Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN trước thách thức chưa từng có

TGVN. Ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn về sự chuẩn bị, ý nghĩa... của 2 Hội nghị Cấp cao đặc biệt của ASEAN ngày 14/4 trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN+3: Mô hình hợp tác cần thiết cho một cuộc khủng hoảng kép
lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co Việt Nam chủ động cùng ASEAN và các nước trong phòng chống dịch Covid-19
lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng ASEAN-EU về dịch Covid-19 ngày 20/3. Ông Vũ Hồ ở hàng trên, ngoài cùng bên phải. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trả lời phỏng vấn TG&VN trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó với đại dịch Covid-19, ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao cho rằng đây là "những sự kiện chưa từng có tiền lệ, trước thách thức dịch bệnh chưa từng có". Nỗ lực này đặc biệt thể hiện vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm của Việt Nam - nước Chủ tịch ASEAN 2020.

Khó khăn đến từ "lần đầu tiên"

Ông Vũ Hồ nhấn mạnh đây là lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm của khu vực, một hội nghị cấp cao được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo 13 nước, Tổng Thư ký ASEAN và đặc biệt là lãnh đạo một tổ chức quốc tế là Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tin liên quan
lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co ASEAN đoàn kết vượt qua đại dịch Covid-19: Hợp tác tạo nên sức mạnh!

Theo ông Vũ Hồ, việc chuẩn bị 2 hội nghị cấp cao lần này đã được triển khai từ rất sớm, trong khoảng hai tuần qua. Trên thực tế đây là một công việc mới mẻ và khó khăn. Mặc dù nhận được sự ủng hộ, hoan nghênh cũng như sự hỗ trợ của tất cả các bên tham gia nhưng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi lên là những thách thức về kỹ thuật, thời điểm, sự bố trí thời gian để các lãnh đạo phát biểu, trao đổi về tất cả vấn đề cùng quan tâm.

Khó khăn đầu tiên về mặt kỹ thuật là làm sao phối hợp được tất cả các khâu: ghi âm, ghi hình, phát hình trên đường truyền trực tuyến.

Khó khăn thứ hai là cần bố trí được thời gian phù hợp bởi việc tổ chức hội nghị lần này sẽ diễn ra trên 4 đến 5 múi giờ khác nhau. Do đó, việc sắp xếp thời gian phù hợp để lãnh đạo tất cả các nước cùng tham gia, cùng có được ý kiến, cùng phát biểu... không hề đơn giản.

Một khó khăn nữa mà ông Vũ Hồ nhấn mạnh, đó là việc thực hiện các quy trình, thủ tục của ASEAN. Do hiện nay khu vực đang trong tình hình rất đặc biệt nên có nhiều quy trình, thủ tục của ASEAN phải được vận dụng theo hướng vừa bảo đảm nguyên tắc đoàn kết và nhất trí của ASEAN vừa đảm bảo tính hiệu quả của hội nghị.

Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm của khu vực, một hội nghị cấp cao được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo 13 nước, Tổng Thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Đối diện với "kẻ thù chung"

Có thể thấy, dịch Covid-19 đã tạo nên một trong những thách thức vô cùng lớn đối với khu vực. Mặc dù có ý kiến cho rằng trước đây khu vực đã phải đối mặt với một số thời điểm bệnh dịch hoành hành như dịch SARS hoặc MERS-CoV, tuy nhiên, mức độ, cường độ và diện lây lan của dịch Covid-19 là chưa từng xảy ra trong khu vực.

Do vậy, ông Vũ Hồ cho rằng, ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ hết sức lâu dài, phức tạp và khó khăn đối với tất cả các nước trong khu vực, không chỉ riêng bất kỳ quốc gia nào dù mạnh hay yếu.

Trong bối cảnh đó, mục tiêu của Hội nghị lần này đặt ra là làm sao phối hợp được về chính sách, cách đánh giá, cách tiếp cận cũng như cách giải quyết các vấn đề; hệ lụy mà dịch để lại cho đời sống chính trị, kinh tế và xã hội khu vực.

Ông Vũ Hồ nhấn mạnh một số ý nghĩa quan trọng của các Hội nghị lần này. Trước hết, đây là lần đầu tiên ASEAN họp trực tuyến ở cấp cao; tuy nhiên tinh thần đoàn kết, sự sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ cũng như tầm nhìn của các lãnh đạo vẫn sẽ được trao đổi và thống nhất vì một khu vực an ninh an toàn, hòa bình, ổn định để tiếp tục bước đi trong xây dựng cộng đồng.

Đây cũng là thời điểm để các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định quyết tâm xây dựng một cộng đồng gắn kết và thích ứng. Cho dù bệnh dịch có diễn biến như thế nào, đây vẫn là mục tiêu về lâu dài của ASEAN.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, ASEAN đã có những bước đi hết sức tích cực, trong đó có việc khởi động cơ chế Hội đồng Cộng đồng ASEAN (ACC) do các Bộ trưởng Ngoại giao dẫn đầu. Hiện nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là Chủ tịch ACC.

Hội đồng này đã triển khai tất cả các bước phối hợp đồng bộ và nhất quán giữa các kênh chuyên ngành của ASEAN như y tế, quân y, kinh tế, thương mại… để vừa kiểm soát, ngăn ngừa một cách hiệu quả sự lây lan của bệnh dịch, vừa đặt nền móng cho sự phát triển cộng đồng sau khi bệnh dịch kết thúc.

lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 25 ngày 9/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Bên cạnh đó, dịch bệnh tác động sâu rộng đến tất cả các nước "+3" gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Vì vậy, việc kiến tạo cơ sở tiếp tục phát triển mối quan hệ sau dịch bệnh cũng sẽ là một nội dung trao đổi với các nhà lãnh đạo tại hội nghị.

“Không được để bệnh dịch tác động tới quan hệ quốc tế, tới đối thoại và hợp tác; như vậy chúng ta mới có được hòa bình, có được sự phát triển bền vững ở tương lai”, ông Vũ Hồ nhấn mạnh.

Nước Chủ tịch tích cực và trách nhiệm

Năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Chủ đề chính của Việt Nam trong năm 2020 là “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Chủ đề này cũng được các nước trong khối ASEAN ủng hộ tích cực. Với tư cách là một thành viên của ASEAN, trong 25 năm qua, Việt Nam cũng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Cộng đồng.

Ông Vũ Hồ cho rằng, trước những thách thức từ dịch Covid-19, đây là thời điểm Việt Nam phát huy vai trò tích cực, tinh thần chủ động và trách nhiệm Chủ tịch đối với Cộng đồng.

Ngay từ rất sớm, trong dịp Tết Nguyên đán 2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, Việt Nam đã chủ động thúc đẩy trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm chuyên ngành trên các kênh y tế.

Tin liên quan
lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về Ứng phó chung của ASEAN trước bùng phát dịch Covid-19

Ngày 14/2, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với tư cách là Chủ tịch năm ASEAN 2020 đã ra Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về Ứng phó chung của ASEAN trước bùng phát của dịch bệnh.

Tiếp đó, các kênh chuyên ngành của ASEAN, đặc biệt là Hội đồng Cộng đồng ASEAN cũng đã được khởi động. Với sự dẫn dắt của Việt Nam, chúng ta đã có những tuyên bố về phòng chống Covid-19 trong ASEAN tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN và Bộ trưởng Y tế ASEAN+3; Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.

Đồng thời ngay trong một tháng qua, ngoài việc trao đổi trong nội khối, ASEAN còn có những tiếp xúc bên ngoài, điển hình là trao đổi thông qua trực tuyến với Liên minh châu Âu (EU), với Trung Quốc, sắp tới với Hoa Kỳ về các biện pháp phòng chống Covid-19.

Khôi phục “sự bình thường”

Ông Vũ Hồ cho biết, đánh giá tác động của dịch Covid-19 là một trong những chủ đề trao đổi của Hội nghị lần này. Đánh giá đó được đưa ra đối với kinh tế vĩ mô của từng quốc gia cũng như hợp tác kinh tế khu vực.

Các nước đang hợp tác ở mức độ rất cao, đưa ra các phương thức điều phối chính sách để các gói hỗ trợ, biện pháp được triển khai hiệu quả, đảm bảo duy trì liên kết giữa các nền kinh tế.

“Trong thời gian vừa qua, nhiều mảng hợp tác cũng đã bị gián đoạn, xáo trộn và tác động nặng nề, tôi kỳ vọng, có thể nối lại những đối thoại, trên cả khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội để khôi phục sự bình thường của quan hệ quốc tế sau khi bệnh dịch kết thúc”, ông Vũ Hồ nhấn mạnh.

Bên cạnh những đánh giá, theo ông Vũ Hồ, các bên cũng đang trao đổi các nhóm giải pháp trong các nước ASEAN và các nước ASEAN+3. Các nhóm giải pháp bao gồm về quan hệ quốc tế, mối liên hệ giữa các khu vực, xã hội và kinh tế.

Về kinh tế sẽ có cam kết của các nhà lãnh đạo tiếp tục xây dựng hệ thống thương mại rộng mở, dựa trên luật lệ, bảo đảm các chuỗi cung ứng không bị cắt đứt. Đặc biệt, các nước có các biện pháp như lập các kho dự trữ chiến lược về y tế để đáp ứng tình trạng khẩn cấp, đây cũng là hướng đi lâu dài để phòng chống các dịch bệnh trong khu vực.

“Hợp tác sẽ vẫn là dòng chảy chính giữa các nước trong khu vực, có như vậy thì chúng ta mới có thể phòng chống hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh. Sau Hội nghị sẽ có 2 tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN và các nhà lãnh đạo ASEAN+3 về dịch Covid-19”, ông Vũ Hồ nói.

Các hội nghị lần này cho thấy mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia rất lớn, sâu rộng. Dịch Covid-19 cũng là một phép thử đối với các mối quan hệ đó. Ông Vũ Hồ cho rằng, quan hệ giữa các quốc gia không thể để bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ngắn hạn như dịch bệnh.

Con người dù có phát triển đến đâu cũng sẽ vẫn phải đối mặt với những thách thức, những thách thức này càng ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các nước có cách tiếp cận chung, hợp lý và cân bằng để phát triển.

Để làm được điều đó, việc điều phối chính sách đóng vai trò rất quan trọng, làm sao có được những chính sách hài hòa, vừa đáp ứng được nhu cầu của con người và duy trì được sự tồn tại phát triển của các nền kinh tế.

"Hợp tác sẽ vẫn là dòng chảy chính giữa các nước trong khu vực, có như vậy thì chúng ta mới có thể phòng chống hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh". (Ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao)
lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co

Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN+3: Mô hình hợp tác cần thiết cho một cuộc khủng hoảng kép

TGVN. Trước những yếu tố khó đoán định của tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Hội nghị cấp cao đặc biệt ...

lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co

Việt Nam chủ động cùng ASEAN và các nước trong phòng chống dịch Covid-19

TGVN. Nhân dịp Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 diễn ra vào ngày mai (14/4), Thứ ...

lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co

Tin tức ASEAN buổi sáng 13/4

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Indonesia ủng hộ hai Hội nghị đặc biệt của ASEAN ứng phó Covid-19, Giải thưởng ASEAN 2020... là ...

lan dau tien trong lich su asean truoc thach thuc chua tung co ASEAN ứng biến linh hoạt và sáng tạo trong phòng chống Covid-19

TGVN. Trong bài báo đăng trên Jakarta Post mới đây, TS. Hoàng Thị Hà thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN (Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore) nhấn ...

Hạnh Hằng

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

Với tài chính khoảng 200 triệu đồng, người dùng vẫn có thể lựa chọn một số mẫu xe sedan cũ còn 'chất' và tương xứng với số tiền đã bỏ ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với ...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động