Đến cuối năm 2009, con số người Việt thất nghiệp ở CH Czech có thể lên tới 10.000 người. (Ảnh minh họa: Google.com) |
Báo cáo công bố đầu tháng 8 của tổ chức La Stranda cũng cho thấy, cộng đồng người Việt Nam (VN) tại CH Czech có gần 60.000 người, trong đó khoảng 20.000 là lao động nhập cư, đến nước này chủ yếu trong hai năm 2007-2008. La Stranda cảnh báo một phần trong số lao động này đang phải đối mặt với nạn lạm dụng sức lao động.Mất việc hàng loạtTờ The New York Times trích dẫn lời của Julie Lien Vrbkova, một chuyên gia người VN làm phiên dịch tại nhiều nhà máy xe hơi thuê lao động VN rằng, cô từng bị sốc trước những điều kiện lao động 12 giờ mỗi ngày và nhiều người đã bị đánh đập nếu ngừng làm việc. Tờ Právo của nước sở tại cũng đưa tin, công nhân nước ngoài hiện phải làm việc trong những điều kiện lao động khắc nghiệt chỉ để có cái ăn, cái ngủ.Ivan Langer, cựu Bộ trưởng Nội vụ CH Czech, người đã đề ra chính sách hồi hương, ước tính khoảng 12.000 người trong số lao động nước ngoài thất nghiệp ở nước này sẽ bị lôi kéo vào các hoạt động tội phạm có tổ chức, hoặc bị bóc lột sức lao động. Phần lớn lao động VN tại CH Czech đang phải vay nợ, thế chấp trung bình từ 6.000 - 14.000 USD ở quê nhà và hàng nghìn người mất việc làm. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Prague, tính tới tháng 7 vừa qua, số lượng người VN mất việc làm chỉ riêng ở nhà máy Pardubice đã lên tới 1.700 người, chủ yếu do thiếu việc làm. Ước tính đến cuối năm 2009, con số lao động VN thất nghiệp có thể lên tới 10.000 người. Điều này đồng nghĩa giấy phép lao động của người VN cũng hết hạn. Hiện, nhiều người sau khi mất việc đã dời đi chỗ khác, một số khác chuyển sang kinh doanh cá thể nên không cần đến giấy phép lao động.Sẵn sàng chấp nhận ở lạiThứ trưởng Bộ Nội vụ CH Czech, ông Jaroslav Salivar, cho biết Chính phủ chi 50 triệu korun cho giai đoạn hai của Chương trình Hồi hương tự nguyện bằng cách hỗ trợ vé máy bay và tiền trợ cấp cho người hồi hương là 300 euro một người, áp dụng cho cả những người đang cư trú bất hợp pháp trên lãnh thổ CH Czech. Theo Cục trưởng Cục Tị nạn và Chính sách di trú Bộ Nội vụ, ông Tomáš Haišman, trong giai đoạn hai này có thể số lượng người VN đăng ký và tận dụng thời cơ rời CH Czech hợp pháp sẽ tăng mạnh. Tính đến đầu tháng 8, con số lao động nhập cư nước ngoài đã đăng ký tham gia Chương trình Hồi hương tự nguyện và đã rời khỏi lãnh thổ CH Czech gồm: Mông Cổ - 1.220 người, Uzbekistan - 287 người, Việt Nam - 239 người, Ukraine - 52 người, Indonesia - 20 người, Moldavia - 15 người.Tháng 2, Chính phủ CH Czech thực hiện giai đoạn 1 Chương trình Hồi hương tự nguyện, ra chính sách hỗ trợ vé máy bay cùng khoản trợ cấp 500 euro cho những lao động nhập cư nước ngoài đang thất nghiệp, tình nguyện về nước. Tuy nhiên, đại diện cho lao động Việt Nam lúc đó cho biết, họ có thể giúp đỡ lẫn nhau và sẵn sàng chấp nhận để được ở lại, chờ thời cơ vì “sự trở về vội vàng, đột ngột không giải quyết được tình thế hiện nay”.Triệu Đình Văn, 25 tuổi, sang CH Czech năm 2007 theo diện lao động xuất khẩu, bộc bạch trên tờ The New York Times: “Gia đình vay nợ 10.000 euro để trả cho người môi giới lo thủ tục cho tôi sang đây. Tuy nhiên, không đầy một năm sau khi tới đây, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cướp đi của tôi công việc với thu nhập 8 euro một giờ lao động tại Kogel, một hãng sản xuất xe tải của Đức. Tôi giờ không thể gửi tiền về nhà trả nợ và cũng không muốn hồi hương tự nguyện…”.Theo Đất Việt