Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Nam, thôn Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, nổi tiếng với nghề may và thêu cờ Tổ quốc đã hơn 70 năm.
Hầu hết các lá cờ thêu bày bán tại trung tâm Hà Nội đều xuất phát từ làng cờ Từ Vân. (Ảnh: Phương Anh) |
Tin liên quan |
Hành trình hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga |
Tại đây, những nghệ nhân lành nghề đã dày công tạo nên từng lá cờ đỏ sao vàng bằng đôi tay khéo léo và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Làng nghề không chỉ sản xuất cờ mà còn đóng góp vào việc giữ gìn và truyền lại những giá trị lịch sử, văn hóa và lòng yêu nước cho các thế hệ mai sau.
Hầu hết các lá cờ bày bán tại trung tâm Hà Nội đều xuất phát từ làng cờ Từ Vân rồi gửi đi mọi miền Tổ quốc, tung bay rực rỡ trong các lễ hội lớn và sự kiện văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế, góp phần làm nổi bật không khí và tinh thần của từng sự kiện.
Bà Đặng Thị Hải, nối nghiệp truyền thống của gia đình, bắt đầu học nghề may cờ từ khi mới 8 tuổi. Đến nay, sau 50 năm gắn bó với công việc này, bà vẫn cẩn thận trong từng đường kim, mũi chỉ để gìn giữ "linh hồn" cho những chiếc cờ Tổ quốc.
Những đôi bàn tay khéo léo của người làng may cờ Từ Vân. (Ảnh: Phương Anh) |
Năm nay đã ngoài 70 tuổi, bà Nguyễn Thị Thiết vẫn hăng say bên sắc cờ đỏ sao vàng. Bà tự hào chia sẻ: “Nghề may cờ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Mỗi khi cầm lá cờ trên tay, tôi cảm thấy rất tự hào.
Dù mệt mỏi hay khó khăn đến đâu, chỉ cần nghĩ đến cảnh những lá cờ mình làm ra tung bay trên khắp các nẻo đường vào ngày Quốc khánh, lòng tôi lại tràn đầy động lực.
Tôi mong sao có thể tiếp tục góp phần nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn nét đẹp truyền thống này cho thế hệ mai sau”.
Sau khi hoàn thiện, từng lá cờ đỏ sao vàng được cẩn thận gấp gọn và đóng gói kỹ lưỡng. Các nghệ nhân trong làng may cờ Từ Vân luôn chăm chút từng chi tiết nhỏ, từ đường kim mũi chỉ đến cách thức bảo quản, để bảo đảm rằng mỗi lá cờ đến tay người sử dụng đều ở trạng thái tốt nhất.
Những lá cờ mang theo niềm tự hào và tinh thần dân tộc đến từng ngóc ngách của đất nước.
Bà Nguyễn Thị Thiết tỉ mỉ hướng dẫn bé Anh Tuấn cách gấp cờ. (Ảnh: Phương Anh). |
Bà Nguyễn Thị Thiết tỉ mỉ chỉ dẫn bé Anh Tuấn từng thao tác gấp cờ một cách cẩn thận. Bà dạy bé cách gấp sao cho lá cờ không bị nhăn, giữ được hình dạng đẹp và trang trọng nhất.
Đối với bà, việc gấp cờ không chỉ đơn thuần là công việc mà còn là một nghi thức, thể hiện lòng kính trọng với quốc kỳ và tình yêu đất nước. Mỗi lần gấp cờ là một lần truyền tải những giá trị văn hóa và lòng tự hào dân tộc đến thế hệ trẻ.
Không chỉ người lớn, bé Anh Tuấn, 9 tuổi, vừa nhanh tay gấp cờ vừa tươi cười chia sẻ: "Con thích phụ bà làm cờ lắm! Mỗi lần thấy lá cờ làng mình làm bay trên cao, con thấy rất vui và tự hào. Con muốn sau này lớn lên cũng sẽ làm cờ như các bà".
Cô Nhung tận tình hướng dẫn bé Bách Diệp từng đường kim mũi khi làm cờ. (Ảnh: Phương Anh) |
Cô Nhung tận tình hướng dẫn bé Bách Diệp từng đường kim mũi chỉ, truyền lại kỹ năng thêu cờ. Cô bày tỏ: “Thêu cờ bằng tay là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Đối với những thợ mới, thời gian có thể lên đến cả tuần. Mỗi mũi chỉ và đường kim phải được thực hiện khéo léo với độ chính xác tuyệt đối, làm cho giá của cờ thêu tay cao hơn nhiều so với cờ thêu máy".
Ngoài việc may thêu cờ Tổ quốc, làng nghề Từ Vân phát triển thêm nhiều sản phẩm khác phục vụ cho các sự kiện lớn nhỏ, như cờ cầm tay, băng rôn cổ động, cờ lưu niệm, cờ trao giải và cờ đuôi nheo.
Tuy sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ vào những dịp lễ, sự kiện lớn nhưng làng Từ Vân duy trì hoạt động sản xuất cờ quanh năm.
Làng Từ Vân vẫn duy trì hoạt động sản xuất cờ quanh năm. (Ảnh: Phương Anh) |
Qua bao thế hệ, những người thợ làng Từ Vân bền bỉ giữ gìn và tiếp nối nghề may cờ truyền thống. Những lá cờ đỏ sao vàng tung bay khắp mọi miền đất nước vào các dịp trọng đại không chỉ là niềm tự hào mà còn minh chứng cho tình yêu quê hương và khát khao lưu giữ giá trị văn hóa của dân làng, để nghề may cờ sống mãi cùng thời gian.
| Sân bay quốc tế Bắc Kinh rực rỡ cờ hoa chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Đúng 18h40 (theo giờ địa phương) ngày 18/8, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại ... |
| Công tác ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quý ở địa bàn Nhận thức công tác ngoại giao văn hoá (NGVH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, các cơ quan đại diện ... |
| Hành trình hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga Ngày 28/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức Lễ công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng ... |
| Giới thiệu những tấm gương bình dị và cao quý tới công chúng Thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ ... |
| Chương trình nghệ thuật đầu tiên về ngành Cơ yếu Việt Nam Chương trình nghệ thuật Vinh quang thầm lặng 2024 sẽ làm sống lại những năm tháng hào hùng, mang đến tầm nhìn, khát vọng trong ... |