Lao động Việt ở Nga lại kêu cứu

36 lao động xuất khẩu đi Nga của Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng Công ty thép, đã gọi điện về cho người nhà cầu cứu nhờ can thiệp. Hiện số lao động này đang phải đang tạm trú ở Trung tâm thương mại Emeral (Mátxcơva) để chờ được về nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

67 USD cho 5 tháng làm việc

Những người này được Tổng công ty Thép đưa sang Nga thành hai đợt vào thời điểm cuối tháng 12/2008 và đầu tháng 1/2009. Hợp đồng của 36 lao động được Tổng công ty Thép ký với công ty TNHH APC tại Nga để làm việc trong ngành xây dựng.

Theo đơn “giải cứu khẩn cấp” viết từ Mátxcơva ngày 12/6/2009, lao động Chu Văn Quân (quê quán tại Yên Phong, Bắc Ninh) kể lại rằng, từ tháng 1 đến tháng 5/2009 công ty APC không thanh toán tiền lương cho lao động. Trong khi làm việc không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động…

Cũng theo trong đơn thư kêu cứu thì, đến ngày 29/5/2009 công ty APC đã có thư gửi 36 lao động khẳng định APC chấp nhận hủy bỏ hợp động, và ngày 30/5 là ngày APC đơn phương châm dứt hợp đồng.

Nguyên nhân đơn phương hủy hợp đồng lao động của 36 lao động theo phía APC đưa ra là không tuân thủ hợp đồng lao động. Nhưng theo phản ánh từ lao động thì phía APC tìm mọi cách bắt lỗi, quy trách nhiệm và phạt tiền nhằm nhanh chấm dứt hợp đồng.

Lao động Nguyễn Hùng Vỹ cho biết: “Trong 5 tháng lao động bên Nga thì trong tháng 1, 36 người không những không được lương mà còn chịu tiền phạt 1443 USD mà đại diện APC nói rằng do làm hỏng công trình xây dựng biệt thự 5022”.

Cụ thể, số tiền làm việc từ tháng 2 đến tháng 4 của lao động Vỹ sau khi bị trừ tiền phạt mỗi tháng là 1.500 USD lại bị trừ tiền phạt tháng 1 là 1.143 USD thì tổng thu nhập sau 5 tháng lao động bên Nga chỉ còn… 67 USD!

“Đỏ  mắt” tìm... giáo dục định hướng!

Trong quy định đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc có nói rõ: Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo tiếng và kỹ năng sống trong môi trường làm việc nước ngoài lao động trước khi đi. Nhưng thực tế, rất ít doanh nghiệp thực hiện…

Trong buổi làm việc với phóng viên, ông Đặng Văn Việt, Giám đốc Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng Công ty Thép cho rằng: “Để tiết kiệm thời gian và “thể theo nguyện vọng” của lao động và gia đình nên chúng tôi đã ...có sơ xuất”.

Thực tế “sơ xuất” mà ông Việt thừa nhận rằng: Trước khi đi, 36 lao động của Trung tâm không qua học tiếng, không được trang bị kỹ năng làm việc trong môi trường lao động xây dựng của Nga.

Vậy nên, trong hồ sơ mà chúng tôi có được, khi xem xét kỹ có những biên bản xử phạt về các lỗi đổ bã chè không đúng nơi quy định, hoặc phân công dọn rác mà không thực hiện. Lỗi lớn hơn là khi tham gia làm việc tại công trường, dù hoàn thành xong công việc nhưng về trước thời gian cho phép.

Tất cả những sai phạm quy định này, phía APC đều lập biên bản. Trong đó, có cả những lỗi bị phạt tiền. Trong những lỗi bị phạt tiền, có những tháng lao động bị phạt không có tiền lương như tháng 1, tháng 2. Ngoài ra, do lỗi chung mà phía công ty APC gán vào mỗi lao động trong số 36 người đều bị trừ 1.143 USD.

Tổng công ty Thép: Một tuần phải có báo cáo cụ thể

Về phía trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Đào Công Hải cho biết: Cục mới nhận được thông tin và sẽ có công văn yêu cầu bên Trung tâm của Tổng công ty Thép xử lý kịp thời. Trong một tuần kể từ ngày nhận được công văn của Cục, bên Tổng công ty Thép phải có công văn trả lời.

Ông Hải nhấn mạnh: Phương án về nước chỉ nên tính đến là giải pháp cuối cùng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên cử đại diện sang Nga tìm việc làm mới cho lao động để tránh thiệt hại cho cả hai bên. Còn khi lao động chỉ muốn vê nước thì trách nhiệm của doanh nghiệp phải đưa lao động về. Ông cũng cho biết thêm, hiện tại có trên 1000 lao động phải chuyển việc tại Nga do khủng hoảng kinh tế. “Với các ngành như công nghiệp ôtô, xây dựng, dệt may thì các hợp đồng xuất khẩu lao động tiềm ẩn nguy cơ nhiều hơn”, ông Hải cảnh báo.

Vũ Điệp           

Đọc thêm

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của Báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người thầy vĩ đại của Báo chí cách mạng Việt Nam

Với hàng nghìn bài báo, hàng chục bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều quan điểm cơ bản và những suy nghĩ sâu sắc về hoạt ...
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Ngày 20/6, Tuần lễ Văn hóa Việt Nam năm 2025 đã chính thức khai mạc tại thành phố Pyeongteck, cách thủ đô Seoul 70 km về phía Tây Nam.
Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản tuyên bố hủy đối thoại cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay một lý do nào khác?
Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Được xem là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, Thanh Hoá rất giàu giá trị lịch sử và tính biểu tượng.
Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc, báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành “vũ khí sắc bén” trên mặt trận tư tưởng ...
Củng cố thế đứng chân ở Trung Á

Củng cố thế đứng chân ở Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á là cơ hội để Bắc Kinh đặt chân sâu hơn vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trên lục địa Á-Âu.
Xung đột Israel-Iran đẩy Trung Đông đến bờ vực, đặt thế giới trước nhiều nguy cơ

Xung đột Israel-Iran đẩy Trung Đông đến bờ vực, đặt thế giới trước nhiều nguy cơ

Trung Đông một lần nữa nóng bỏng với các cuộc tấn công trả đũa giữa Israel và Iran, sự chia rẽ sâu sắc của thế giới, khu vực khiến cho 'phanh hãm' xung đột bị ...
Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Tổng thống Pháp thăm Greenland: Lời nhắn gửi tới Washington

Hòn đảo Greenland đang trở thành nơi để Pháp và châu Âu gửi thông điệp tới người đồng minh bên kia Đại Tây Dương nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine: Giải pháp... còn xa

Một lệnh ngừng bắn toàn diện và tiếp đó là giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Ukraine vẫn còn rất xa vời.
Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Cái giá đằng sau hy vọng đàm phán Nga-Ukraine: Khi hòa bình đến từ chiến trận

Sau hứa hẹn trao đổi bản ghi nhớ về thỏa thuận giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine, chiến sự lại bùng phát. Các bên toan tính gì?
Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Đối thoại Shangri-La: Nền tảng đối thoại an ninh và hợp tác

Dù là sự kiện thường niên nhưng Đối thoại Shangri-La 2025 tại Singapore không dừng ở diễn đàn cho những cuộc thảo luận không hồi kết.
Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Xung đột Israel-Iran: Mỹ đã có thể ngăn chặn từ năm 2003 nếu không bỏ lỡ cơ hội lớn

Mỹ đã có cơ hội đạt được một 'thỏa thuận lớn' với Iran như Tổng thống Donald Trump mong muốn từ năm 2003.
Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Học giả Ấn Độ: Việt Nam điều chỉnh chính sách sinh con trước sức ép nhân khẩu học

Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa nhanh, Quốc hội Việt Nam bỏ quy định giới hạn số con trong mỗi gia đình - bước chuyển quan trọng trong chính sách dân số.
Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Xung đột Iran-Israel: Những lựa chọn đau đầu của ông Trump

Khi xung đột Israel-Iran leo thang, ông Trump không thể đứng ngoài nếu không muốn tình hình đi quá xa và ngày càng khó giải quyết.
Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Ấn Độ và Canada trước cơ hội ‘phá băng’ tại Hội nghị thượng đỉnh G7

Chuyến thăm Canada của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G7 là cơ hội hiếm hoi nối lại tiếp xúc cấp cao sau giai đoạn căng thẳng.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
Phiên bản di động