Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Về Đường Lâm là về với không gian văn hóa nông thôn truyền thống của người Việt, với những ngôi nhà cổ, có tuổi đời lên tới 400 năm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km, Đường Lâm là vùng đất có từ xa xưa để chỉ 9 làng cận kề nhau, thuộc tổng Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Thọ, trấn Sơn Tây. (Ảnh: Nina May)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ ở Đường Lâm, xưa thuộc đất Kẻ Mía, thuộc vùng bán sơn địa, lưng dựa vào núi Tản, mặt hướng về phía sông Hồng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa với hơn 50 di tích có giá trị, nhiều di tích được Nhà nước xếp hạng. (Nguồn: Đường Lâm Village)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Đường Lâm còn được biết đến là "đất hai Vua", quê hương của hai vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là Ngô Quyền và Phùng Hưng. Bên cạnh đó, làng còn là nơi sinh ra nhiều danh nhân khác như Giang Văn Minh, Phan Kế Bính... Điều này càng làm tăng thêm giá trị lịch sử và văn hóa của Đường Lâm. (Ảnh: Lê Tuấn Anh)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Tuy gọi là làng cổ nhưng Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó có 5 làng Đông Sàng, Mông Phụ, Đoài Giáp, Cam Thịnh, và Cam Lâm liền kề nhau. Những làng này tuy khác nhau nhưng đều gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với tập quán, phong tục và tín ngưỡng hàng nghìn năm nay không hề thay đổi. (Ảnh: Nina May)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Về Đường Lâm là về với không gian văn hóa nông thôn truyền thống của người Việt, với những ngôi nhà mái ngói mộc mạc, đình làng nhộn nhịp ngày hội, phiên chợ quê với thúng mủng, bánh trái đơn sơ, cảnh những người nông dân sớm hôm cày cuốc trên đồng… Đó là những thước phim tư liệu sống động hiện hữu trước mắt du khách chứ không phải chỉ nghe qua lời kể của những thế hệ đi trước. Trong ảnh: Đình làng Mông Phụ. (Ảnh: Nina May)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Đến làng cổ ở Đường Lâm, hình ảnh đầu tiên mà du khách cảm nhận là cây đa to sừng sững nằm cạnh cổng làng Mông Phụ. Hình ảnh này đã tồn tại từ nhiều đời nay, chứng kiến bao nỗi thăng trầm của ngôi làng. Cổng được xây dựng vào năm 1833. Phía trên có dòng chữ “Thế hữu hưng nghi đại” tạm dịch là: Các thế hệ sau của làng luôn có tinh thần phát huy, kế tục những giá trị văn hóa hiếu học, mối đoàn kết làng xóm của cộng đồng. Bước chân qua chiếc cổng làng chúng ta được trở về với làng quê yên ả thanh bình. (Nguồn: Người Sơn Tây)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Đường Lâm gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bởi không gian kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. Ấn tượng nhất là những ngôi nhà cổ, có tuổi đời lên tới 400 năm với nhiều giá trị kiến trúc truyền thống vẫn còn được người dân gìn giữ, là không gian sinh hoạt của những gia đình ở đây. (Nguồn: aFamily)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Theo thống kê của Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, hiện tại có tổng số 956 ngôi nhà cổ, tập trung chủ yếu ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... đến bây giờ, tuổi đời xấp xỉ 300 - 400 năm. Tất cả đều được xây dựng bằng đá ong, gỗ xoan, gạch đất nung, ngói, với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian. (Nguồn: Crystal Bay)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Cổng vào nhà có đường nét mềm mại, được một người dân địa phương giải thích đó là hình quai giỏ. Những lối đi trong làng đều lát gạch nghiêng, hai bên tường hoặc trên lối có thêm những giàn hoa thiên lý, hoa dây leo bám vào tường làm không gian xanh mát dẫn lối. (Nguồn: Du lịch xứ Đoài)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Ngoài sân vườn vẫn có giếng đá ong cổ, nước giếng rất trong có thể sử dụng sinh hoạt hàng ngày. Du khách bị hấp dẫn bởi những con đường gạch lát sạch sẽ và cảm nhận sự ấm cúng, bình yên của con người ở đây khi đi giữa những bức tường đá ong có màu vàng sậm, giếng nước, sân đình, ruộng nước, những ngôi chùa uy nghi. (Nguồn: Đường Lâm village)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Dù cuộc sống có hiện đại đến đâu, bước qua cánh cửa gỗ đã ngả màu thời gian là đã thấy thời gian như đang ngưng đọng lại, với những ngôi nhà còn treo hoành phi, câu đối đã có tuổi đời cả trăm năm, những bộ sập gụ, tủ chè đã tồn tại từ mấy thế hệ. ((Nguồn: Đường Lâm village)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Theo những con đường làng, du khách sẽ đến những điểm thăm quan nằm quanh làng như đình làng Mông Phụ, nhà thờ Giang Văn Minh, chùa Mía, đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền… gắn với truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong ảnh: Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh là một điểm nhấn văn hóa đặc biệt, nơi lưu giữ dấu ấn của một bậc danh nhân kiệt xuất. (Nguồn: Crystal Bay)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Nơi đây, người dân vẫn cùng nhau gìn giữ, bảo tồn nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nền văn minh văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng đã đã tồn tại bao đời nay. Tất cả đều quây quần trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuần nông đã làm cho việc khám phá làng cổ càng trở nên hấp dẫn hơn. Trong ảnh: Đền thờ và lăng Ngô Quyền. (Nguồn: Crystal Bay)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Đường Lâm là làng cổ đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia năm 2006. Và mới đây, vào cuối tháng 11/2019, UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ đón nhận quyết định và công bố điểm du lịch cấp thành phố Làng cổ ở Đường Lâm. (Ảnh: Nina May)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Việc công nhận Đường Lâm là Di tích lịch sử văn hoá đã đưa ngôi làng này lên một vị thế mới, có ý nghĩa đặc biệt về du lịch và giáo dục lịch sử, văn hoá của dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Trung bình mỗi năm, làng cổ Đường Lâm thu hút 120.000-130.000 lượt khách du lịch, trong đó có từ 6.000-7.000 lượt khách quốc tế. (Ảnh: Nina May)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Với thương hiệu “Làng Việt cổ”, Đường Lâm là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước trong những năm qua. Những hoạt động như thăm quan đình, chùa, phủ, miếu, nhà thờ họ, nhà cổ, đường làng, ngõ xóm, giếng cổ… đã trở thành trải nghiệm luôn có khi tới nơi này. Trong ảnh: Tháp cổ ở chùa Mía. (Ảnh: Lê Tuấn Anh)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Không chỉ trải nghiệm cuộc sống làng cổ, đến với Đường Lâm, du khách cũng có dịp thưởng thức các món ăn nông thôn dân dã - đặc sản nơi đây như gà mía, bánh tẻ, canh rau muống chấm tương, cá kho, tôm đồng… hay nhẹ nhàng tráng miệng với tách chè tươi Cam Lâm, kẹo bột Đông Sàng… Trong ảnh: Chè lam là một thức quà quê dân dã, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền dân tộc của người dân Đường Lâm. (Nguồn: báo Tuổi trẻ Thủ đô)

Làng cổ Đường Lâm: Nơi lưu giữ nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Nếu người Hội An tự hào về phố cổ, người Hà Nội hãnh diện với 36 phố phường thì người Đường Lâm cũng có thể tự hào không kém về những ngôi nhà đá ong và làng cổ Đường Lâm vẫn là một địa chỉ thu hút khách du lịch mỗi khi họ đến Sơn Tây. Giữa cuộc sống xô bồ tấp nập nhưng vẫn sở hữu những giá trị văn hóa độc đáo, cảnh quan, kiến trúc tiêu biểu của vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng, làng cổ Đường Lâm chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Trong ảnh: Nghề làm tương ở Đường Lâm. (Ảnh: Nina May)

Thung lũng Sủng Là: 'Ốc đảo' yên bình trên cao nguyên đá Hà Giang

Thung lũng Sủng Là: 'Ốc đảo' yên bình trên cao nguyên đá Hà Giang

Sủng Là được bao quanh bởi những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô hùng vĩ của cao nguyên đá Hà Giang. Nơi đây đẹp ...

Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure mới đây đã đăng tải bài viết gợi ý cho các cặp đôi loạt điểm đến ...

Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình, đền Thái Vi mang đến cho du khách cảm giác ...

Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Bằng sự nhạy bén của người thợ, ý tưởng xây dựng du lịch làng nghề đã trở thành hiện thực tại nơi làng làm hương ...

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025 tại Đan Mạch: Vui Tết sum vầy, hướng tới khát vọng mới

Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025 tại Đan Mạch: Vui Tết sum vầy, hướng tới khát vọng mới

Ngày 25/1 tại Copenhagen, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã tổ chức chương trình Xuân Quê hương đón Năm mới Ất Tỵ 2025.
Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả, bởi lý do gì?
Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào 'cuộc đua bầu cử' lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào 'cuộc đua bầu cử' lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào cuộc đua lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?
Chợ hoa Hàng Lược - Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống

Chợ hoa Hàng Lược - Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống

Chợ hoa Tết Hàng Lược, được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội, thể hiện đậm nét văn hóa của ...
Công nghệ chip di động, gaming và AI - Xu hướng laptop mới trong năm 2025

Công nghệ chip di động, gaming và AI - Xu hướng laptop mới trong năm 2025

Các hãng sản xuất cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ, trong khi người dùng kỳ vọng vào trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn.
Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.
'Australia - Miền thương miền nhớ' và sự kết nối giá trị liên văn hóa

'Australia - Miền thương miền nhớ' và sự kết nối giá trị liên văn hóa

Sách của cựu du học sinh Việt tại Australia thu hút đông đảo độc giả người Việt toàn cầu chỉ sau một tuần ra mắt trên Amazon.
Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Những ngày đầu năm 2025 Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế.
Ra mắt sách ‘Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – nghi lễ và thực hành nghi lễ’

Ra mắt sách ‘Thờ cúng cổ truyền Việt Nam – nghi lễ và thực hành nghi lễ’

Cuốn sách vừa là một công trình có tính chất khảo cứu về tập quán thờ cúng vốn đã ăn sâu bén rễ trong toàn bộ đời sống sinh hoạt, tâm linh của người Việt.
Đài NHK (Nhật Bản) giới thiệu dịch vụ tiếng Việt tới đông đảo công chúng tại Việt Nam

Đài NHK (Nhật Bản) giới thiệu dịch vụ tiếng Việt tới đông đảo công chúng tại Việt Nam

Từ ngày 17-23/1, đài NHK tổ chức sự kiện 'Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan' tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội.
Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Ðịnh

Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Ðịnh

Việc xây dựng hồ sơ ghi danh Võ cổ truyền Bình Định vào di sản UNESCO sẽ mang lại niềm tự hào đi cùng với trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản...
Nhiều hoạt động đặc sắc khám phá Nhật Bản tại Hà Nội

Nhiều hoạt động đặc sắc khám phá Nhật Bản tại Hà Nội

Sự kiện 'Khám phá Nhật Bản' cùng NHK World-Japan sẽ được tổ chức từ 17-23/1 với nhiều hoạt động đặc sắc, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán thính giả.
Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thư pháp Hàn ngữ được Cục Di sản Hàn Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt

Những phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt

Trải qua chiều dài lịch sử, các phong tục tập quán của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền vẫn được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tìm về các giá trị văn hóa dân tộc

Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tìm về các giá trị văn hóa dân tộc

Dự án phim 'Nét Việt Nam' đánh dấu một nỗ lực của thế hệ trẻ trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt ...
Đảng Cộng sản Việt Nam và hành trình 95 năm đồng hành cùng dân tộc

Đảng Cộng sản Việt Nam và hành trình 95 năm đồng hành cùng dân tộc

Thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm 'Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc'.
Xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt, có 2 di sản của Hải Phòng

Xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt, có 2 di sản của Hải Phòng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/1 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Đoàn kiều bào xúc động dự Lễ công bố Bảo vật quốc gia tại Phủ Chủ tịch

Đoàn kiều bào xúc động dự Lễ công bố Bảo vật quốc gia tại Phủ Chủ tịch

Lễ công bố Bảo vật quốc gia càng có ý nghĩa hơn khi chào đón kiều bào trong Chương trình Xuân Quê hương 2025 về thăm ngôi nhà của Bác.
Phiên bản di động