Nhỏ Bình thường Lớn

Liên hợp quốc và Thụy Sỹ phối hợp tổ chức Đối thoại hòa bình Geneva kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình

Đối thoại hòa bình Geneva năm 2023 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều cuộc xung đột dẫn đến tình trạng nghèo đói, di cư, bất bình đẳng...
Tổng thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại sự kiện qua video ghi hình trước. (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva_
Tổng thư ký Liên hợp quốc phát biểu tại sự kiện qua video ghi hình trước. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva_

Ngày 21/9, Đối thoại hòa bình Geneva đã được tổ chức tại Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình (21/9/2023) và cũng trùng với dịp vừa kết thúc Hội nghị thượng đỉnh về Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) - tại New York từ ngày 18-19/9.

Đối thoại hòa bình Geneva là sáng kiến chung của Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, cùng với Diễn đàn kiến tạo hòa bình Geneva và tổ chức Kết nối hòa bình (Interpeace), đồng thời với sự hỗ trợ của chính phủ Thụy Sỹ.

Đối thoại này bắt đầu vào năm 2013 tại Thụy Sỹ thông qua các buổi nói chuyện về hòa bình ở Geneva. Kể từ đó, Đối thoại hòa bình Geneva đã trở thành sự kiện hàng đầu toàn cầu cho các cuộc đối thoại hòa bình và là sự kiện thường niên tại Geneva để đánh dấu Ngày Quốc tế hòa bình.

Đối thoại hòa bình Geneva năm 2023 diễn ra trong bối cảnh trên thế giới còn đang diễn ra hàng chục cuộc xung đột dẫn đến tình trạng nghèo đói, di cư, bất bình đẳng, trong khi biến đổi khí hậu đang gia tăng tác động tiêu cực.

Phát biểu khai mạc sự kiện qua video ghi hình trước, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: "Hòa bình ngày nay cần thiết hơn bao giờ hết. Chiến tranh và xung đột đang gây ra sự tàn phá, nghèo đói, đồng thời khiến hàng chục triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ. Khí hậu gây ra hỗn loạn ở khắp mọi nơi. Và thậm chí nền hòa bình ở các quốc gia cũng đang bị hạn chế bởi sự bất bình đẳng và phân cực chính trị."

Đối thoại hòa bình Geneva năm 2023 phản ánh chủ đề chính thức của Liên hợp quốc cho Ngày Quốc tế hòa bình năm nay, “Hành động vì hòa bình: Tham vọng của chúng ta vì các mục tiêu toàn cầu”. Đó là lời kêu gọi hành động thừa nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể của chúng ta trong việc thúc đẩy hòa bình, góp phần hiện thực hóa SDGs.

Tầm nhìn của Đối thoại hòa bình là mở rộng không gian đối thoại về xây dựng hòa bình và giải quyết xung đột, bằng cách chứng minh rằng có các giải pháp giải quyết xung đột và bạo lực; chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng để khuyến khích sự đổi mới và tư duy đột phá để kiến tạo hòa bình; nâng cao nhận thức rằng mỗi người, mọi chủ thể và tổ chức đều có vai trò trong việc kiến tạo hòa bình và giải quyết xung đột; hành động truyền cảm hứng trong cuộc sống hàng ngày và trên quy mô toàn cầu.

Tại Đối thoại hòa bình Geneva năm nay, các đại biểu đã lắng nghe những câu chuyện từ 7 cá nhân và cũng là những người hoạt động vì hòa bình thế giới trên thế giới, bao gồm: Nilofar Ayoubi, nhà bảo vệ phụ nữ và nhân quyền đến từ Afghanistan, nhà báo và CEO của Asiatimes.af; César López, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và nhà lãnh đạo xã hội nổi tiếng người Colombia; Nina Verdiane Niabodé, người dẫn chương trình và nhà sản xuất của Radio Ndeke Luka, Cộng hòa Trung Phi (CAR); Maiwen Ngalueth, chuyên gia nhân đạo và hòa bình Nam Sudan; Sophia Strel-Rever, nhà hoạt động tinh thần và giáo viên đến từ Pháp; Cheick Fayçal Traoré, chuyên gia xây dựng và phát triển hòa bình đến từ Burkina Faso, và Alicia Sanders-Zakre, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động giải trừ vũ khí hạt nhân, đồng thời là Điều phối viên nghiên cứu và chính sách thuộc Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN).

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trình chiếu các video về các nỗ lực vì hòa bình của các cộng đồng và cá nhân trên toàn thế giới.

Các diễn giả chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng và các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết xung đột cũng như truyền cảm hứng cho hành động. Các câu chuyện về hòa bình nhấn mạnh rằng kiến tạo hòa bình không chỉ là nỗ lực của các chuyên gia kỹ thuật mà mỗi cá nhân đều có vai trò kiến tạo hòa bình và giải quyết xung đột, dù ở những khu vực xa xôi, bị ảnh hưởng bởi xung đột hay gần nơi họ sinh sống.

Bằng cách mở rộng cuộc trò chuyện về các giải pháp thực tế cho hòa bình ngoài lĩnh vực chính trị, những ý tưởng và hiểu biết mới có thể xuất hiện và được trình bày, các rào cản có thể bị phá bỏ.

Đối thoại hòa bình Geneva nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại toàn cầu về giải pháp cho một số vấn đề thách thức nhất của thời đại chúng ta. Với việc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cam kết thúc đẩy xã hội hòa bình và hội nhập hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu mới có thể vượt qua được những thách thức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu mới có thể vượt qua được những thách thức

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chỉ có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu, với vai trò ...

ASEAN tái khẳng định cam kết ủng hộ nỗ lực xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

ASEAN tái khẳng định cam kết ủng hộ nỗ lực xây dựng hòa bình và gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

ASEAN mong muốn cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực và cam kết đa phương hơn nữa để giải quyết xung đột thông qua ...

Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon

Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon

Sau nhiều cuộc bỏ phiếu, cuối cùng, sứ mệnh của lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Lebanon đã được gia hạn ...

Ngày quốc tế Hòa bình 21/9: Cố nhạc sĩ Xuân Oanh trong ký ức bạn bè Mỹ

Ngày quốc tế Hòa bình 21/9: Cố nhạc sĩ Xuân Oanh trong ký ức bạn bè Mỹ

Cố nhạc sĩ Xuân Oanh thường được công chúng biết đến với ca khúc nổi tiếng “Mười chín tháng Tám”. Cuộc đời ông là tấm ...

Dấu mốc lịch sử trong quan hệ Haiti-Kenya

Dấu mốc lịch sử trong quan hệ Haiti-Kenya

Thủ tướng Haiti Ariel Henry chia sẻ trên mạng xã hội X rằng, Haiti và Kenya đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)