TIN LIÊN QUAN | |
Nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Libya hoạt động trở lại | |
Libya bắt giữ hơn 3.000 người tại Sabratha |
Phát biểu với các phóng viên sau khi kết thúc vòng đàm phán thứ hai ở Tunis, Đặc phái viên LHQ về Libya Ghassan Salame nói rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục, song không cho biết thời gian cụ thể. Theo ông Salame, các bên đã "nhất trí được một số điểm... song vẫn còn những phần cần thảo luận với các nhà lãnh đạo chính trị tại Libya".
Đặc phái viên LHQ về Libya Ghassan Salame. (Nguồn: AFP) |
Trong một tuyên bố, LHQ cho hay các đại diện của những phe phái đối địch tại Libya sẽ rời Tunis trở về nước vào ngày 22/10, trong khi ông Salame cũng sẽ tới Tripoli vào tuần tới để thảo luận về biện pháp thúc đẩy các cuộc đàm phán.
LHQ cho biết một trở ngại chính trong các cuộc đàm phán ở Tunis là vị trí, vai trò của người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ủng hộ chính phủ ở miền Đông Libya Tướng Khalifa Haftar, cũng như việc liệu ông này có thể kiểm soát quân đội quốc gia tương lai hay không.
Tháng trước, Đặc phái viên LHQ Salame đã thông báo kế hoạch hành động trong thời hạn một năm cho giai đoạn chuyển tiếp nhằm hướng tới các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống Libya.
Kể từ đó, LHQ đã tổ chức các cuộc đàm phán tại Tunis quy tụ sự tham gia của những đại diện đến từ hai quốc hội ở miền Đông Libya và Tripoli, nhằm bàn về việc sửa đổi thỏa thuận hòa bình Skhirat được ký kết tại Maroc vào tháng 12/2015, do LHQ bảo trợ.
Theo kế hoạch hành động mới của Đặc phái viên LHQ Saleme, Hội đồng Tổng thống của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) sẽ phải giảm số thành viên từ 9 xuống còn 3 người, sau đó đề cử một chính phủ chuyển tiếp mới. Chính phủ chuyển tiếp sẽ điều hành đất nước cho đến khi tổ chức các cuộc bầu cử và các thành viên của chính phủ này phải được thông qua bởi một hội nghị quốc gia quy tụ sự tham gia của tất cả các phe phái chính trị tại Libya.
Libya đã chìm vào bất ổn kể từ sau làn sóng nổi dậy năm 2011 lật đổ cố lãnh đạo Moammar Gadhafi. Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đông-Tây với các cơ quan lập pháp và chính phủ tồn tại song song, có quân đội riêng và hoạt động theo các khuôn khổ chính trị đối lập.
Cuối tháng 7 vừa qua, nhờ những nỗ lực hòa giải của cộng đồng quốc tế, người đứng đầu GNA được LHQ công nhận Fayez Sarraj đại diện cho chính quyền miền Tây đã gặp lãnh đạo quân đội miền Đông Khalifa Haftar tại Paris (Pháp). Tại đây, hai bên đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn đồng thời nhất trí cùng ngồi lại bàn về các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội, cũng như tìm giải pháp bảo vệ quốc gia này khỏi khủng bố và nạn buôn lậu.
Chính phủ lâm thời Libya cấm công dân Mỹ nhập cảnh Ngày 27/9, Chính phủ lâm thời Libya thông báo cấm công dân Mỹ nhập cảnh vào lãnh thổ Libya nhằm đáp trả quyết định của ... |
Đặc phái viên LHQ khởi động các cuộc đàm phán mới về Libya Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Ghassan Salame ngày 26/9 đã khởi động các cuộc đàm phán mới giữa những phe phái ... |
LHQ đưa ra lộ trình mới phá thế bế tắc chính trị tại Libya Trong một nỗ lực quốc tế mới nhằm phá vỡ thế bế tắc chính trị tại Libya và kết thúc tình trạng hỗn loạn sau ... |