Lắng nghe tiếng nói của người dân trong các cơ chế báo cáo về nhân quyền

Trang Trần
Baoquocte.vn. Tiếng nói của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức nhân dân có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong các cơ chế báo cáo về nhân quyền và luôn được các cơ quan Chính phủ Việt Nam tham vấn, lắng nghe.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lắng nghe tiếng nói của người dân trong các cơ chế báo cáo về nhân quyền
Vai trò của người dân được thể hiện rõ ràng và hiệu quả hơn qua việc ngày càng nhiều các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các cơ chế của Liên hợp quốc, trong đó có các cơ chế báo cáo về nhân quyền. (Nguồn: DJHJ Media)

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay, tính minh bạch, tính giải trình của Chính phủ, cùng với xu thế dân chủ hoá đang ngày càng gia tăng và được đòi hỏi ngày càng cao ở hầu hết các quốc gia. Theo xu thế đó, tiếng nói của người dân được lắng nghe nhiều hơn; người dân được tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào các lĩnh vực của Nhà nước, được tham vấn từ những bước đầu tiên của quá trình hoạch định chính sách của chính phủ.

Ở phạm vi quốc tế, có thể nhận thấy vai trò của người dân được thể hiện rõ ràng và hiệu quả hơn qua việc ngày càng nhiều hơn các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các cơ chế của Liên hợp quốc, trong đó có các cơ chế báo cáo về nhân quyền như Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD)…

Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức nhân dân/ các tổ chức phi chính phủ

Không nằm ngoài xu thế chung, tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các hoạt động tham vấn của các cơ quan chính phủ với các tổ chức nhân dân/ các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề quan trọng của đất nước. Xu hướng này có thể thấy rõ ràng qua cuộc chiến chống Covid-19, khi các quy định, chính sách của chính quyền các địa phương thường xuyên được sửa đổi sau phản ánh của người dân.

Đối với các cơ chế nhân quyền, có thể thấy xu hướng tham gia của các tổ chức nhân dân/ phi chính phủ Việt Nam vào quá trình xây dựng, bảo vệ và giám sát việc thực thi báo cáo công ước quốc tế về nhân quyền đang ngày càng gia tăng.

Trong tiến trình UPR, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam hết sức coi trọng những nguyên tắc cơ bản của tiến trình này, đó là minh bạch, bao trùm, có sự tham gia ý kiến rộng rãi của các bên liên quan.

Chính trên tinh thần đó, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để xây dựng dự thảo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt Nam và tiến hành lấy ý kiến của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân, các chuyên gia trong nước, các cơ quan Liên hợp quốc và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam qua nhiều hình thức.

Ông Đồng Huy Cương, Trưởng ban Ban Công tác đa phương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Tổng Thư ký Quỹ Hoà bình và Phát Triển Việt Nam, cho biết trong UPR chu kỳ III, riêng qua hệ thống của VUFO, đã có hơn 10 tổ chức gửi báo cáo cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và 2 tổ chức phát biểu tại phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia (trong đó có cả tổ chức của Việt Nam và đối tác quốc tế).

Đại diện VUFO lý giải, một trong những nguyên nhân của sự gia tăng đó là sự chủ động của các tổ chức nhân dân/phi chính phủ. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Bộ Ngoại giao đã có cơ chế khuyến khích các tổ chức tham gia vào tiến trình này (thông tin được chia sẻ công khai trên trang web của Bộ, mời tham gia vào các cuộc họp tham vấn đóng góp ý kiến xây dựng báo cáo quốc gia…).

Theo ông Đồng Huy Cương, việc tham gia của các tổ chức nhân dân Việt Nam vào các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc nói chung và UPR nói riêng có những thuận lợi riêng.

“Trước hết, các tổ chức nhân dân Việt Nam có nhiều thông tin về quyền con người thông qua các hoạt động của mình, đặc biệt là thông tin liên quan đến việc thực thi pháp luật, các chính sách của nhà nước, thực hiện của các địa phương trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hơn nữa, nhiều tổ chức có kết nối với các mạng lưới quốc tế, từ đó nên có những so sánh khách quan giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới”, ông Đồng Huy Cương đánh giá.

Lắng nghe tiếng nói của người dân trong các cơ chế báo cáo về nhân quyền
Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của VIệt Nam, ngày 22/20/2021. (Nguồn: Bộ Ngoại giao)

Tăng cường đóng góp đồng bộ vào tiến trình UPR

Tuy nhiên, đại diện VUFO cho rằng sự tham gia và đóng góp của các tổ chức trong UPR chu kỳ III còn chưa tương xứng so với quy mô và tiềm năng.

Do cơ chế thông tin vẫn còn một số điểm hạn chế nên thực tế là nhiều tổ chức còn chưa biết đến cơ chế báo cáo UPR cũng như các cơ chế nhân quyền khác của Liên hợp quốc, hoặc không biết là họ có thể tham gia vào các tiến trình đó.

Mặt khác, một số tổ chức nhân dân Việt Nam còn hạn chế về kinh phí, chất lượng nhân lực, đặc biệt khả năng tiếng Anh… dù có rất nhiều hoạt động, nhiều đóng góp trong quá trình phát triển. Một số tổ chức chưa thực sự nhận thức được lợi ích của việc thực hiện nghĩa vụ đối với báo cáo UPR.

Ngoài ra, báo cáo của các tổ chức dựa trên thông tin đơn lẻ, chưa có sự kết nối với các tổ chức khác hoạt động trên cùng lĩnh vực, nên có thể có những thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Trên cơ sở đó, Tổng Thư ký Quỹ Hoà bình và Phát Triển Việt Nam đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả sự tham gia của các tổ chức nhân dân, phi chính phủ Việt Nam trong tiến trình UPR.

Một là, Bộ Ngoại giao cần có cơ chế chia sẻ thông tin kịp thời, rộng rãi hơn nữa đến các tổ chức về tiến trình thực hiện, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ báo cáo UPR để tạo điều kiện giúp họ chủ động tham gia tham vấn, giám sát và đóng góp ý kiến trên các lĩnh vực mà họ quan tâm và hoạt động.

Hai là, xây dựng các đầu mối liên hệ trong các cơ quan, bộ ngành liên quan trên các khuyến nghị được phân công để các tổ chức có thể chủ động liên hệ và phối hợp hành động.

Ba là, xây dựng lộ trình/ kế hoạch cụ thể để tăng cường và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức nhân dân vào quá trình thực hiện báo cáo UPR.

Bốn là, phát huy vai trò của các “tổ chức ô” như VUFO, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Liên hiệp Hội người khuyết tật… và các mạng lưới trong việc điều phối, tập hợp các tổ chức thành viên hoạt động trong các nhóm lĩnh vực để thông tin được đầy đủ, khách quan.

"Việt Nam hết sức coi trọng những nguyên tắc cơ bản của tiến trình UPR, đó là minh bạch, bao trùm, có sự tham gia ý kiến rộng rãi của các bên liên quan" - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế Đỗ Hùng Việt.
Thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khuyến nghị UPR chu kỳ III, Việt Nam đã có những bước tiến thực chất trong việc thúc ...

Đại diện UNDP: Việt Nam đang đi đúng hướng tới đích là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025

Đại diện UNDP: Việt Nam đang đi đúng hướng tới đích là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025

Theo bà Diana Torres, Trợ lý Đại diện thường trú kiêm Trưởng phòng Quản trị và tham gia, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

Sau hơn một tháng tìm kiếm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm HLV Kim Sang Sik.
XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5 - Kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. XSMN thứ 6. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi hôm nay 4/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs Nam Định; Ngoại Anh vòng 36 - Arsenal vs Bournemouth...
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động