Thủ tướng New Zealand Ardern xác nhận, 'khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là ngôi nhà rộng lớn hơn' của đảo quốc này. (Nguồn: AFP) |
Đây là phát biểu của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại một hội nghị do Viện Các vấn đề Quốc tế New Zealand tổ chức vào ngày 14/7.
Bình luận của bà Ardern được cho là có ý nghĩa quan trọng vì nó báo hiệu New Zealand đang tự liên kết với “một hệ sinh thái lớn hơn, bao gồm các quốc gia và khu vực, trên toàn Đông Á, Thái Bình Dương, tiểu lục địa Ấn Độ Dương và Vành đai Thái Bình Dương".
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Victoria David Capie nhận định, đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo của “Xứ kiwi” lên tiếng về khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thậm chí, bà Arden đã sử dụng thuật ngữ này tới 15 lần trong bài phát biểu của mình.
Giải thích về ý nghĩa của khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Thủ tướng New Zealand cho rằng, đây là một khu vực mà trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đã hỗ trợ tạo ra nhiều cải thiện to lớn về điều kiện sống và là một khu vực có sự đa dạng sâu sắc.
Với tất cả sự đa dạng của khu vực này, New Zealand không đơn độc trong việc áp dụng tầm nhìn triển vọng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Đức cũng đã đề cập một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khối thống nhất để đối phó với tình hình địa chính trị ngày càng nhiều thách thức hơn.
Bà Arden nhấn mạnh, New Zealand luôn ủng hộ “nhà nước pháp quyền, phẩm giá con người và các quyền con người mang tính phổ quát”. Đó là lý do tại sao quốc gia tại châu Đại Dương sẽ ủng hộ các đối tác tiếp tục trên con đường cải cách dân chủ để bảo vệ các yếu tố thúc đẩy thể chế của nền dân chủ.
Nữ Thủ tướng khẳng định, New Zealand mong muốn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên tự do hơn và cởi mở hơn.
Cũng trong bài phát biểu của mình, bà Arden đã thẳng thắn đề cập tình hình ở Biển Đông: “Chúng tôi cũng có những quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở Biển Đông, bao gồm việc xây dựng đảo nhân tạo, tiếp tục quân sự hóa và các hoạt động gây rủi ro cho tự do hàng hải và hàng không”.
Thủ tướng Arden cho biết, New Zealand đang tập trung vào việc bảo vệ hệ thống thương mại đa phương vào thời điểm căng thẳng hiện nay. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại độc lập của New Zealand không có nghĩa là nước này chỉ theo đuổi các mục tiêu của riêng nước mình.
| Tổng thống Mỹ tham dự Thượng đỉnh APEC, sẽ đề cập vấn đề gì? Ngày 14/7, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo ... |
| Tin thế giới 14/7: Tổng thống Ukraine nói ghen tị với ông Putin; nỗi niềm của Tổng thống Nga; Mỹ và NATO phạm sai lầm ở Afghanistan? Quan hệ Nga với Ukraine, Mỹ; quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình Afghanistan, Dòng chảy phương Bắc 2, vụ ám sát Tổng thống Haiti và ... |