TIN LIÊN QUAN | |
Từ quản lý người mẫu đến đấu tranh chống buôn người |
Nội dung cuộc họp kéo dài 2 ngày này tập trung vào hợp tác trong các vấn đề pháp lý, trao đổi quan điểm và thông tin để đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra các hành động tội phạm.
Cảnh sát trưởng Myanmar, Thiếu tướng Zaw Win cho biết Chương trình Australia - châu Á về chống nạn buôn người và các tổ chức khác đang cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật cho các nỗ lực chung này.
Thiếu tướng Zaw Win, Cảnh sát trưởng Myanmar. (Nguồn: Alamy.com) |
Theo thống kê của Liên hợp quốc năm 2015, số người di cư trong khu vực đã đạt mức kỷ lục 65,3 triệu người. Đây là những đối tượng dễ trở thành mục tiêu của tội phạm buôn người và bóc lột sức lao động.
Ông Zaw Win hối thúc 4 quốc gia nói trên điều tra các tổ chức liên quan đến bóc lột người lao động, đồng thời cung cấp giáo dục cơ bản cho người lao động, thiết lập các tổ chức nhân đạo - nơi người di cư có thể hòa nhập dễ dàng, qua đó bảo vệ quyền lợi của nhân công ngành ngư nghiệp.
Trong khi đó, Đại sứ Australia tại Myanmar Nicholas Coppel cho biết Australia đang hỗ trợ huấn luyện cảnh sát, điều tra xuyên biên giới và hồi hương các nạn nhân, cùng nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực này.
Về phần mình, Cảnh sát trưởng Thái Lan Khemmarin Hasiri đã kêu gọi hợp tác chia sẻ thông tin trong công tác chống buôn người.
Được biết, phần lớn nhân công ngành đánh bắt cá được xem là bị bóc lột sức lao động đến từ Myanmar, với chủ thuyền đánh cá chủ yếu là người Thái Lan. Những người này thường đánh bắt cá trong lãnh thổ Indonesia.
Việt Nam khẳng định coi trọng giáo dục về quyền con người Trong thời gian là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tham gia một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm, với ... |
Hơn 110 nước lạm dụng lao động như “nô lệ hiện đại” "Nô lệ hiện đại" là khái niệm đề cập tới tình trạng buôn người, lao động cưỡng bức, nô lệ vì nợ nần, mại dâm, ... |
“Vòi bạch tuộc” đã vươn đến toàn cầu Buôn bán ma túy, vũ khí, hàng giả và kể cả buôn người đã và đang mang lại nguồn lợi nhuận phi pháp khổng lồ ... |