Hoạt động nhập cảnh vào Nhật Bản của lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng bị đình hoãn nhiều lần từ năm 2021 đến nay. (Nguồn: Tạp chí Thời đại) |
Số lượng giai đoạn trên được giới hạn khoảng 1.000 người/ngày, sau đó sẽ tăng dần theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, ngay đầu tháng 3 tới, phía Nhật Bản lên chương trình gỡ bỏ đồng loạt đối với người nhập cảnh có các visa như thực tập sinh, du học sinh lần đầu nhập cảnh và nhiều loại visa khác nhau. Giai đoạn này, số lượng nhập cảnh có thể lên đến 5.000 người/ngày.
Các đối tượng ưu tiên xét nhập cảnh trong giai đoạn này là nhà nghiên cứu, kỹ sư và người lao động mang lại "lợi ích cho cộng đồng".
Chính phủ Nhật sẽ xem xét rút ngắn thời gian cách ly khi đến nơi xuống còn 3 ngày hoặc ít hơn 7 ngày. Để đủ điều kiện nhập cảnh, khách du lịch, cả người nước ngoài lẫn công dân Nhật Bản, phải tiêm một liều vaccine Covid-19 tăng cường và làm xét nghiệm.
Chính phủ nước này cũng có kế hoạch đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ cần thiết và quy trình khám sàng lọc.
Trước đó, ngày 11/2, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) có kiến nghị đến chính phủ Nhật về việc cho phép thực tập sinh người Việt Nam được nhập cảnh vào Nhật Bản sau thời gian dài trì hoãn.
Ông Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch VAMAS cho biết, Hiệp Hội toàn quốc về hỗ trợ cùng phát triển nhân lực nước ngoài Nhật Bản (NAGOMi) mới đây cũng gửi đến chính phủ Nhật Bản yêu cầu thông báo thời gian mở cửa nhập cảnh đi kèm theo các biện pháp phòng dịch triệt để; yêu cầu chính phủ hỗ trợ chi phí cách ly sau nhập cảnh; yêu cầu mở rộng khung tiếp nhận tạm thời sau khi mở cửa nhập cảnh.
Thực tế, hoạt động nhập cảnh vào Nhật Bản của lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng bị đình hoãn nhiều lần từ năm 2021 đến nay do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch.
| Hơn 45 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 là 45.058 ... |
| Điểm tựa cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Với phương châm lấy người lao động làm trung tâm, coi người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một bộ phận không ... |