Nhỏ Bình thường Lớn

Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ hai được ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Đêm 26/9, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang, sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng Ghi danh Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đầu tháng 6/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp chứng nhận bốn Di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Tuyên Quang vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, nâng tổng số Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh lên 16 di sản.

Tin liên quan
Gieo mầm tiếng Việt ở Romania Gieo mầm tiếng Việt ở Romania

Trong số này, Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ hai được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, dành cho cộng đồng người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Trước đó, trong đợt một, di sản này đã được công nhận ở lĩnh vực lễ hội truyền thống do cộng đồng người Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang thực hành (văn bản số 5079/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/12/2012).

Theo phong tục truyền thống của người Pà Thẻn, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối, kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh, giúp cho những người Pà Thẻn thêm can đảm, mạnh mẽ.

Dân tộc Pà Thẻn (còn có tên gọi là Pà Hưng) là dân tộc có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, đây là dân tộc có số dân ít.

Hình ảnh đặc sắc trong lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Lễ hội Nhảy lửa (Pò dính) là lễ hội có những bản sắc văn hóa hết sức độc đáo, mang ý nghĩa thiêng liêng và huyền bí của người Pà Thẻn.

Lễ hội thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, khi mọi công việc đồng áng đã xong, bắt đầu từ 16/10 âm lịch năm trước đến 15/1 âm lịch năm sau.

Trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn luôn có quan niệm xung quanh họ có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh.

Đối với người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn cho họ, vì vậy khi Lễ hội Nhảy lửa diễn ra thì tất cả mọi người trong làng đều có mặt để hò reo cổ vũ.

Nhảy lửa là nghi lễ để đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, có ý nghĩa tượng trưng cho việc các vị thần xuống trần gian tắm nước và phù hộ cho dân làng thêm sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới

Tại Kỳ họp lần thứ 45, UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần ...

Liên kết phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc

Liên kết phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc

Hội thảo 'Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh vùng Tây Bắc trong liên kết ...

Quảng bá di sản văn hóa Hội An tại Paris, Pháp

Quảng bá di sản văn hóa Hội An tại Paris, Pháp

Chiều 29/8, Ngày hội Văn hóa Hội An tại Paris đã khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp với sự tham ...

Triển lãm tượng gốm thủ công Peru tại Hà Nội

Triển lãm tượng gốm thủ công Peru tại Hà Nội

Từ ngày 16-24/9, công chúng thủ đô Hà Nội sẽ có cơ hội được thưởng thức một trong những biểu tượng đặc trưng nhất của ...

Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà: Mô hình mẫu về quản lý di sản liên tỉnh

Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà: Mô hình mẫu về quản lý di sản liên tỉnh

PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Ủy viên Thường trực ...