Lệnh trừng phạt Nga phản tác dụng, Moscow dùng khí đốt trả đũa, EU loay hoay chống đỡ

Hải An
Giới chuyên gia nhận định, các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa Nga-EU gây ra nhiều thiệt hại cho châu Âu hơn cho Moscow và suy thoái là điều khó tránh khỏi. Ngân khố của cả nước phát triển và đang phát triển đều đang bị rút cạn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga-EU khí đốt
EU đang đối mặt nhiều thách thức khi lạm phát gia tăng và nguy cơ suy thoái khi nguồn cung năng lượng từ Nga sụt giảm. (Nguồn: Wikipedia)

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine đã khiến Moscow phải chịu vô số lệnh trừng phạt từ phương Tây. Để trả đũa, Tổng thống Nga Vladimir Putin cắt nguồn cung cấp khí đốt cho những quốc gia bị liệt vào danh sách "các nước không thân thiện".

Thực tế cho thấy, dường như châu Âu đang chịu nhiều thiệt hại hơn từ động thái trả đũa của Nga. Nếu tình hình không được cải thiện, châu lục này có thể trải qua cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử.

Trả đũa lẫn nhau

Do tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga phải đối mặt với loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). EU đã áp tổng cộng 7 gói trừng phạt nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga và buộc nước này phải kết thúc chiến dịch quân sự.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin vẫn tỏ rõ kiên quyết với chiến dịch và đang thực hiện những bước đi nhằm đáp trả những biện pháp trừng phạt của EU, trong đó, cắt nguồn cung khí đốt là một đòn mạnh tay.

EU tuyên bố rằng quyết định trên có "động cơ chính trị". Nguồn cung cấp khí đốt của Nga chảy vào châu Âu thông qua Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) nhanh chóng giảm xuống chỉ còn 1/5 khối lượng công suất.

Giá năng lượng tăng cao góp phần khiến lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng lên 8,9% vào tháng Bảy từ 8,6% một tháng trước đó. Lần đầu tiên sau 2 thập niên, đồng Euro giảm mạnh, xuống mức gần bằng với USD vào đầu tháng 7.

Charles-Henri Gallois, Chủ tịch chiến dịch Thế hệ Frexit ở Pháp nhận định: “Một số quốc gia châu Âu, chẳng hạn như Đức và Italy, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và khó tìm nguồn cung thay thế”.

Theo ông, các nước châu Âu khác, bao gồm cả Pháp, cũng sẽ bị ảnh hưởng vì Nga là nhà cung cấp dầu quan trọng. Các biện pháp trừng phạt kinh tế đang gây nhiều thiệt hại cho châu Âu hơn là cho Nga và suy thoái là điều hiển nhiên.

Khu vực này đang đối mặt nhiều thách thức khi lạm phát gia tăng và nguy cơ suy thoái khi nguồn cung năng lượng từ Nga sụt giảm. Tuy nhiên, bất chấp lợi thế, Đức - nền kinh tế hàng đầu của châu Âu vẫn chưa có động tĩnh nào đáng kể.

Lạm phát tại Eurozone tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại. Thực trạng này khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) buộc phải thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2011.

Trong khi đó, niềm tin của các doanh nghiệp Đức giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu đại dịch. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng lạm phát cao và nguồn cung cấp năng lượng ở mức tối thiểu từ Nga sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu lao dốc.

Thêm một nước bị cắt nguồn cung khí đốt

Cuối tuần qua, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Latvia, cáo buộc nước này vi phạm các điều kiện mua hàng. Tuy nhiên, tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước này không cung cấp bất kỳ chi tiết nào liên quan đến vi phạm của Riga.

Latvia phụ thuộc vào Nga về khí đốt tự nhiên, nhưng chính phủ nước này tuyên bố, họ không cho rằng động thái mới nhất của Gazprom sẽ có tác động lớn.

Các quốc gia thành viên EU lên án Nga vì các động thái nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (25-31/7): Nga ‘thức thời’ khi lấy lòng châu Phi, Mỹ tìm cách ‘thoát Trung Quốc Ảnh ấn tượng tuần (25-31/7): Nga ‘thức thời’ khi lấy lòng châu Phi, Mỹ tìm cách ‘thoát Trung Quốc' về chất bán dẫn, châu Âu mất ngủ vì cháy rừng

Khí đốt chiếm 27% năng lượng tiêu thụ của Latvia. Trước đó, vào ngày 27/7, Gazprom đã cắt giảm 20% nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

EU từ chối yêu cầu của Nga thanh toán khí đốt bằng đồng Ruble, cho rằng trong hợp đồng không có thỏa thuận nào quy định điều này. Công ty khí đốt Latvijas Gaze của Latvia tuyên bố họ đang mua khí đốt từ Nga nhưng sẽ thanh toán bằng đồng Euro.

Hiện tại, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Bulgaria và Ba Lan vì không thanh toán bằng đồng Ruble. Tập đoàn này cũng cảnh báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho công ty Shell Energy Europe của Đức.

Khí đốt Nigeria sẽ cứu châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng?

Hơn một tuần trước, EU có kế hoạch tăng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nigeria nhằm thay thế dòng nhiên liệu đang giảm dần từ Nga.

Ông Matthew Baldwin, Phó Tổng giám đốc Ban Năng lượng của Ủy ban châu Âu phát biểu trong một cuộc họp báo ở thủ đô Abuja của Nigeria rằng, EU sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ hàng đầu của nước này và các công ty tư nhân, bao gồm các bên liên quan chính trong ngành năng lượng để tìm ra các phương thức hợp tác.

Cơ quan điều hành của EU cũng kêu gọi các quốc gia thành viên cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống 15% với cảnh báo rằng việc đóng cửa hoàn toàn nguồn cung cấp của Nga là "có thể xảy ra".

Trong những năm qua, EU phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Moscow với khoảng 40% khí đốt ở châu lục này đến từ Nga. Tuy nhiên, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, khối này đã phải vật lộn để ứng phó với sự thiếu hụt nguồn cung.

Nga-EU khí đốt
Chiến dịch của Nga ở Ukraine và hậu quả là cuộc chiến địa kinh tế giữa Điện Kremlin và phương Tây đã làm gián đoạn thị trường khí đốt toàn cầu ở quy mô chưa từng có trong lịch sử gần đây. (Nguồn: Glov Live Media)

Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi giờ đây EU phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng trong mùa Đông này khi Nga đang tìm cách “vũ khí hóa” khí đốt.

“Vì vậy, chúng tôi lập ra lực lượng đặc trách về năng lượng với mục tiêu chính là tiếp cận các đối tác đáng tin cậy như Nigeria để thay thế khí đốt Nga bằng khí đốt từ các đối tác đáng tin cậy", ông Baldwin nói.

Phó Tổng giám đốc Ban Năng lượng của Ủy ban châu Âu nói thêm: “Để rõ ràng hơn, chúng tôi cần quản lý nguồn cung và đó là lý do tại sao chúng tôi muốn mở rộng thị phần LNG nhập khẩu từ Nigeria, hiện chiếm 14%”.

Là khách hàng lớn nhất của Nigieria, EU hiện nhập khẩu 60% tổng lượng LNG của quốc gia châu Phi. Các quốc gia châu Âu kỳ vọng nâng tỷ lệ này hơn nữa.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sự hợp tác giữa hai bên sẽ hoạt động dựa trên những phương thức nào để khiến Nigeria bị hấp dẫn trước lợi ích nhận được từ thương vụ này?

Ông Baldwin tỏ ra lạc quan rằng quan hệ đối tác với Nigeria về cung cấp khí đốt sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8, đồng thời nói thêm rằng việc này sẽ tạo ra mối quan hệ đối tác lâu dài với Nigeria.

Trong một bài phát biểu, bà Samuela Isopi, Trưởng phái đoàn EU tại Nigeria và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cho biết, khối đang nỗ lực đóng góp vào lĩnh vực năng lượng thông qua các hợp tác khác nhau với chính phủ Nigeria.

Theo bà, “hiện tại, đóng góp của EU là 400 triệu Euro”.

Bà nói thêm rằng EU, với tư cách là một đối tác thương mại lớn nhất của Nigeria, chiếm hơn 20% thương mại của Nigeria với thế giới.

Theo số liệu hiện tại, năm 2021, kim ngạch thương mại EU-Nigeria đạt 28,7 tỷ Euro (tăng hơn 25% so với năm 2020) với cán cân thương mại 6,4 tỷ Euro nghiêng về Nigeria.

Theo nhà phân tích năng lượng Maximilian Hess, chiến dịch của Nga ở Ukraine và hậu quả là cuộc chiến địa kinh tế giữa Điện Kremlin và phương Tây đã làm gián đoạn thị trường khí đốt toàn cầu ở quy mô chưa từng có trong lịch sử gần đây.

Ông nói: “Việc Điện Kremlin sử dụng quyền lực của mình đối với các thị trường năng lượng làm đòn bẩy - và những nỗ lực của châu Âu nhằm loại bỏ khí đốt của Nga - đang kích hoạt tăng giá và định tuyến lại các dòng chảy năng lượng trên khắp thế giới.

Ngân khố của các nước phát triển và đang phát triển đang bị rút cạn”.

Theo chuyên gia Hess: “Việc giảm nhu cầu do xung đột có nghĩa là một cuộc suy thoái, vốn đã có khả năng xảy ra, lại càng trở nên hiện hữu hơn.

Sau những đợt cắt giảm nguồn cung mới nhất của Gazprom, các nhà phân tích dự đoán EU sẽ không thể đạt được mục tiêu dự trữ khí đốt lên 80% vào mùa Đông tới”.

Châu lục này hiện đã sẵn sàng thực hiện các bước để cắt giảm nhu cầu khí đốt bằng bất cứ giá nào, trong khi Điện Kremlin sẽ làm mọi thứ có thể để gây ra khó khăn tối đa cho châu Âu trong ngắn hạn.

Giờ đây, châu Âu cần giải quyết vấn đề nguồn cung năng lượng để thúc đẩy nền kinh tế, đó là lý do tại sao họ cần khí đốt từ Nigeria và các đối tác khác.

Nhưng liệu giải pháp thay thế mang tên Nigeria có giúp ích cho châu lục này trong thời điểm khó khăn hiện nay? Câu trả lời vẫn đang ở phía trước.

Ảnh ấn tượng tuần (25-31/7): Nga ‘thức thời’ khi lấy lòng châu Phi, Mỹ tìm cách ‘thoát Trung Quốc' về chất bán dẫn, châu Âu mất ngủ vì cháy rừng

Ảnh ấn tượng tuần (25-31/7): Nga ‘thức thời’ khi lấy lòng châu Phi, Mỹ tìm cách ‘thoát Trung Quốc' về chất bán dẫn, châu Âu mất ngủ vì cháy rừng

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ họp với doanh nghiệp bàn cách tự chủ về chất bán dẫn, Ngoại trưởng Nga thăm 4 nước châu ...

Trung Quốc 'đau đầu' với mục tiêu GDP, sẽ học cách sống chung với lạm phát?

Trung Quốc 'đau đầu' với mục tiêu GDP, sẽ học cách sống chung với lạm phát?

Hai quý đầu năm 2022, Trung Quốc ghi nhận kết quả tăng trưởng kinh tế không khả quan nhưng nền kinh tế số 2 thế ...

(theo european-views.com, leadership.ng)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để phát triển bền vững.
Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt...
Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3, giá dầu Brent và WTI cùng bật tăng. Trong nước, chiều nay giá xăng được dự báo sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng.
Giá heo hơi hôm nay 28/3: Dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; Dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2030

Giá heo hơi hôm nay 28/3: Dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; Dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2030

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động