Lần đầu tiên triển khai cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand

Bảo Chi
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm chính thức New Zealand từ ngày 13-15/9.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta.

Ngay sau lễ đón chính thức theo nghi lễ trọng thể Maori (Powhiri và Paramanawa) tại Nhà Quốc hội, hai Bộ trưởng đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất theo tinh thần Kế hoạch Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand giai đoạn2021-2024.

Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta nhiệt liệt chào mừng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Australia lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam; đánh giá cao việc hai nước lần đầu tiên triển khai cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand trên các lĩnh vực hợp tác song phương cũng như trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, nồng hậu theo nghi lễ Maori độc đáo mà phía New Zealand đã dành cho đoàn Việt Nam; bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước New Zealand tươi đẹp và giàu lòng mến khách, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với New Zealand, một Đối tác chiến lược của Việt Nam ở khu vực Nam Thái Bình Dương đồng thời là Đối tác chiến lược của ASEAN.

Tại Hội nghị hai bên cho rằng kể từ khi nâng cấp lên Đối tác chiến lược (7/2020), quan hệ Việt Nam-New Zealand đã có nhiều bước tiến triển thực chất hiệu quả ở mọi lĩnh vực trên cơ sở tích cực triển khai các văn kiện hợp tác đã ký kết, trong đó có Chương trình Hành động Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2021-2024…

Mặc dù khó khăn do dịch bệnh Covid-19, hai bên duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc bằng các hình thức linh hoạt, qua đó tăng cường tin cậy chính trị và giữ đà hợp tác toàn diện; kim ngạch thương mại song phương năm 2021 tăng cao: 26,7% so với năm 2020, đạt 1,3 tỷ USD; New Zealand cam kết tiếp tục dành ODA cho Việt Nam 26,7 triệu NZD trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2024.

Các lĩnh vực khác như an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, nông nghiệp… đều được thúc đẩy trên cơ sở phát huy tinh thần hợp tác hữu nghị.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm chính thức New Zealand và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất.

Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng hai nước còn có nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, khai thác lợi thế và đáp ứng nhu cầu của nhau.

Trên tinh thần đó, hai Bộ trưởng đã trao đổi các biện pháp để tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực; cụ thể là tiếp tục củng cố quan hệ chính trị tin cậy thông qua tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, duy trì các cơ chế hợp tác và đối thoại song phương; thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, tận dụng hiệu quả những cơ chế hợp tác kinh tế hiện có như Ủy ban Hỗn hợp về kinh tế Thương mại và Đối thoại nông nghiệp cấp cao cũng như triển khai tốt các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP, RCEP mà hai bên đều là thành viên.

Trao đổi về việc xem xét thuận lợi cho hàng hoá tiếp cận thị trường của nhau, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị phía New Zealand tạo điều kiện hơn nữa cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand, trước mắt là quả chanh tươi, bưởi và nhãn.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn New Zealand đã dành ODA giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu SDGs trong những năm qua và bày tỏ mong muốn New Zealand tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong các lĩnh vực như nông nghiệp bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế và đổi mới sáng tạo. Bộ trưởng Nanaia Mahuta nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại New Zealand trong các lĩnh vực Việt Nam có tiềm năng như chế biến, bán buôn bán lẻ, nông nghiệp...

Về giáo dục – đào tạo, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía New Zealand tăng số lượng học bổng chính phủ cho sinh viên Việt Nam, cấp học bổng cho cán bộ các bộ, ngành và địa phương Việt Nam và tạo thuận lợi cho sinh viên Việt Nam trở lại học tập tại New Zealand sau đại dịch.

Về hợp tác lao động, du lịch và giao lưu nhân dân, hai Bộ trưởng đã thảo luận về việc tăng hạn ngạch cho công dân Việt Nam tham gia Chương trình Lao động kỳ nghỉ New Zealand và nối lại các chuyến bay thẳng giữa hai nước.

Về hợp tác an ninh – quốc phòng, Bộ trưởng Mahuta nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình, hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn…

Về các lĩnh vực hợp tác mới, hai bên cho rằng cần nghiên cứu, thúc đẩy các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng và yêu cầu, mục tiêu của hai bên như chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải theo hướng hiện thực hóa các cam kết COP-26; bảo tồn và phát triển rừng, phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường, hợp tác nghề cá và bảo vệ môi trường biển…

Nhân dịp này, hai Bộ trưởng đã thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế; nhất trí tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức và diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc và ASEAN.

Hai bên chia sẻ lập trường về bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực dựa trên luật lệ, giải quyết các vấn đề trong đó có Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng UNCLOS 1982.

Bộ trưởng Nanaia Mahuta tái khẳng định New Zealand coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược đã thiết lập với ASEAN và sẽ tham gia hỗ trợ các cơ chế tiểu vùng trong đó có Mekong.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Australia và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Australia lần thứ 4

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Australia và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Australia lần thứ 4

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm chính thức Australia từ ngày ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chào xã giao Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chào xã giao Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Nhân dịp thăm chính thức Australia và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Australia lần thứ 4, chiều ngày 12/9, Bộ ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Australia và New Zealand

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Australia và New Zealand

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Doanh nghiệp New Zealand quyên góp gần 10 tấn trái cây giúp đỡ trẻ em và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Doanh nghiệp New Zealand quyên góp gần 10 tấn trái cây giúp đỡ trẻ em và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Vừa qua, 7 công ty xuất khẩu trái cây hàng đầu của New Zealand đã chung tay quyên góp gần 10 tấn trái cây cho ...

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson trổ tài nấu ăn nhân ngày Matariki

Đại sứ New Zealand Tredene Dobson trổ tài nấu ăn nhân ngày Matariki

Nhân ngày Matariki (năm mới của người Maori) 24/6, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson đã vào bếp giới thiệu công thức ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động