Nhỏ Bình thường Lớn

Liệu có tồn tại 'hệ vi sinh vật' bí ẩn sống trong não người?

Một số nghiên cứu cho thấy trong não người tồn tại một hệ vi sinh vật riêng. Khám phá mới này mở ra cơ hội cho những lựa chọn trị liệu tiềm năng mới cho các bệnh về não như bệnh Alzheimer.
Liệu có tồn tại 'hệ vi sinh vật' bí ẩn sống trong não người?
Một số nghiên cứu cho rằng có sự tồn tại của hệ vi sinh vật sống trong não người. (Nguồn: Brainline.org)

Ý tưởng cho rằng trong bộ não có hệ vi sinh vật đã từng được nêu ra lần đầu tiên vào năm 2013 nhưng không nhận được nhiều sự chú ý của giới khoa học.

Điều này chủ yếu là do niềm tin lâu đời rằng não là một cơ quan vô trùng, được bảo vệ khỏi phần còn lại của cơ thể và khỏi các tác nhân gây hại đang lưu thông trong máu của chúng ta.

Các hệ vi sinh vật đã được phát hiện sống trên cơ thể người và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Miệng, khoang mũi, da và da đầu đều có hệ vi sinh vật độc đáo riêng. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng trong não cũng có hệ vi sinh vật riêng.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh (Anh) đã so sánh bộ não của những người mắc bệnh Alzheimer với bộ não khỏe mạnh. Họ phát hiện ra rằng trong bộ não của người mắc bệnh Alzheimer có nhiều vi khuẩn và nấm ký sinh hơn người khỏe mạnh.

Điều ngạc nhiên là ngay trong bộ não khỏe mạnh, các nhà khoa học vẫn tìm thấy một số loài nấm, vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Hệ vi sinh vật sống trong não người được phát hiện có số lượng nhỏ, tương đương khoảng 20% số vi sinh vật sống trong đường ruột.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế mà các vi sinh vật có thể xâm nhập vào não. Một giả thuyết cho rằng, các bệnh về miệng như bệnh nướu răng hoặc sâu răng, gây tổn thương mô có thể đã cho phép các vi khuẩn có trong miệng di chuyển lên não thông qua hệ thống thần kinh.

Điều đáng lưu ý là vi khuẩn sống trong miệng có thể tạo ra protein amyloid. Đây là một loại protein được tìm thấy ở những người mắc bệnh Alzheimer. Điều này có nghĩa là vi khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào não và gây bệnh.

Tương tự như ở hệ vi sinh vật đường ruột, sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn sống trong não có thể dẫn đến bệnh tật. Giới khoa học nhận định, khám phá này mở ra cơ hội cho những lựa chọn trị liệu tiềm năng mới cho các bệnh về não như bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu: Hạt vi nhựa phá hủy trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột động vật

Nghiên cứu: Hạt vi nhựa phá hủy trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột động vật

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, một số loại hạt vi nhựa nhất định có thể "hút cạn" các ...

Loài ve oribatid khẳng định danh hiệu sinh vật khỏe nhất thế giới dù kích thước siêu nhỏ

Loài ve oribatid khẳng định danh hiệu sinh vật khỏe nhất thế giới dù kích thước siêu nhỏ

Với kích thước chỉ khoảng 1 mm, ve bọc thép (ve oribatid) được ghi nhận là sinh vật khỏe nhất thế giới.

Vì sao một nhà sinh vật học được phong là Chiến binh Trái đất?

Vì sao một nhà sinh vật học được phong là Chiến binh Trái đất?

Suốt nhiều năm qua, nhà sinh vật học người Peru Constantino Aucca Chutas dành ba giờ mỗi ngày để trồng cây trên vùng núi Andes.

Đoàn thám hiểm xác nhận hơn 50 loài sinh vật mới dọc dãy núi ngầm gần đảo Phục Sinh

Đoàn thám hiểm xác nhận hơn 50 loài sinh vật mới dọc dãy núi ngầm gần đảo Phục Sinh

Hàng chục loài mới được phát hiện dọc theo dãy núi ngầm Salas y Gómez ngoài khơi đảo Rapa Nui, còn được gọi là đảo ...

Khám phá 'lục địa thứ tám' bí ẩn chưa từng được biết đến

Khám phá 'lục địa thứ tám' bí ẩn chưa từng được biết đến

Các nhà khoa học đã phát hiện một lục địa chưa từng được biết đến, bị chìm sâu dưới đáy đại dương.

(theo Live Science)