TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại giao kênh hai Mỹ-Trung tạm ngưng vì “chiến tranh thị thực” | |
Trung Quốc tố cáo Mỹ tạo ra các mối nguy hại về an ninh không gian |
Sau khi căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington xảy ra, sinh viên Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn khi nộp đơn vào các trường đại học Mỹ và khó ở lại tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. (Nguồn: Yale University) |
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo theo hàng loạt các cuộc chiến “thị thực” khác, tác động không nhỏ không chỉ đến giới học giả mà còn tới cả các sinh viên. Điều này khiến cho tỷ lệ học sinh Đại lục chọn theo đuổi “Giấc mơ Mỹ” đã sụt giảm đáng kể ở mức 17,05%, trong khi số liệu của Vương quốc Anh là 20,14%.
“Miền đất hứa” không còn hấp dẫn
Theo Công ty chuyển tiền Easy Transfer – startup FinTech giúp thanh toán học phí cho sinh viên Trung Quốc tại nước ngoài, tâm lý né tránh và lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang trở nên phổ biến trong số các sinh viên Trung Quốc, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2018 vì những cáo buộc ăn cắp sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Không ít sinh viên Trung Quốc lo ngại sẽ không được cấp visa học tập tại Mỹ, khiến cho Xứ sở cờ hoa không còn là điểm đến hấp dẫn.
Công ty Easy Transfer có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, tổng khối lượng giao dịch đã đạt 776 triệu USD trong năm 2018 và ước tính đạt 1 tỷ USD trong năm 2019. Tuy nhiên, lượng tiền chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm xuống còn 50% trong quý I/2019, so với 95% trong năm 2015.
Easy Transfer cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ Trung Quốc ra nước ngoài với thời gian nhanh chóng và phí dịch vụ thấp. (Nguồn: Easy Transfer) |
Giám đốc điều hành của Easy Transfer Tony Gao khẳng định: “Hiện nay, các sinh viên Trung Quốc đang có xu hướng chọn các trường đại học không phải của Mỹ. Các quốc gia chiếm phần lớn khối lượng giao dịch mới tại Easy Transfer, cũng như thu hút sự quan tâm của sinh viên là Vương quốc Anh, Canada và Australia. Càng ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc muốn mở rộng và phát triển tại các thị trường nước ngoài.”
Hiện đặt trụ sở tại Thủ đô Bắc Kinh, Easy Transfer là công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài chính và Công nghệ được thành lập năm 2013 bởi hai sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Mỹ. Xuất phát từ nhu cầu chuyển tiền thuận lợi từ Trung Quốc ra nước ngoài để trả học phí, tiền thuê nhà và các chi phí khác, Nhà sáng lập Easy Transfer Tony Gao cho biết: “Trước kia, việc chuyển tiền từ Đại lục sang các nước khác rất tốn thời gian và tốn kém. Các bậc phụ huynh phải trực tiếp đến ngân hàng để giao dịch, thậm chí phải đi lại nhiều lần mới chuyển được. Tuy nhiên, sau khi Easy Transfer được thành lập, công việc kinh doanh của chúng tôi đã phát triển nhanh chóng khi quy trình thanh toán chỉ mất ba phút và phí dịch vụ giảm còn một nửa.”
Nhiều lựa chọn thay thế
Báo cáo “Khảo sát du học ở nước ngoài của sinh viên Trung Quốc năm 2019” của Công ty tư vấn giáo dục Trung Quốc EIC Education cho thấy, 20,14% số người được hỏi chọn Vương quốc Anh là lựa chọn học tập đầu tiên, trong khi số sinh viên chọn học tại Mỹ là 17,05%.
Bên cạnh đó, các điểm đến du học phổ biến khác trong số các quốc gia nói tiếng Anh bao gồm Canada và Australia, cũng như Đức và Pháp ở châu Âu và Hong Kong, Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á.
Học tập tại Mỹ được các sinh viên Trung Quốc đánh giá là cách tốt nhất để có được những công việc tốt cả ở trong hoặc ngoài nước. Theo thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế có trụ sở tại New York, công dân Trung Quốc hiện nay chiếm 30% trong số 1,1 triệu sinh viên quốc tế đang học tập tại Mỹ.
Nhóm sinh viên Trung Quốc học tập tại Vương quốc Anh đang đi dạo ở Aberystwyth, Wales. (Nguồn: Alamy) |
Tuy nhiên, tình hình hiện nay không giống như trước kia. Zhang Yuguang chuẩn bị cho con gái 16 tuổi học ngành Khoa học máy tính ở nước ngoài tâm sự: “Sau khi căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington xảy ra, sinh viên Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn khi nộp đơn vào các trường đại học Mỹ và khó ở lại tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Một yếu tố khác là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu hơn trong hai tuần qua còn khiến cho học phí ở Mỹ tăng cao.”
Kể từ tháng 6/2018, các sinh viên Trung Quốc theo học ngành chế tạo robot, hàng không, kỹ thuật và sản xuất công nghệ cao – những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược “Made in China 2025” của Bắc Kinh, đã phải đối mặt với sự kiểm soát visa chặt chẽ hơn. Những câu chuyện xoay quanh việc không được cấp thị thực đã được lan truyền rộng rãi trong các sinh viên Trung Quốc tại Mỹ. Không ít người không dám trở về Trung Quốc để thăm gia đình vì sợ không được cấp visa để quay lại Mỹ.
Tính đến nay, ít nhất 100 sinh viên Trung Quốc, bao gồm 1 trong số 10 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của tạp chí khoa học Nature của Vương quốc Anh, đã không được cấp thị thực kịp thời đến Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã khôi phục chính sách của người tiền nhiệm Barack Obama cho phép công dân Trung Quốc bảo đảm thị thực sinh viên 5 năm. Giới chức của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận tại phiên điều trần của Thượng viện vào tháng 6/2018 rằng, các sinh viên Trung Quốc theo học các lĩnh vực công nghệ cao được coi là nhạy cảm cũng có thể phải đối mặt với việc sàng lọc bổ sung từ các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ.
Du học sinh Trung Quốc “vỡ mộng” khi trở về nước Trong hơn 40 năm kể từ khi bắt đầu mở cửa, Trung Quốc có tổng cộng 3,13 triệu sinh viên, tương đương 83,73% sinh viên ... |
Mỹ: Giảng viên từ chức sau bê bối phân biệt đối xử với sinh viên Một Trưởng khoa của Đại học Y Duke phải từ chức vì bị tố phân biệt đối xử với sinh viên quốc tế khi yêu ... |
Căng thẳng Mỹ - Trung “ám ảnh” sinh viên Trung Quốc Không chỉ nhiều ngành sản xuất và các công ty tư nhân lâm vào tình trạng“điêu đứng”, nhiều cử nhân tốt nghiệp từ các trường ... |