Lễ đăng quang của Vua Charles III: Sự kết hợp giữa âm hưởng nghi thức thời trung cổ và những nét hiện đại

Tại Lễ đăng quang, Vua Charles III được bôi dầu thánh, nhận bảo vật truyền thống bao gồm quả cầu và vương trượng, được đội Vương miện Thánh Edwards. Sau đó vợ của Vua, bà Camilla, được phong ngôi vị Hoàng hậu chính thức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(05.04) Dự kiến, hàng triệu người sẽ có mặt tại London để theo dõi Lễ đăng quang của Vua Charles III. (Nguồn: Shutterstock)
Dự kiến, hàng triệu người sẽ có mặt tại London để theo dõi Lễ đăng quang của Vua Charles III. (Nguồn: Shutterstock)

Hôm nay, ngày 6/5, Hoàng gia Anh chuyển sang một trang mới với lễ đăng quang của Nhà vua Charles III. Sự kiện này đánh dấu sau 70 năm, Vương quốc Anh mới được tiếp tục chứng kiến một lễ đăng quang của hoàng tộc.

Những nghi lễ đặc biệt

Theo thông báo của Điện Buckingham, lễ đăng quang của Vua Charles do đức Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby, người đứng đầu Giáo hội Anh, thực hiện.

Mặc dù không có yêu cầu pháp lý nào đối với lễ đăng quang và các chế độ quân chủ châu Âu khác đã loại bỏ nghi lễ truyền thống này, song theo các nhà phân tích sử học, lễ đăng quang tại Anh vẫn mang đậm tính tôn giáo cũng như là một sự kiện xác nhận chính thức vai trò của Nhà vua Charles với tư cách là người đứng đầu Giáo hội Anh và thể hiện quyền lực của ngôi vương.

Diễn ra trong bối cảnh lạm phát đang bao phủ nước Anh, sự kiện đăng quang của Nhà vua Charles III được tổ chức đơn giản tại Tu viện Westminster. Các thành viên trong gia đình cùng hàng trăm nguyên thủ quốc gia, đại diện các nước tham dự sự kiện này. Trong số khách mời có Thái tử Nhật Bản Fumihito, Vua Tây Ban Nha Felipe VI, Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden...

Theo thông báo của Điện Buckingham, buổi lễ đăng quang của Nhà vua Charles III vừa mang âm hưởng nghi thức thời trung cổ nhưng vẫn phảng phất nét hiện đại, tạo ra những nét mới so với truyền thống kéo dài hơn 1.000 năm và có những khác biệt so với lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II 70 năm trước.

Tại buổi lễ ở Tu viện Westminster, Tổng giám mục Canterbury kêu gọi toàn dân Anh tuyên thệ trung thành và bày tỏ sự kính trọng đối với Vua Charles III. Sau đó, Vua Charles III tuyên thệ cam kết trị vì Vương quốc Anh và 14 nước khác trong Khối Thịnh vượng chung "phù hợp theo luật pháp và phong tục", đồng thời duy trì Tôn giáo và Nhà thờ Anh.

Cũng trong buổi lễ, Nhà vua Charles III được bôi dầu thánh, nhận bảo vật truyền thống bao gồm quả cầu và vương trượng, được đội Vương miện Thánh Edwards. Sau đó vợ của Nhà vua, bà Camilla, được phong ngôi vị Hoàng hậu chính thức.

Tin liên quan
Cuộc đời của Vua Charles III: Từ Hoàng tử bé đến ngai vàng Cuộc đời của Vua Charles III: Từ Hoàng tử bé đến ngai vàng

Điểm đặc biệt trong lễ đăng quang của Vua Charles là thời lượng được rút ngắn lại so với buổi lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II kéo dài 3 tiếng trước đây. Số lượng khách mời cũng chỉ giới hạn trong 2.800 khách, so với con số 8.000 người dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II.

Để bảo vệ cho buổi lễ đăng quang của Vua Charles, hơn 11.000 cảnh sát cùng nhiều trang thiết bị nghiệp vụ đã được điều động.

Đám rước sau buổi lễ (vào lúc 10h20 ngày 6/5 giờ London, tức 16h20 giờ Việt Nam) cũng diễn ra ngắn hơn hẳn so với quãng đường dài 8 km mà Nữ hoàng Elizabeth và chồng, Hoàng thân Philip, đã đi vòng quanh London vào năm 1953.

Vợ chồng Nhà vua Charles III và Camilla dự định ngồi trên xe ngựa kéo hiện đại, đi dọc tuyến đường dài 2 km từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster. Sau khi đăng quang, họ tiếp tục ngồi trên cỗ xe ngựa 260 năm tuổi để trở về cung điện.

Sau khi trở lại cung điện, Vua và Hoàng hậu xuất hiện trên ban công để chào đón hàng triệu người đã chờ đợi bên ngoài để ăn mừng sự kiện này.

Trong 3 ngày tiếp theo, lễ đăng quang sẽ được chào mừng bằng các lễ rước truyền thống theo nghi lễ Hoàng gia Anh, một buổi trình diễn ánh sáng, tiệc đường phố và một buổi hòa nhạc tại Lâu đài Windsor (ngày 7/5).

Buổi hòa nhạc tại Lâu đài Windsor bao gồm phần trình diễn của một số nghệ sĩ hàng đầu thế giới và một dàn hợp xướng đăng quang đặc biệt. Trong ngày 8/5, người dân Vương quốc Anh được tận hưởng một ngày nghỉ lễ...

Lễ đăng quang của Vua Charles III: Sự kết hợp giữa âm hưởng nghi thức thời trung cổ và những nét hiện đại
Lễ đăng quang của Vua Charles III: Sự kết hợp giữa âm hưởng nghi thức thời trung cổ và những nét hiện đại. (Nguồn: NYT)

Tiếp tục là "tấm gương truyền cảm hứng"

Vua Charles III kế vị ngai vàng sau khi mẹ của ông là Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ngày 8/9/2022 trong niềm thương tiếc vô hạn của người dân Anh. Ngày 10/9/2022, Vua Charles III đã chính thức được tấn phong ngôi vị trong buổi lễ diễn ra ở Cung điện St James, thủ đô London của Anh.

Trong phát biểu tại buổi lễ tấn phong ngôi vua, Vua Charles III đã dành những lời tri ân tới Nữ hoàng Elizabeth II và khẳng định tuân thủ nguyên tắc chính phủ lập hiến.

Vua Charles III đã nhấn mạnh rằng ông "nhận thức sâu sắc sự kế thừa to lớn cùng những bổn phận và trách nhiệm nặng nề" mà ông sẽ đảm trách khi kế vị ngai vàng sau khi thân mẫu của ông là Nữ hoàng Elizabeth II băng hà và ông sẽ cố gắng noi theo "tấm gương truyền cảm hứng" của thân mẫu trong việc duy trì chính phủ hợp hiến, tìm kiếm hòa bình, đem lại thịnh vượng cho mọi người dân ở Vương quốc Anh cũng như Khối thịnh vượng chung và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Cũng tại lễ tấn phong, Vua Charles III đã phong tước hiệu Hoàng tử xứ Wales cho con trai cả của ông là Hoàng tử William, 40 tuổi. Phu nhân của Hoàng tử William trở thành Công nương xứ Wales.

Vua Charles III sinh ngày 14/11/1948 tại Cung điện Buckingham ở London, là con trai cả của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip. Ông cũng là người cháu đầu tiên của Quốc vương George VI và Vương hậu Elizabeth (tức thân phụ và thân mẫu của Nữ hoàng Elizabeth II). Ông trở thành người thừa kế ngai vàng sau khi thân mẫu lên ngôi Nữ hoàng năm 1952.

Tin liên quan
Ngai vàng 700 tuổi và dầu thánh đặc biệt trong lễ đăng quang của Vua Charles III Ngai vàng 700 tuổi và dầu thánh đặc biệt trong lễ đăng quang của Vua Charles III

Theo các nhà quan sát, qua các năm hoạt động của Vua Charles III từ thời ông còn là Thái tử, có thể thấy ông là người có cách tiếp cận gần gũi với công chúng. Vua Charles III lên ngôi đúng vào thời điểm nước Anh đối mặt với tình trạng lạm phát lớn nhất kể từ năm 1970.

Ngoài ra, nền quân chủ Anh đã thay đổi nhiều sau 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II, vì vậy, Vua Charles III sẽ phải cần phải có những cách tiếp cận mới để trở thành một bậc quân vương trong thời kỳ hiện đại, giống như Nữ hoàng Elizabeth II đã thích nghi với bối cảnh những năm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II (1939-1945).

Nhiều nhà quan sát cho rằng, nước Anh dưới thời Vua Charles III sẽ vượt qua được các thách thức hiện tại và Hoàng gia Anh vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Anh. Nhà vua Charles III không chỉ là vua và nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Anh mà còn với 14 vương quốc khác thuộc Khối Thịnh vương chung, như Australia, Canada, Jamaica, New Zealand, hay Papua New Guinea...

Đối với Việt Nam, từ khi còn chưa đăng quang, Vua Charles III đã luôn ủng hộ thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Anh, nhất là trong các lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh, bền vững. Nhân dịp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhậm chức (tháng 3/2023), Nhà vua Charles III đã gửi điện chúc mừng.

Nhân dịp lễ đăng quang của Vua Charles III (ngày 6/5/2023), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự. Việc Chủ tịch nước tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Charles III thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với Hoàng gia Anh và quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Anh.

Diễn ra trong bối cảnh năm 2023 Việt Nam và Anh kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến công tác của Chủ tịch nước góp phần khẳng định vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; tăng cường trao đổi và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Anh tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Nước Anh sẵn sàng cho lễ đăng quang của Vua Charles III

Nước Anh sẵn sàng cho lễ đăng quang của Vua Charles III

Mới đây, Cung điện Buckingham cho biết, hơn 2.200 người sẽ tham dự lễ đăng quang của Vua Charles III, bao gồm 203 đoàn đại ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến London, bắt đầu chương trình tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến London, bắt đầu chương trình tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh

Dự kiến, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ gặp Nhà vua Charles III và Hoàng hậu Camilla, gặp các nhà lãnh đạo Chính phủ, ...

President Vo Van Thuong arrives in London to attend Coronation of King Charles III

President Vo Van Thuong arrives in London to attend Coronation of King Charles III

WVR/VNA - On May 4 afternoon (local time), President Vo Van Thuong and his entourage arrived at Heathrow International Airport in London, beginning their visit ...

Những bức ảnh 'hiếm có, khó tìm' ghi lại lễ đăng quang của các quốc vương Anh

Những bức ảnh 'hiếm có, khó tìm' ghi lại lễ đăng quang của các quốc vương Anh

Tuy chế độ quân chủ Anh tồn tại lâu đời nhưng mới chỉ có 4 vị quốc vương được chụp ảnh ghi lại lễ đăng ...

Cuộc đời của Vua Charles III: Từ Hoàng tử bé đến ngai vàng

Cuộc đời của Vua Charles III: Từ Hoàng tử bé đến ngai vàng

Nước Anh đã sẵn sàng cho lễ đăng quang của Vua Charles III vào ngày 6/5 - sự kiện trọng đại chào đón vị quốc ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa ...
Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Với tầm tài chính từ 3-5 tỷ đồng, khách hàng Việt có thể lựa chọn những mẫu xe SUV hạng sang với thiết kế ấn tượng, trang bị hiện đại ...
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động