TIN LIÊN QUAN | |
Có TPP hay không, Việt Nam vẫn tiếp tục hội nhập | |
Trung Quốc muốn lãnh đạo khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương |
Từ khi tiến hành chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố ông phản đối các hiệp định thương mại tự do vì nó khiến người dân Mỹ mất việc làm. Trong một đoạn video được đăng tải mới đây nhằm thông báo một số công việc ông Trump sẽ thực hiện khi chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng vào ngày 20/1 năm sau, ông Trump đã xác nhận việc Mỹ sẽ không theo đuổi hiệp định thương mại TPP với 11 đối tác khác.
Đối với các thành viên đã ký kết TPP, đây là một diễn biến đáng thất vọng. Điều khoản của TPP quy định Hiệp định này chỉ có hiệu lực nếu 6 trên tổng số 12 thành viên phê chuẩn, và những nước này phải chiếm 85% GDP của toàn khối. Với mức đóng góp GDP chiếm tới 62%, việc Mỹ không phê chuẩn đồng nghĩa với việc bỏ phiếu veto (phủ quyết) cho Hiệp định này.
Khi TPP bị khai tử, Trung Quốc sẽ mạnh tay thúc đẩy RCEP. (Nguồn: CNN) |
TPP không phải là tất cả
Tuy nhiên trên thực tế, đối với các thành viên TPP, các mối liên kết kinh tế ở khu vực không chỉ có Hiệp định TPP.
Thứ nhất, các nước như Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Nhật Bản đều là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) và đang trong quá trình đàm phán. RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Ngoài ra, Chile, Colombia, Peru và Mexico đã hình thành nhóm mới Liên minh Thái Bình Dương có mục tiêu tự do hóa thương mại ở khu vực Mỹ Latin. Canada, Mexico là thành viên trong Hiệp định thương mại tư do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mỹ. Thậm chí ngay cả một hiệp định lâu đời 20 năm như NAFTA cũng đang đứng trước nguy cơ bị chính quyền Tổng thống đắc cử Trump xem xét đàm phán lại.
Cơ hội cho RCEP
Thứ hai, so sánh giữa TPP và RCEP, hiện các điều khoản của TPP đã được công khai, còn các điều khoản của RCEP vẫn chưa rõ ràng. Điểm cơ bản là RCEP sẽ dựa trên các thỏa thuận song phương giữa các thành viên của ASEAN và 6 quốc gia đối tác. Tham vọng tự do hóa thương mại của RCEP được xác định là thấp hơn TPP. Điểm khác biệt chính của RCEP là Hiệp định này bao gồm cả thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, cơ chế giải quyết tranh chấp và hợp tác kỹ thuật. Đặc biệt, thành viên RCEP bao gồm cả Trung Quốc. Khi RCEP được hình thành sẽ tạo ra khu vực thương mại chiếm 45% dân số toàn cầu, GDP đạt 22.000 tỷ USD, chiếm 40% thương mại thế giới và sẽ là khối tự do thương mại lớn nhất không có sự tham gia của Mỹ.
Các quốc gia thành viên của hai hiệp định RCEP và TPP. (Nguồn: Bloomberg) |
Thứ ba, đối với Mỹ, việc khai tử TPP tạo cơ hội cho RCEP có thể sẽ mang lại các tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn để tồn tại và phát triển ở khu vực, nhất là khi không có được các lợi thế về chính sách thương mại như các đối tác của RCEP. Ngoài ra, mặc dù ông Trump muốn các công ty Mỹ sản xuất tại Mỹ, nhưng khi RCEP hình thành, các công ty Mỹ sẽ có xu hướng chuyển bớt hoạt động sản xuất sang khu vực châu Á để hưởng các lợi ích của RCEP.
Thứ tư, cùng với RCEP và Liên minh Thái Bình Dương, TPP vốn được coi là con đường dẫn tới sự hình thành Khu vực thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), một siêu hiệp định ở khu vực. Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy FTAAP và tại Hội nghị cấp cao gần đây, APEC đã nhất trí sẽ tiến hành nghiên cứu chiến lược với Hiệp định này. Do vậy, khi TPP bị khai tử, Trung Quốc sẽ mạnh tay thúc đẩy RCEP, biến RCEP thành khuôn khổ cho tự do thương mại ở khu vực. Việc hình thành RCEP cũng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ông Trump liên tục đe dọa sẽ ngăn chặn xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.
Dễ dàng nhận thấy, ngoài Mỹ, không quốc gia thành viên TPP nào muốn hiệp định này đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, điều gì phải đến sẽ đến, nếu TPP lùi bước thì “người anh em” RCEP gồm 7 nước trong 12 nước thành viên TPP, sẽ thay thế TPP trong công cuộc nhất thể hóa kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Nhà Trắng: Mỹ rút khỏi TPP sẽ đem lại lợi ích cho Trung Quốc Ngày 22/11, Nhà Trắng cảnh báo, nếu Mỹ từ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) như Tổng thống đắc cử Donald ... |
Mỹ-Trung Quốc sẽ tiếp tục căng thẳng dưới thời Tổng thống đắc cử Trump Trả lời phỏng vấn The Nikkei Asian Review ngày 22/11, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế tại Đại học Tsinghua (Bắc Kinh, Trung Quốc), ... |
TPP không có Mỹ sẽ là mất mát to lớn Ngày 21/11, trả lời phóng viên bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Peru, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhấn mạnh như ... |