TIN LIÊN QUAN | |
Chủ tịch EC cảnh báo Anh sẽ phải trả giá đắt vì Brexit | |
"Cú đòn" đánh vào tham vọng của Anh trong tiến trình Brexit |
Tuy nhiên, điều này không thể xoa dịu những quan ngại của giới chức Anh về làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm (M&A) hàng loạt các công ty và doanh nghiệp làm ăn phát đạt tại “xứ sở sương mù”.
Đề nghị mất mặt
Unilever nổi tiếng với những thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng trên toàn thế giới như dầu gội sữa tắm Dove hay kem Ben & Jerry. Theo tập đoàn này, giá Kraft Heinz đề nghị mua mỗi cổ phiếu của Unilever là 50 USD (cả tiền mặt và cổ phiếu), cao hơn 18% so với mức giá đóng cửa gần đây nhất nhưng vẫn là mức giá khá thấp.
Tờ Financial Times cho biết, Unilever đã từ chối lời đề nghị vì “đây là mức giá không tương xứng cả về mặt tài chính và chiến lược đối với các cổ đông của họ”. Tuy nhiên Kraft Heinz - tập đoàn thực phẩm và đồ uống được quỹ đầu tư 3G (Brazil) và Berkshire Hathaway (công ty của tỷ phú Mỹ Warren Buffett) chống lưng - được cho là sẽ tiếp tục theo đuổi thương vụ M&A này.
Thương vụ sáp nhập giữa Unilever và Kraft Heinz đã không thành. (Nguồn: thuonggiaonline.vn) |
Lời đề nghị của Kraft Heinz được đưa ra ở thời điểm nhạy cảm đối với nước Anh, trong bối cảnh các chính trị gia và doanh nghiệp lớn cố gắng vượt qua những bất ổn sau sự kiện Brexit. Việc nước Anh rời EU đã khiến đồng Bảng giảm giá mạnh, các tài sản của Vương quốc Anh rẻ hơn đáng kể đối với những công ty nước ngoài đang dồi dào tiền mặt.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, thương vụ mua bán trên không hề dễ dàng vì Unilever có cấu trúc cổ đông khá phức tạp với cổ phiếu niêm yết tại Anh và Hà Lan, và một số loại cổ phiếu của công ty cũng được giao dịch tại sàn chứng khoán ở New York. Chẳng hạn như quỹ Leverhulme Trust hiện nắm giữ một số lượng đáng kể cổ phiếu của Unilever đã từ chối thương thảo về đề nghị của Kraft Heinz. London đứng ngồi không yên
Giới chính trị gia nước Anh đã lên tiếng cảnh báo, đề xuất M&A của Kraft Heinz đối với Unilever là nguy cơ đất nước sẽ bị mất đi một trong những công ty danh tiếng nhất của mình. Tim Farron, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do của nước Anh, cho rằng thương vụ trên sẽ không tồn tại nếu không có chuyện nước Anh rời khỏi EU, và nhận định nhiều công ty có thương hiệu tốt có thể sẽ bị bán đi trong bối cảnh này.
Ông cũng cảnh báo, các nhà đầu tư nước ngoài “sẽ không chú trọng đến lợi ích dài hạn của nước Anh” và rằng Unilever đang gặp nguy hiểm khi bị định giá tài sản thấp hơn giá trị thực của công ty.
Rebecca Long-Bailey, người phụ trách các vấn đề liên quan đến Bộ Kinh doanh của Công đảng, chia sẻ Unilever chỉ là một trong số nhiều công ty của nước Anh lâm vào tình trạng bị chào mua với giá thấp. Bà đề xuất, Nhà nước cần phải gấp rút đưa ra được một chiến lược công nghiệp đúng đắn trong bối cảnh hiện nay. Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết, việc đấu giá mua Unilever là một thương vụ mua bán quan trọng nên Chính phủ sẽ theo dõi sát sao vụ này.
Bà Rebecca Long-Bailey cho rằng Anh cần phải gấp rút đưa ra một chiến lược công nghiệp đúng đắn trong bối cảnh hiện nay. (Nguồn: Reuters) |
Có một thực tế không thể phủ nhận là Kraft Heinz đề xuất mua Unilever được tính toán dựa trên yếu tố đồng Bảng Anh bị giảm giá và những mối quan hệ thương mại trong tương lai. Hồi tháng 7 năm ngoái, SoftBank, một công ty của Nhật Bản đã trả 24 tỷ Bảng để mua công ty công nghệ hàng đầu của nước Anh là Arm Holdings. Khi đó người sáng lập Softbank Masayoshi Son đã nói ông chỉ là một trong những người đầu tiên đến mua những công ty lớn của nước Anh sau sự kiện Brexit. Thực tế, số lượng các công ty nước ngoài đến mua các công ty hay doanh nghiệp của xứ sở sương mù đã tăng lên sau sự kiện trên.
Unilever có 7.500 nhân viên tại nước Anh, có trụ sở chính đặt tại London và ba trung tâm nghiên cứu đặt tại Port Sunlight, Colworth và Leeds. Việc mua lại Unilever có thể dẫn đến mất việc làm và mất các cơ sở sản xuất của Unilever tại đây. Đó thực sự là điều quan ngại lớn đối với cường quốc châu Âu này.
Cựu Bộ trưởng Bộ Kinh doanh Vince Cable cho rằng, việc Heinz Kraft muốn mua Unilever thực sự là “hồi chuông báo động”. Nó cho thấy chiến lược công nghiệp mới mà Chính phủ Vương quốc Anh mới đưa ra hồi tháng một đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Theo Cable, chính phủ Anh cần phải dùng một số cơ chế để ngăn chặn bất cứ thỏa thuận mua bán công ty và doanh nghiệp nào mà ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, thay vì chỉ ngồi khoanh tay lo lắng.
Anh lo ngại về vụ sáp nhập giữa Unilever và Kraft Heinz Lời đề nghị của Kraft Heinz được đưa ra ở thời điểm nhạy cảm đối với nước Anh, trong bối cảnh các chính trị gia ... |
Giới chuyên gia: London vẫn dẫn trước Paris sau khi Brexit Đây là lời nhận định của chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý đầu tư tại Pháp, đưa ra vào thời điểm Pháp ... |
EC: Anh tăng trưởng chậm do Brexit Dự đoán tình hình tăng trưởng của Anh, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ đặt ... |