Các phi hành gia Trung Quốc Lưu Bá Minh (Liu Boming) và Thang Hồng Ba (Tang Hongbo). (Nguồn: Reuters) |
Lần gần nhất các phi hành gia Trung Quốc đi vào không gian vũ trụ cách đây 13 năm, vào năm 2008, đó là phi hành đoàn của tàu vũ trụ Thần Châu-7 (Shenzhou-7).
Công trình xây dựng Trạm quỹ đạo Thiên Cung đa mô-đun của Trung Quốc chính thức bắt đầu ngày 29/4 năm nay, khi mô-đun chính Thiên Hà được phóng thành công lên quỹ đạo.
Chiều dài của trạm là 16,6 mét và đường kính tối đa là 4,2 mét. Đây là bộ máy vũ trụ lớn nhất do Trung Quốc chế tạo từ trước đến nay. Tại trạm này bố trí trung tâm điều khiển và quản lý, khoảng không gian sinh hoạt chính dành cho phi hành đoàn (khoảng 50 mét khối) và tiến hành một số thí nghiệm khoa học và công nghệ.
Ngoài mô-đun chính, không gian sống cũng được dự trù cả ở các mô-đun thử nghiệm, vì vậy tổng diện tích sẽ vào khoảng 110 mét khối. Mô-đun cơ bản được trang bị hai đầu mối kết nối dành cho các khoang thí nghiệm, cũng như ba đầu mối kết nối dành cho tàu vận tải vũ trụ và phi thuyền có người lái.
Theo dự kiến, trong năm tới mô-đun phòng thí nghiệm Văn Thiên (Wentian) và mô-đun nghiên cứu Mộng Điền (Mengtian) sẽ ghép nối với trạm. Ngoài ra, đến năm 2025, mô-đun vật lý thiên văn tự hành Tầm Thiên (Xuntian) sẽ được phóng lên, ghép nối định kỳ với trạm để bảo trì.
Việc xây dựng trạm vũ trụ sẽ hoàn thành vào năm 2022. Trên trạm có thể chứa đồng thời ba phi hành gia hoặc sáu người trong khoảng thời gian thay ca của phi hành đoàn.
| Xe bọc thép Nga Typhoon-VDV được trang bị pháo khủng Xe bọc thép đổ bộ Typhoon-VDV của Nga có mô đun chiến đấu cải tiến được trang bị pháo 30 mm có tầm công phá ... |
| Nga đưa tên lửa phòng không Tor-M2 vào bảo vệ các cơ sở hạ tầng tối quan trọng Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 bắt đầu được sử dụng để bảo vệ các cơ sở hạ tầng tối quan trọng, trước đây ... |
| Phát hiện 'máy tính zombie' bí mật khai thác tiền điện tử Theo các chuyên gia chống virus từ hãng Avast, những kẻ lừa đảo trên mạng tích cực sử dụng bản sao lậu của trò chơi ... |