TIN LIÊN QUAN | |
Tín hiệu tích cực cho hòa bình tại Syria | |
Mỹ - Nga nối lại đàm phán trực tiếp về vấn đề Syria |
Trong thông điệp gửi tới Đại hội, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh điều tương tự: “Chỉ người dân Syria mới có thể xác định tương lai đất nước” bằng các phương tiện dân chủ, con đường bầu cử và phải có đặc quyền quyết định thể chế chính trị, kinh tế và xã hội mà không bị áp lực hay can thiệp từ bên ngoài, phù hợp với quyền và nghĩa vụ quốc tế của Syria.
Sau hơn 9 giờ đồng hồ trong bầu không khí xây dựng, với sự tham dự của 1.393 đại biểu, hơn 50 quan sát viên, Đại hội đã thông qua ba văn kiện quan trọng, gồm tuyên bố kết thúc đại hội, thư kêu gọi các đại biểu tham dự và danh sách ứng cử viên tham gia Ủy ban Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến soạn thảo Hiến pháp. Nga khẳng định Đại hội Đối thoại dân tộc Syria là bước tiến quan trọng đầu tiên trong việc hòa giải dân tộc ở quốc gia Trung Đông này.
Đại hội Đối thoại dân tộc Syria tại Sochi ngày 30/1. (Nguồn: Action News) |
Tuyên bố nêu rõ nước Cộng hòa Arab Syria phải trở thành một quốc gia dân chủ và không bè phái, dựa trên nguyên tắc đa nguyên chính trị và công dân bình đẳng, không phụ thuộc vào tôn giáo, sắc tộc hay giới tính, tôn trọng hoàn toàn và bảo vệ tính tối thượng của pháp luật, phân chia quyền lực, hệ thống tư pháp độc lập. Tất cả công dân đều bình đẳng, đa dạng văn hóa xã hội Syria, bảo đảm tự do xã hội, bao gồm tự do tín ngưỡng, có các biện pháp về chống tội phạm, tham nhũng và lạm dụng chức vụ.
Kết quả tích cực này là trái ngược với những bi quan về giải pháp chính trị trước thềm Đại hội, khi mà phe đối lập tuyên bố tẩy chay sự kiện và chiến sự tại miền Bắc Syria vẫn diễn ra khốc liệt. Thêm vào đó, các “ông lớn” như Anh, Pháp, Mỹ cũng từ chối tham dự vì chính quyền Syria không đáp ứng được nhiều yêu cầu tiên quyết.
Ngay cả những bên tham dự cũng mang theo nhiều toan tính riêng. Nếu trước kia, mục tiêu chung là đánh bật lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ra khỏi đất nước, thì giờ đây, với hệ tư tưởng riêng và lực lượng ủng hộ khác nhau, các phe đều muốn khẳng định vị thế của mình trong “bàn cờ” chính trị tại Damascus. Mâu thuẫn này là cản trở không nhỏ tới quá trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria. Chín vòng hòa đàm giữa các phe tham chiến ở Syria do Liên hợp quốc bảo trợ đã kết thúc mà hầu như không có tiến triển.
Tuy nhiên, hội nghị tại Sochi lần này đã nhen nhóm lại ngọn lửa hy vọng đó. Sự có mặt của đại biểu từ hầu hết các đảng phái, tôn giáo Syria đã khẳng định khao khát lập lại hòa bình của người dân Syria, tiến tới bầu cử tự do dân chủ, xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Bảy năm bế tắc đã minh chứng rằng chỉ một cuộc đàm phán và đối thoại toàn diện, công bằng mới có thể giải quyết tình trạng bất ổn tại miền đất Trung Đông này.
Đại hội Đối thoại dân tộc Syria tại Sochi đã bước đầu thúc đẩy tiến trình hòa bình Syria. Tuy nhiên, các bên liên quan cần tiếp tục thể hiện thiện chí và nỗ lực đàm phán trong giai đoạn tiếp theo để biến giấc mơ hòa bình của người dân Syria thành hiện thực.
Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc Mỹ ngừng hỗ trợ lực lượng Kurd tại Syria Ngày 27/1, Ankara đã giục Mỹ rút quân khỏi thị trấn Manbij, miền Bắc Syria, đồng thời ngừng hỗ trợ lực lượng người Kurd trong ... |
Thổ Nhĩ Kỳ “dội gáo nước lạnh” lên nền hòa bình Syria Chiến dịch tấn công người Kurd của Ankara có thể khiến nỗ lực tìm kiếm sự ổn định của Damascus trở nên vô nghĩa. |
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về tình hình Triều Tiên và Syria Ngày 24/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson đã điện đàm thảo luận về tình hình tại Bán đảo Triều ... |