Lập ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc chỉ gây bất lợi cho chính mình

Thu Hiền
TGVN.  Theo chuyên gia nghiên cứu quốc tế Drew Thompson, Singapore, việc lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sẽ làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh Chuyên gia Đài Loan: Biển Đông 'dậy sóng' thành một tâm điểm của các động thái quân sự
lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh Học giả Nhật Bản: ASEAN cần đoàn kết trong vấn đề Biển Đông
lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh
Đá Subi bị Trung Quốc bồi đắp, quân sự hóa trái phép. (Nguồn: AP)

Kế hoạch từ lâu và bài bản

South China Morning Post ngày 31/5 dẫn một nguồn tin quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho việc lập ADIZ ở Biển Đông từ năm 2010, cùng thời điểm họ xem xét việc đưa ra các biện pháp tương tự ở Biển Hoa Đông – động thái bị đông đảo dư luận quốc tế chỉ trích.

Theo nguồn tin giấu tên của quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ADIZ được đề xuất bao trùm cả quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía bắc Biển Đông, và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và cơ quan chức năng Trung Quốc chỉ đang chờ thời điểm thích hợp để công bố.

Trong khi Bắc Kinh có thể kín đáo về vấn đề này, cơ quan phòng vệ của Đài Loan hôm 4/5 nói rằng họ đã biết kế hoạch của Đại lục.

ADIZ là vùng bầu trời do một quốc gia tự ấn định ra và đòi hỏi mọi máy bay dân sự bay vào vùng này phải nhận dạng; xác minh, xác định vị trí, và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. Vùng nhận dạng phòng không không đồng nghĩa với không phận nhưng được coi như khu vực song hành với an ninh quốc phòng.

Các nhà quan sát quân sự cho rằng, thông báo về ADIZ thứ 2 của Trung Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục nổi trong quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Lu Li-Shih, cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan nhận định rằng việc xây dựng và phát triển các đảo nhân tạo, đặc biệt là các đường băng và hệ thống radar được xây dựng trên Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn đã diễn ra trong những năm qua là một phần trong kế hoạch thiết lập ADIZ của Bắc Kinh.

“Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - PLA đã triển khai các máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 tại Đá Chữ Thập”, ông Lu nói khi đề cập những bức ảnh do Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á và Quốc tế ImageSat của Israel thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), có trụ sở tại Washington, chụp được.

Ông Lu khẳng định việc các cơ sở có gắn máy lạnh đang được xây dựng trên Đá Chữ Thập cho thấy các máy bay chiến đấu cần được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao, độ ẩm và độ mặn tại khu vực này sẽ sớm được triển khai tại đó. Một khi các máy bay chiến đấu của PLA đến đó, chúng sẽ tham gia cùng với máy bay cảnh báo sớm và máy bay chống ngầm trong việc thực hiện các hoạt động tuần tra ADIZ.

lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh
Đường băng Trung Quốc xây trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: Reuters)

Bắc Kinh có thể đưa ra thông báo sớm

Trong khi đó, ông Li Jie, một chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh và là cựu đại tá PLA, cho rằng các nước thông thường chờ đợi để công bố thiết lập một ADIZ cho đến khi họ có các khả năng chiến đấu, thiết bị phát hiện cần thiết và các cơ sở hạ tầng khác để quản lý nó.

Nhưng nếu có thời cơ, Bắc Kinh có thể đưa ra thông báo sớm hơn. Ông Li Jie nói: “Bắc Kinh đã tuyên bố ADIZ trên Biển Hoa Đông mặc dù PLA vẫn chưa có khả năng phát hiện, theo dõi và trục xuất máy bay nước ngoài xâm nhập”.

Theo một nguồn tin quân sự khác của Trung Quốc, Bắc Kinh hiểu rằng Biển Đông là khu vực rộng lớn hơn Biển Hoa Đông và do đó sẽ cần nhiều nguồn lực để tuần tra. Ông Le Jie nói: “Bắc Kinh ngần ngại tuyên bố ADIZ ở Biển Đông do một số cân nhắc về kỹ thuật, chính trị và ngoại giao. Nhưng vấn đề thực tế nhất là PLA trước đây không có khả năng điều máy bay chiến đấu để xua đuổi máy bay chiến đấu nước ngoài xâm nhập Biển Đông, vốn có diện tích lớn gấp nhiều lần so với Biển Hoa Đông và chi phí thực hiện ADIZ sẽ là rất lớn”.

Vào năm 2010, chính quyền Trung Quốc đã nói với một phái đoàn Nhật Bản đến thăm Bắc Kinh rằng họ đang xem xét thiết lập ADIZ trên Biển Hoa Đông.

Theo một báo cáo của CSIS năm 2017, Bắc Kinh cho biết vấn đề này cần được thảo luận vì kế hoạch của họ chồng chéo với vùng phòng không của Nhật Bản. Tin tức trên đã khiến Tokyo phẫn nộ và phản ứng bằng cách thiết lập một ADIZ của riêng mình, bao trùm quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Ông Li nói: “Trung Quốc tuyên bố ADIZ đầu tiên của mình sớm hơn so với kế hoạch bởi vì nước này cần phải khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư”. Nhưng động thái này đã vấp phải phản ứng dữ dội của Nhật Bản và Mỹ.

Tin liên quan
lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh Truyền thông Đức: Trung Quốc đẩy mạnh các mục tiêu quân sự trên Biển Đông khi cả thế giới tập trung chống dịch Covid-19

Trong khi quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã được cải thiện trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington vẫn tăng lên đều đặn, với việc hai bên đụng độ trên nhiều mặt trận, từ thương mại và công nghệ cho đến các vấn đề về quân sự và tư tưởng.

Quan hệ Mỹ-Trung đã phải chịu áp lực cao do hậu quả của đại dịch Covid-19, khi hai bên tranh cãi về cách giải quyết khủng hoảng y tế và nguồn gốc của loại virus gây chết người này.

Trung Quốc đã tìm cách xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á trong những năm gần đây, nhưng theo ông Drew Thompson, một nghiên cứu viên cao cấp của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, mối quan hệ này có nguy cơ rạn nứt nghiêm trọng nếu Trung Quốc thông báo một ADIZ trên Biển Đông. Trung Quốc sẽ chỉ gây bất lợi cho chính mình nếu công bố ADIZ ở Biển Đông.

Ông Thompson nói: “Một tuyên bố như vậy sẽ gây tổn hại nghiêm trọng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, mà cho đến nay hầu hết các nước đã chứng kiến sự khiêu khích của Trung Quốc, bao gồm cải tạo đất và quân sự hóa các thực thể".

lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh Việt Nam lên tiếng về máy bay do thám Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa

TGVN. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 14/5 lên tiếng trước việc các máy bay KJ-500 và KQ-200 của Trung Quốc xuất hiện ở ...

lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh Biển Đông dậy sóng không phải chỉ vì Covid-19

TGVN. Giáo sư khoa học chính trị, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), ông M.Taylor Fravel nhận ...

lap adiz o bien dong trung quoc chi gay bat loi cho chinh minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa'

TGVN. Việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc che giấu các thông tin liên quan đến việc bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động