Lần đầu tiên Diễn đàn về hợp tác EU-Mekong được tổ chức tại Việt Nam

Bảo Chi
Đây là lần đầu tiên một Diễn đàn về hợp tác giữa EU và các nước Mekong được tổ chức tại Việt Nam với nội dung thảo luận về sự hỗ trợ của EU tại tiểu vùng Mekong tới nay và các cơ hội, thách thức đối với hợp tác EU-Mekong trong tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 16/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã dự và phát biểu tại Diễn đàn hợp tác EU-Mekong theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện có sự tham dự của các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Trưởng phái đoàn EU tại
Các đại biểu tham dự Diễn đàn hợp tác EU-Mekong đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngày 16/3, Học viện Ngoại giao và Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Hà Nội đồng tổ chức Diễn đàn Hợp tác EU-Mekong theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam và Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung đã phát biểu tại Phiên khai mạc Diễn đàn.

Ông Gunnar Wiegand, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có bài phát biểu quan trọng từ trụ sở EU tại Brussels. Các diễn giả có Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Campuchia, Lào và Thái Lan, Việt Nam; Đại sứ một số nước thành viên EU tại Việt Nam, các chuyên gia của các nước Châu Âu, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.

Tham dự Diễn đàn có khoảng 50 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 100 đại biểu dự trực tuyến, gồm Học viện Ngoại giao, các đơn vị của Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam,

Đây là lần đầu tiên một Diễn đàn về hợp tác giữa EU và các nước Mekong được tổ chức tại Việt Nam với nội dung thảo luận về sự hỗ trợ của EU tại tiểu vùng Mekong tới nay và các cơ hội, thách thức đối với hợp tác EU-Mekong trong tương lai.

Diễn đàn gồm bốn phiên thảo luận chính gồm: Đánh giá sự tham gia của EU tại tiểu vùng Mekong; Các xu hướng lớn ở tiểu vùng sông Mekong; Cơ hội và thách thức đối với phát triển bền vững khu vực sông Mekong; và Triển vọng quan hệ Đối tác EU-Mekong vì phát triển bền vững.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh tiểu vùng Mekong đã trở thành điểm kết nối quan trọng trong mạng lưới hội nhập và kết nối ở khu vực.

Ngày 16/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã dự và phát biểu tại Diễn đàn hợp tác EU-Mekong theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện có sự tham dự của các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Trưởng phái đoàn EU tại
TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu khai mạc Diễn đàn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Sông Mekong là nguồn sinh kế của người dân ở lưu vực. Những thách thức đối với tiểu vùng Mekong ngày càng gia tăng, bao gồm thiên tai, lũ lụt, hạn hán, nhu cầu phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, xử lý các thách thức xuyên biên giới như quản trị nguồn nước sông Mekong.

TS Phạm Lan Dung đánh giá EU từ lâu đã là một đối tác mang tính xây dựng đối với tiểu vùng Mekong thông qua các chương trình hợp tác song phương và hợp tác đa phương trong khuôn khổ Những người bạn của hạ nguồn Mekong.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng có nhiều thách thức toàn cầu cùng xuất hiện ở sông Mekong, khiến đây trở thành một khu vực thú vị để phát triển các giải pháp trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, năng lượng sạch, nông nghiệp, giao thông và cơ sở hạ tầng…

Tất cả những lĩnh vực này EU đều mong muốn được hợp tác với các đối tác trong khu vực phù hợp với Chiến lược Hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu mới ra mắt gần đây của mình, để phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và kết nối.

Phát biểu dẫn đề tại Phiên khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh tiểu vùng Mekong đã thu hút sự quan tâm và trở thành ưu tiên trong chính sách của đối tác phát triển.

Năm 2020, chương trình nghị sự của ASEAN đã ghi nhận tiểu vùng Mekong và các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác tại khu vực Đông Nam Á. Một tiểu vùng Mekong bền vững, kết nối sẽ góp phần tích cực xây dựng cộng đồng ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn của Phái đoàn EU tại Việt Nam và Học viện Ngoại giao và nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh sự tham gia của các đối tác phát triển, trong đó EU là một đối tác năng lực và có tính xây dựng, đồng thời mong muốn có sự phối hợp, điều phối hiệu quả hơn giữa các cơ chế hợp tác.

Ngày 16/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã dự và phát biểu tại Diễn đàn hợp tác EU-Mekong theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện có sự tham dự của các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Trưởng phái đoàn EU tại
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn của Phái đoàn EU tại Việt Nam và Học viện Ngoại giao. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cũng điểm lại sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU. Việt Nam hiện là một trong những nước ở Châu Á có quan hệ toàn diện nhất với EU.

Trong lĩnh vực phát triển bền vững, Việt Nam ưu tiên hợp tác chống biến đổi khí hậu, gia tăng tính tự cường và thích ứng của xã hội, người dân, doanh nghiệp, góp phần đạt mục tiêu giảm khí thải ròng bằng không vào năm 2050. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng công bằng và bền vững, chia sẻ công nghệ xử lý chất thải.

Trong bài phát biểu quan trọng từ trụ sở EU tại Brussels, ông Gunnar Wiegand, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu, cho biết: “EU muốn tăng cường sự tham gia của mình tại tiểu vùng sông Mekong và Hội thảo này có thể đưa ra những nội dung quan trọng mà chúng tôi sẽ xem xét cho chương trình hợp tác sau này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các khoản đầu tư xanh của nhà nước và tư nhân vào khu vực tiểu vùng sông Mekong, đồng thời hỗ trợ sự phát triển bền vững và công bằng cũng như phục hồi sau Covid-19 của khu vực”.

Ngày 16/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã dự và phát biểu tại Diễn đàn hợp tác EU-Mekong theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện có sự tham dự của các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Trưởng phái đoàn EU tại
Toàn cảnh Diễn đàn đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Các ý kiến thảo luận tại Diễn đàn đã nhấn mạnh về các đóng góp tích cực của EU và các nước thành viên đối với sự phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá về các xu hướng lớn tại tiểu vùng Mekong, các đại biểu cho rằng sự phát triển bền vững tại tiểu vùng đứng trước các thách thức chung như tác động của biến đối khí hậu với lưu vực sông, nhất là lũ lụt và hạn hán, an ninh nguồn nước chưa được bảo đảm do chưa có một cơ chế quản trị nguồn nước hiệu quả, và các tác động của cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc tới sự phát triển của tiểu vùng.

Các đại biểu cho rằng các nước Mekong cần điều chỉnh mô hình phát triển hướng tới sự phát triển bao trùm, bền vững hơn và tăng trưởng xanh. Đồng thời, các đối tác trong và ngoài khu vực cần hỗ trợ thực chất, hiệu quả nỗ lực của các nước tiểu vùng trong việc củng cố cơ chế quản trị nguồn nước hiệu quả hơn tại tiểu vùng, bao gồm Ủy hội sông Mekong.

Các ý kiến nhận định EU cần có cách tiếp cận tổng thể và đồng bộ để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa EU, các nước thành viên đối với các tiểu vùng Mekong nói chung và từng nước Mekong nói riêng.

Việt Nam tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ nhất

Việt Nam tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ nhất

Ngày 22/2, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã ...

ACMECS 7, CLMV 8, WEF – Mekong: Chương mới của các hợp tác Mekong

ACMECS 7, CLMV 8, WEF – Mekong: Chương mới của các hợp tác Mekong

Tương lai của các lưu vực sông đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cả ba dòng Mekong, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Sau ly hôn, cựu Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ sống cùng con gái, hiện cô làm HLV phó của CLB Vietinbank.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế...

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế...

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế, tiền thân của Báo Thế giới và Việt Nam là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Phiên bản di động