TIN LIÊN QUAN | |
Liên hợp quốc kêu gọi các bên liên quan ở Iraq kiềm chế tối đa | |
Việt Nam giới thiệu các ưu tiên trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ |
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng (phải) trong trang phục của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. (Facebook Chiến sỹ Mũ nồi xanh). |
Để khẳng định vai trò to lớn của Liên hợp quốc (LHQ) cũng như sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB), Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng đã viện dẫn lời một chuyên gia LHQ: “LHQ không giúp con người lên thiên đường nhưng chính LHQ cũng giúp con người ta khỏi xuống địa ngục”.
Xây dựng và kiến tạo hòa bình
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng cho biết, hoạt động GGHB LHQ là cơ chế hợp tác đa phương và an ninh có tính chất và quy mô lớn nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu, do LHQ dẫn đắt.
Cơ chế này không chỉ giúp xây dựng, kiến tạo hòa bình tại các quốc gia bản địa có sự hiện diện của Phái bộ GGHB, mà còn là nền tảng rất thiết thực, có tính chính danh và sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế, là môi trường để các quốc gia thành viên tham gia tăng cường hợp tác, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm… Hiệu quả to lớn và ý nghĩa của hoạt động này luôn được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là việc đưa hòa bình, ổn định trở lại cho các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột.
Sau 5 năm chính thức cử quân tham gia vào hoạt động GGHB LHQ, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng cho biết, với những gì lực lượng GGHB của Việt Nam đã nhìn thấy tại các Phái bộ thực địa, vai trò của Cộng đồng Pháp ngữ trong lĩnh vực GGHB LHQ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Đó không chỉ là việc các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ đóng góp lực lượng trực tiếp đến thực hiện sứ mệnh tại địa bàn, mà còn là sự tham gia dưới góc độ chiến lược, giải quyết các vấn đề hậu xung đột và kiến tạo, củng cố hòa bình, góp phần chủ động định hình, bảo vệ các lợi ích an ninh, chiến lược của từng thành viên và của các khu vực ngay từ sớm tại các địa bàn, các quốc gia là điểm nóng về xung đột.
Theo Thiếu tướng, 3 trong số 4 Phái bộ GGHB lớn nhất hiện nay đang hoạt động tại các nước nói tiếng Pháp gồm Congo, Mali và Cộng hòa Trung Phi. Đồng thời, các Phái bộ GGHB LHQ tại các quốc gia nói tiếng Pháp thường có điều kiện kinh tế xã hội và an ninh chính trị khó khăn hơn rất nhiều so với các Phái bộ khác nói chung.
Do đó, sự chung tay, góp sức của Cộng đồng Pháp ngữ đối với các quốc gia này vô cùng cần thiết và có ý nghĩa thực sự quan trọng. Đóng góp của các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ chiếm hơn 30% cho các hoạt động GGHB LHQ và vẫn có tiềm năng gia tăng trong tương lai nếu các nước cùng nhau hợp tác chặt chẽ để phát huy được hết tiềm lực của mỗi quốc gia trong Cộng đồng cũng như phát huy được thế mạnh mà các cơ chế hợp tác quốc tế mang lại, đặc biệt là với vai trò quan trọng của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng và các chiến sỹ Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam tại Nam Sudan. (Nguồn: Facebook Chiến sỹ Mũ nồi xanh) |
Vì sứ mệnh cao cả
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nhấn mạnh, kể từ năm 2014, việc Việt Nam liên tục gia tăng lực lượng quân sự tham gia và các hoạt động GGHB LHQ ở cả cấp độ cá nhân và đơn vị thể hiện ý chí chính trị nhất quán và chủ trương tích cực đóng góp đối với việc duy trì hòa bình, an ninh tại khu vực và trên thế giới, phù hợp với những cam kết của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại các Hội nghị thượng đỉnh và các diễn đàn quốc tế.
“Là quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ giá trị của hòa bình, và do đó, càng có động lực, quyết tâm mạnh mẽ trong việc tham gia ngày càng sâu rộng vào lĩnh vực này. Quyết tâm của Việt Nam được cụ thể hóa qua những kết quả dù còn khiêm tốn mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua”, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng bày tỏ.
Ở cấp đơn vị, Việt Nam duy trì sự hiện diện của Bệnh viện dã chiến 2 gồm 63 cán bộ, y, bác sỹ kể từ 1/10/2018; đối với triển khai theo hình thức cá nhân, Việt Nam đã triển khai 40 lượt sỹ quan. Cho đến nay, lực lượng GGHB luôn được LHQ và bạn bè quốc tế tin tưởng, đánh giá cao về trách nhiệm, năng lực chuyên môn, khả năng hòa đồng, và trên hết là kết quả thực hiện nhiệm vụ. |
Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, cần khẳng định rằng, những thành quả ban đầu này của Việt Nam không chỉ đến từ quyết tâm chính trị của hệ thống Lãnh đạo, hay từ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, thực thi nhiệm vụ của những người lính Việt Nam tại các Phái bộ GGHB LHQ, mà còn đến từ một phần đặc biệt quan trọng khác, đó là sự cam kết hỗ trợ mạnh mẽ, chủ động, thiết thức và đầy hiệu quả của các cơ quan LHQ, bạn bè và các đối tác quốc tế trong đó có nhiều quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ.
Sự hỗ trợ quý báu này, theo Thiếu tướng, đã đến ngay từ những ngày đầu, với các chương trình chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn về Công binh và Quân y do Pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó, Canada đã hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa học chuyên môn về GGHB, Liên minh châu Âu đã cử chuyên gia giàu kinh nghiệm đến hỗ trợ kỹ thuật cho Cục GGHB Việt Nam, các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ cũng nhiều lần cử chuyên gia huấn luyện tham gia vào các đội huấn luyện cơ động hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho lực lượng GGHB còn non trẻ của Việt Nam. Cục GGHB Việt Nam cũng đã tổ chức 3 lớp tiếng Pháp với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam. Tổ chức quốc tế Pháp ngữ cũng từng bước xây dựng các chương trình hợp tác với Cục GGHB Việt Nam.
Các Chiến sỹ Mũ nồi xanh Việt Nam thuộc Bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan xem trận chung kết bóng đá nam SEA GAMES: Qua facebook trên màn hình điện thoại. (Nguồn: Facebook Chiến sỹ mũ nồi xanh) |
Trong số 2 Phái bộ mà Việt Nam cử lực lượng tham gia, có Phái bộ tại Cộng hòa Trung Phi là Phái bộ nói tiếng Pháp, điều này đã giúp cho Việt Nam có những đánh giá, nhận định đầy đủ hơn về vai trò và tầm quan trọng của Cộng đồng Pháp ngữ, của tiếng Pháp trong các hoạt động GGHB LHQ.
Theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, tại các Phái bộ GGHB LHQ nói chung và các Phái bộ tiếng Pháp nói riêng, tình hình an ninh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với những mối nguy hiểm phi truyền thống và bất đối xứng, điển hình là Phái bộ MINUSMA tại Mali đã có đến 206 nhân viên GGHB hy sinh sau 6 năm hoạt động.
Đồng thời, tình hình an ninh, kinh tế xã hội tại các Phái bộ GGHB LHQ có liên quan trực tiếp đến người tị nạn, người nhập cư và các quốc gia châu Âu. Vì vậy, việc các quốc gia cùng nhau hợp tác, nâng cao năng lực tham gia hoạt động GGHB LHQ vừa là góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh cho các quốc gia còn bất ổn, đồng thời là một kênh để bảo vệ an ninh châu Âu và các khu vực lân cận từ sớm, từ xa.
Do còn hạn chế về kinh nghiệm và nguồn lực nhưng Việt Nam luôn sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa vào các hoạt động GGHB LHQ để chung tay chia sẻ, thực thi những sáng kiến, hành động cụ thể nhằm kiến tạo, duy trì hòa bình, tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, xung đột.
“Chúng tôi mong muốn rằng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa với các quốc gia có kinh nghiệm đi trước để chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ chung, cao cả và đầy nhân đạo là đem lại hạnh phúc và hòa bình cho người dân ở những nơi còn thực sự khó khăn và có những thiệt thòi so với mặt bằng chung của nhân loại”, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Việt Nam mong muốn và phấn đấu vì hòa bình TGVN. Trả lời họp báo quốc tế về việc Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên ... |
HĐBA kêu gọi các bên đạt tiến triển lập tức trong giai đoạn tiền chuyển tiếp ở Nam Sudan TGVN. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 22/11 đã kêu gọi các bên trong thỏa thuận hòa bình ở Nam Sudan ... |
Việt Nam đề cao vai trò phụ nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ Phát biểu tại buổi Thảo luận mở “Phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc,” ngày 11/4, Thứ trưởng Bộ ... |