giá cả

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Hiệu Trưởng Trường Công nghệ và thiết kế (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) nhận định, mỗi ...

(theo Nikkei Asia)

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động