Làng Chênh Vênh trên vùng cao Hướng Hóa

Phi Yến
Baoquocte.vn. Không chỉ là vùng đất của những di tích lịch sử nổi tiếng như sân bay Tà Cơn, tượng đài chiến thắng Khe Sanh, huyện vùng cao Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) còn được biết đến như một điểm du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng với cảnh sắc thơ mộng và những nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Làng Chênh Vênh trên vùng cao Hướng Hóa
Những rặng lau thơ mộng ở vùng cao Hướng Hóa. (Ảnh: Phan Tân Lâm)

Những tài nguyên vô giá

Trái ngược hẳn với ấn tượng miền “cát trắng, gió Lào” gắn liền với tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa có khí hậu dịu mát, ôn hòa. Huyện biên giới này là miền đất của những con dốc miên man uốn mình trong sương, nương cà phê xanh ngút ngàn, hàng lau trắng phất phơ trong gió núi.

Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc, Hướng Hóa ngày càng được biết đến rộng rãi trong cộng đồng “mê xê dịch” như một điểm dừng chân kỳ thú.

Nếu Hướng Hóa mê hoặc các phượt thủ bởi cung đường “săn mây” tựa tiên cảnh trên đèo Sa Mù, những khối thạch nhũ tráng lệ của động Brai, thì những tâm hồn yêu sự êm đềm, tĩnh lặng lại bị quyến rũ bởi những dải hoa dã quỳ vàng rực triền núi, những con suối trong vắt lững lờ trôi dưới bóng rừng trầm mặc.

Bên cạnh thắng cảnh nên thơ, Hướng Hóa còn là nơi dòng văn hóa truyền thống của người Pa Cô-Vân Kiều tuôn chảy mạnh mẽ qua nhiều thế hệ, điển hình như ở thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng).

Từ trung tâm huyện Hướng Hóa, di chuyển khoảng 30 km sẽ tới thôn Chênh Vênh. Đây là nơi cư ngụ của 130 hộ dân, trong đó 80 hộ là người Vân Kiều.

Nhiều gia đình đang sinh sống rải rác trong những nếp nhà sàn truyền thống, được bao quanh bởi những con suối trong lành, giữa những khoảng rừng xanh dịu dàng, quang đãng.

Làng Chênh Vênh trên vùng cao Hướng Hóa
Tổng thể Làng du lịch sinh thái Chênh Vênh đang trong quá trình hoàn thiện. (Ảnh: MCNV)

Thôn có sân chơi, bãi tập, lý tưởng để tổ chức những lễ hội truyền thống như Mừng lúa mới, cúng Trời, lễ hội Cồng Chiêng.

Thôn Chênh Vênh cũng là nơi còn bảo tồn được nhiều nghề thủ công truyền thống của người Vân Kiều như đan lát, nấu rượu men lá; là quê hương của nhiều loại nông sản độc đáo, những món ăn làm đắm say lòng người như gỏi cá, xôi xụm, thịt nướng bếp…

Bước chuyển mình bền vững

Tuy sở hữu những thế mạnh về nhiều mặt, bức tranh du lịch ở thôn Chênh Vênh nói riêng và của huyện Hướng Hóa nói chung vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo đánh giá của Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Hướng Hóa, các điểm tham quan trên địa bàn mới chỉ đóng vai trò "điểm dừng chân" giữa chặng thay vì “điểm đến” chính.

Nguyên nhân chủ yếu là các dịch vụ cơ sở vật chất còn sơ sài, thiếu tính hệ thống, hình thức đơn lẻ, tự phát, chưa được quy hoạch, quản lý, người dân chưa được trang bị kỹ năng làm du lịch. Điều này dẫn tới hạn chế về chất lượng dịch vụ cũng như tính an toàn trong hoạt động du lịch tại địa phương.

Thác Chênh Vênh (thuộc địa phận thôn Chênh Vênh) là một ví dụ. Đổ xuống từ độ cao 20m, thác nước trong lành mát lạnh, lấp lánh kỳ ảo này bắt đầu được biết đến rộng rãi trong khoảng 5 năm trở lại đây. Vào những ngày cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ, thác Chênh Vênh là lựa chọn lý tưởng của nhiều du khách đến tận hưởng những trải nghiệm miễn phí hấp dẫn như bơi lội, nhóm lửa trại, câu cá…

Tuy nhiên, hoạt động du lịch tự phát tại thác Chênh Vênh cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bởi địa hình hiểm trở, vách đá cao, trơn trượt, nước chảy xiết. Do chưa được đưa vào quản lý, các khu vực nguy hiểm của thác không được khoanh vùng, dựng biển báo, không có lực lượng cứu hộ.

Trong khi đó, không ít du khách còn có thái độ chủ quan, lơ là trong quá trình vui chơi. Hậu quả là những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra tại đây. Trong vòng 4 năm, riêng tại khu vực thác Chênh Vênh đã có 2 trường hợp đuối nước tử vong, gần nhất vào tháng 5/2020.

Làng Chênh Vênh trên vùng cao Hướng Hóa
Vẻ đẹp hoang sơ của thác Chênh Vênh. (Ảnh: MCNV)

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với du khách, du lịch tự phát còn có khả năng tác động xấu lên môi trường, khi không được quy hoạch, quản lý, giám sát chặt chẽ. Thói quen xả rác bừa bãi, tự đốt lửa nấu ăn, hút thuốc…của một số du khách có thể dẫn tới nhiều hậu quả như ô nhiễm nguồn nước và đất, cháy rừng…

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của danh thắng địa phương để tạo nên các sản phẩm du lịch an toàn, hấp dẫn, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hướng Hóa đã lên kế hoạch tổng thể phát triển du lịch, trong đó có việc quản lý và khai thác những thác nước đẹp trên địa bàn như thác Chênh Vênh.

Người bạn đồng hành

Đồng hành cùng địa phương trong việc triển khai kế hoạch này là Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV). Từ mối gắn kết hơn 50 năm với tỉnh Quảng Trị, MCNV đã và đang thực hiện nhiều dự án cộng đồng tại huyện Hướng Hóa, trong đó có dự án “Thúc đẩy quan hệ đối tác bền vững giữa chủ rừng nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp trong thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm ứng phó biến đổi khí hậu” (dự án PROSPER) do Liên minh châu Âu và MCNV đồng tài trợ.

Trong khuôn khổ dự án này, MCNV đang thực hiện các hỗ trợ phát triển du lịch thác Chênh Vênh, với các hoạt động đầu tư vào cảnh quan gồm: dựng lán tre cho khách tham quan thuê, trang bị thùng rác và đào hố xử lý rác thải, lắp đặt biển chỉ dẫn, bảng thông tin về rừng cộng đồng, thành lập đội quản lý, bảo vệ du lịch…

Làng Chênh Vênh trên vùng cao Hướng Hóa
Các lán tre đã được dựng ở khu vực thác Chênh Vênh. (Ảnh: MCNV)

Đội ngũ phục vụ và quản lý được lựa chọn từ chính các thành viên tổ bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh. Gần đây, MCNV cũng đã phối hợp với trạm y tế xã Hướng Phùng tập huấn cho Ban quản lý rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh về các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.

Được biết, trong thời gian vài ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2021 lượng khách tới với khu du lịch thác Chênh Vênh khá đông. Trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, doanh thu từ việc thu phí du lịch đạt 4 triệu đồng, một con số không nhỏ đối với những người làm dịch vụ ở thác Chênh Vênh.

Từ chỗ du lịch tự phát, từ khi đi vào khai thác chính thức, du khách đến đây đóng phí du lịch (120.000đ/lán tre và 10.000đ/người/phí vào cổng), trong đó 50% số tiền được trả cho người tham gia phục vụ, 50% đóng góp vào Quỹ bảo vệ rừng của thôn Chênh Vênh.

Trong thời gian tới, dự án sẽ triển khai thêm các quầy hàng ăn uống, bày bán các nông sản địa phương tại khu du lịch thác Chênh Vênh, đồng thời sẽ hỗ trợ cho đội ngũ phục vụ du lịch tại đây được tham gia các khóa tập huấn kĩ năng như hướng dẫn khách, thuyết minh, đón tiếp, nấu ăn, bán hàng để nâng cao tính chuyên nghiệp.

Làng Chênh Vênh trên vùng cao Hướng Hóa
Đại diện MCNV và Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Hướng Hóa trao đổi về kế hoạch phát triển du lịch. (Ảnh: MCMV)

Thác Chênh Vênh là hạng mục đầu tiên trong tổ hợp Làng du lịch sinh thái Chênh Vênh mà MCNV đang hỗ trợ xã Hướng Phùng thực hiện.

Dự án được MCNV tài trợ 650 triệu đồng, được triển khai trong 6 tháng cuối năm 2021, bao gồm các hoạt động cải tạo, nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất phục vụ du lịch như: xây dựng nhà sàn truyền thống của người Bru-Vân Kiều, các quầy bán nông sản, hệ thống nước sạch, nhà tắm sử dụng năng lượng mặt trời, cải tạo cảnh quan và lối đi bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương…

Tính riêng năm 2018 và 2019, lượng du khách đến huyện Hướng Hóa đã tăng từ 10 – 16%, tương đương trên 30.000 lượt, trong đó có khoảng 14.000 lượt khách nước ngoài. Hiện tại, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên hoạt động du lịch trên cả nước đang tạm thời chững lại.

Trong tương lai, khi dịch Covid-19 được kiểm soát và dự án hoàn thành, Làng du lịch sinh thái Chênh Vênh sẽ trở thành một “mắt xích”, làm phong phú thêm chuỗi điểm đến cùng tuyến đường như tượng đài Chiến thắng Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, đồi Động Tri, di tích khảo cổ Khu công xưởng chế tác đồ đá Hướng Lập, đèo Sa Mù, động Brai, thác Tà Puồng, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của du lịch Việt Nam sau đại dịch.

Mường Khương - sức sống mới trên vùng biên ải

Mường Khương - sức sống mới trên vùng biên ải

Là huyện vùng cao biên giới giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Mường Khương không chỉ hấp dẫn bởi những đặc sản có tiếng ...

Đẹp ngỡ ngàng 'Mùa vàng' trên cánh đồng Mường Thanh

Đẹp ngỡ ngàng 'Mùa vàng' trên cánh đồng Mường Thanh

TGVN. Tháng 5 về, khắp các cánh đồng của khu vực lòng chảo Mường Thanh được nhuộm màu vàng rực của lúa chín.

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động