Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Lào Cai, thông tin về công tác bảo đảm và đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh. (Nguồn: BTC) |
Phát biểu tại Hội nghị, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Lào Cai cho biết, thời gian qua, công tác bảo đảm và đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được triển khai thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả.
Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là trên lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân... ngày càng được hoàn thiện, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào Cai luôn được duy trì ở mức cao hơn mức bình quân của cả nước, giai đoạn 2020-2023 đạt khoảng 7%. Quy mô kinh tế tỉnh Lào Cai có sự tăng trưởng nhất định, hết năm 2023 đạt gần 74 nghìn tỷ VND, tăng vượt hơn 40% so với năm 2020 (đứng thứ 4/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc).
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, hợp lý. Cụ thể, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,94%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 40,48%; ngành dịch vụ chiếm 35,86%; thuế sản phẩm 9,71%.
Du lịch tiếp tục là điểm sáng, lượng khách du lịch hết năm 2023 đạt 7,2 triệu lượt khách. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 23.244 tỷ VND. So với thời điểm lượng khách đông nhất đạt 5,1 triệu lượt và doanh thu cao nhất đạt 19.400 tỷ VND (năm 2019) thì đã lần lượt đạt vượt 41% và 20%. Qua đó, Lào Cai trở thành điểm đến ưa thích của du khách, tạo thêm nhiều việc làm,thu nhập cho nhân dân, trở thành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, ưu tiên giảm nghèo thu nhập và vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 20/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%, tập trung đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2020-2023 là 4,31%.
Hội nghị tập huấn đã cung cấp nhiều thông tin về vấn đề quyền con người và các quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó, giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: BTC) |
Tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ khẳng định việc đảm bảo quyền con người là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, gắn liền với cấp cơ sở do đó cần sự chung tay, phối hợp của các sở, ban, ngành và hệ thống chính trị cấp cơ sở.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ đề nghị, thời gian tới, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh cần chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai các chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đối nội và đối ngoại, phủ xanh thông tin tích cực về thành tựu bảo đảm quyền con người đặc biệt tăng cường tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội; chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, nâng cao cảnh giác, phát hiện hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Đại tá Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh dự báo, thời gian tới các thế lực thù địch, phản động sẽ gia tăng lợi dụng không gian mạng, vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, nhằm đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động biểu tình, bạo loạn; hoạt động tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông”, hoạt động tôn giáo trái pháp luật sẽ phức tạp nếu không có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả; tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện dự báo sẽ ngày càng gay gắt trong bối cảnh đầu tư, xây dựng đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh đặt ra vấn đề trong công tác bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Vì vậy định kỳ hàng năm Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn nhằm cập nhật những thông tin mới nhất về vấn đề dân chủ, nhân quyền; thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật các cấp; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn; giải đáp những khó khăn, vướng mắc, góp phần thiết thực, đưa công tác bảo đảm, bảo vệ và đấu tranh nhân quyền ngày càng hiệu quả và thực chất hơn.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền tỉnh Lào Cai năm 2024. (Nguồn: BTC) |
| Kết nối kinh doanh bền vững và bình đẳng thông qua mua sắm có trách nhiệm giới Ngày 20/6, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Kết nối kinh doanh với chủ đề 'Đa dạng nhà cung cấp và ... |
| Xác định hướng hợp tác mới giữa tỉnh Lào Cai và vùng Nouvelle Aquitaine, Pháp Vùng Nouvelle Aquitaine và tỉnh Lào Cai đã thống nhất ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác để tiếp tục phát huy hiệu quả ... |
| Thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam-Morocco ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất Chuyến thăm Morocco của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm củng cố, tăng cường quan hệ giữa hai nước, giữa Đảng ta ... |
| Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hội nhập quốc tế dành cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Lào Cai Các học viên đánh giá cao sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia, nội dung các chuyên đề bổ ích, thiết thực với ... |
| Hòa Bình tập huấn nâng cao hiệu quả công tác nhân quyền Ngày 13/6, Văn phòng thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội ... |