Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tại thủ đô Tokyo ngày 1/11. (Nguồn: Kyodo) |
Đức và Nhật Bản nhất trí phối hợp chặt chẽ trong việc phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh điều đó tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo ngày 1/11.
Hai nhà lãnh đạo cũng cam kết duy trì các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga.
Với tư cách là chủ tịch sắp tới và hiện tại của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Tokyo và Berlin sẽ chung tay đối phó các thách thức toàn cầu khác.
Theo Kyodo, khi bắt đầu hội đàm, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh "tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ" giữa Nhật Bản và Đức, trong khi Tổng thống Steinmeier nêu bật sự cần thiết của việc gia tăng sức ép đối với Nga.
Cuộc thảo luận cũng tập trung vào sự hợp tác hướng tới việc hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hai nhà lãnh đạo còn cam kết cùng nhau hướng tới việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào năm 2023.
Kyodo nêu rõ, Nhật Bản và Đức vẫn nhập khẩu năng lượng của Nga, bao gồm cả khí đốt tự nhiên. Trong khi đó, các quốc gia thành viên G7 khác gồm Anh, Canada, Pháp, Italy và Mỹ cũng như Liên minh châu Âu (EU) đã dẫn đầu các nỗ lực quốc tế nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đối với Nga kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào cuối tháng Hai.
Theo DPA, đây là lần đầu tiên Tổng thống Steinmeier thăm Nhật Bản. Sau khi kết thúc các hoạt động tại Tokyo vào ngày 3/11, ông Steinmeier sẽ đến thăm một quốc gia Đông Bắc Á khác là Hàn Quốc.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên thăm Bắc Kinh sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Nguồn: EPA) |
Cũng trong ngày 1/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào ngày 4/11.
Ông Triệu Lập Kiên bày tỏ tin tưởng chuyến thăm này "sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Đức, cũng như đóng góp cho hòa bình và ổn định trên toàn thế giới".
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo EU tới Trung Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đồng thời là chuyến thăm đầu tiên của ông Scholz tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Đức.
Theo kế hoạch, trong chuyến thăm một ngày này, ông Scholz sẽ hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Politico trước đó đưa tin, chuyến công du Bắc Kinh của Thủ tướng Scholz diễn ra ra chưa đầy 2 tuần trước khi ông dự kiến tới Bali (Indonesia) tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và có khả năng gặp ông Tập Cận Bình tại đây.
Người đứng đầu chính phủ Đức từng phát biểu rằng, cần đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế để không trở nên phụ thuộc quá mức vào một quốc gia nào.
| Điểm tin thế giới sáng 2/11: Bộ trưởng Hàn Quốc xin lỗi, Italy điều tra Pfizer, Phó Tổng thống Mỹ dự Hội nghị APEC Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 2/11. |
| Tin thế giới 1/11: Ukraine muốn G20 loại Nga, Phần Lan ‘giục’ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, Thủ tướng Pakistan thăm Trung Quốc Nga nói về nền kinh tế 'không thể cản bước', Czech tính trừng phạt Belarus, phái đoàn cựu Thủ tướng Nhật Bản dự kiến thăm ... |
| Nhật Bản-Đức đối thoại an ninh 2+2 bên lề Hội nghị Ngoại trưởng G7 Trong cuộc thảo luận ngày 3/11, Nhật Bản-Đức dự kiến bàn về tăng cường hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, xung đột Nga-Ukraine ... |
| Quan hệ đồng minh Pháp-Đức: Từ cuộc gặp cấp cao 'bất thường' đến nỗi lo về sự chia rẽ 'sâu cay' nhất trong EU Mối quan hệ Pháp-Đức xưa nay vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chính sách bao trùm của châu Âu. Trong ... |
| Iran phản đối Ngoại trưởng Đức ‘can thiệp’ công việc nội bộ Thứ trưởng Ngoại giao Iran cho rằng bình luận của quan chức Đức đã ‘kích động tình trạng bạo loạn và vi phạm pháp luật’ ... |