Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng thực hành Di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và các quốc gia có di sản được UNESCO ghi danh.
Việt Nam có bốn địa phương, gồm Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội được ghi danh Di sản Nghi lễ và trò chơi Kéo co. (Nguồn: vinwonders) |
Tin liên quan |
Ngôi chùa Việt ấm tình ở Sri Lanka |
Liên hoan có sự tham gia của gần 500 nghệ nhân và người thực hành Nghi lễ và trò chơi kéo co đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và thành phố Dangjin (Chungcheongnam, Hàn Quốc).
Liên hoan Nghi lễ và trò chơi kéo co 2023 bao gồm một chuỗi sự kiện diễn ra song song và đồng thời với Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.
Vào ngày 17/11, tọa đàm về giáo dục Di sản Kéo co với Hội kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, với sự tham gia của hơn 50 đại biểu đến từ Hội kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc), các bảo tàng, di tích và trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tọa đàm nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục di sản văn hóa phi vật thể nói chung và Nghi lễ và trò chơi kéo co nói riêng.
Tại sự kiện, Bảo tàng Kéo co Gijisi sẽ trao tặng Hộp giáo dục Kéo co của Bảo tàng Kéo co Gijisi cho Bảo tàng Hà Nội, trình diễn di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co Gijisi của Hàn Quốc và hoạt động trải nghiệm dành cho công chúng, học sinh sinh viên.
Cùng ngày 17/11, Triển lãm “Chung một sợi dây” trưng bày pano bài viết và hình ảnh giới thiệu giá trị, ý nghĩa và hình thức Nghi lễ và trò chơi kéo co tại bốn nước (CampuChia, Philippines, Hàn QuốC và Việt Nam) sẽ được tổ chức tại đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên
Ngày 18/11, Tọa đàm quốc tế Bảo vệ và phát huy Nghi lễ và trò chơi kéo co trong đời sống đương đại cũng diễn ra tại đền Trấn Vũ.
Tại đây còn diễn ra buổi giao lưu, trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co với sự tham gia của Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) và bảy cộng đồng kéo co tại Việt Nam, gồm: Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (quận Long Biên, TP. Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Ngải Khê (huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội); Kéo co ở thôn Hữu Chấp (TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); Kéo song ở thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); Kéo co ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và Kéo co của cộng đồng người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Năm 2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam và được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việt Nam có bốn địa phương, gồm Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội có di sản được ghi danh. |
| Tuần phim Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bahrain Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia kiêm nhiệm Bahrain lần đầu tiên tổ chức Tuần phim Việt Nam tại thủ đô Manama. |
| Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà: Mô hình mẫu về quản lý di sản liên tỉnh PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Ủy viên Thường trực ... |
| Phát huy giá trị kiến trúc Làng cổ Đường Lâm Ngày 14 - 15/10, Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm ... |
| Chuyên gia quốc tế hỗ trợ tỉnh An Giang bảo vệ và quản lý di sản văn hóa Óc Eo Trong thời gian qua, Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê được Chính phủ rất quan tâm, đã có nhiều chủ trương, ... |
| Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Đảm đương nhiệm vụ Phó Chủ tịch Đại hội đồng là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện 'trách nhiệm kép' tại UNESCO Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam khẳng định, việc Việt Nam được tín nhiệm bầu ... |