TIN LIÊN QUAN | |
Liên hợp quốc chi 50 triệu USD cứu trợ nhân đạo cho Yemen | |
LHQ đánh giá cao vai trò hỗ trợ nhân đạo của Ai Cập |
Trong một thông cáo báo chí, ông Lowcock cho biết trong năm 2017, có 139 nhân viên cứu trợ nhân đạo đã thiệt mạng, 102 người bị thương và 72 người bị bắt cóc khi đang làm nhiệm vụ.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp số nhân viên cứu trợ nhân đạo bị thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ vượt ngưỡng 100 người và là năm có số tổn thất cao nhất kể từ năm 2013 có 156 nhân viên cứu trợ thiệt mạng. Có tổng cộng 43.000 người thương vong bởi các loại vũ khí sát thương trong năm 2017, cứ 4 người trong số này có 3 người là dân thường, tăng 38% so với năm 2016.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Mark Lowcock. (Nguồn: Nile International) |
Phó TTK LHQ nhấn mạnh điều vô lý là những kẻ gây thương vong dân thường và nhân viên cứu trợ không bị trừng phạt. Ông nêu rõ cần phải chấm dứt tình trạng này. Theo đó, chính phủ các nước và các nhóm vũ trang phi chính phủ có trách nhiệm pháp lý rõ ràng trong việc bảo vệ dân thường, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, bảo vệ nhân viên cứu trợ và đảm bảo sự an toàn cũng như hoạt động vận chuyển hàng cứu trợ không gặp trở ngại trong các cuộc xung đột vũ trang.
Trước đó, ngày 15/8, Cơ quan Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cũng đã gửi văn bản thỉnh cầu lên các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó kêu gọi các quốc gia đảm bảo cho người dân tại các vùng xung đột được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và viện trợ nhân đạo, giúp các nhân viên y tế và cứu trợ nhân đạo làm nhiệm vụ một cách an toàn, đồng thời kêu gọi các bên tham gia xung đột tránh sử dụng vũ khí chất nổ tại khu vực đông dân cư. Hội đồng bảo an LHQ cũng không chấp nhận coi các vụ tấn công nhằm vào trẻ em như là một hình thức thông thường mới của xung đột vũ trang.
Bản thỉnh cầu trên có chữ ký và ảnh chân dung 3 chiều tự chụp của người dân các nước trên thế giới, sẽ được trình chiếu trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp thường niên của Đại hội đồng LHQ vào tháng 9 tới tại New York, Mỹ. Ông Lowcock biết hoạt động này là nhằm nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới về trách nhiệm pháp lý đối với việc bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột.
Năm 2008, Đại hội đồng LHQ đã lấy ngày 19/8 hàng năm làm ngày Nhân đạo Thế giới nhằm tưởng niệm vụ đánh bom nhằm vào phái bộ hỗ trợ của LHQ tại khách sạn Canal ở thủ đô Baghdad của Iraq làm 22 người thiệt mạng, trong đó có đặc phái viên cấp cao của OCHA Sergio Vieira de Mello.
LHQ hối thúc các bên tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Yemen Ngày 27/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã hối thúc các bên đối địch tại Yemen cho phép hàng cứu trợ ... |
Châu Phi: 20 triệu người đang đứng trước nguy cơ chết đói Ngày 9/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo hơn 20 triệu người tại Yemen, Somalia, Nam Sudan và Nigeria đang có nguy ... |
Hoạt động nhân đạo đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả Sáng 19/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam, một tổ ... |